Chế độ MGPP là chế độ GPP chuyển đổi nhằm mục đích giải quyết việc tăng công suất của nhà máy khi phải tiếp nhận thêm lƣợng khí đồng hành từ mỏ Rạng Đông. Việc tăng lƣu lƣợng khí vào nhà máy thì áp suất khí vào bờ không thể đạt 109 bar, phƣơng án lắp đặt thêm trạm nén khí đầu vào tại nhà máy xử lý khí Dinh Cố để tăng áp suất đầu vào theo đúng thiết kế ban đầu để đảm bảo khả năng thu hồi lỏng và đủ áp suất cung cấp cho nhà máy nhiệt điện.
- Khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ với lƣu lƣợng 5,7 – 6,1 triệu m3 khí/ ngày đƣợc đƣa vào hệ thống slug catcher ở điều kiện áp suất 65 bar-80 bar, nhiệt độ 20 0C đến 30 0C, dòng khí ra từ SC đƣợc đƣa vào trạm nén khí đầu vào K1011 A/B/C/D để nép áp suất từ 65 bar-80 bar lên 109 bar sau đó qua hệ thống làm mát bằng không khí E-1011 để làm nguội dòng khí ra khỏi máy nén đến nhiệt độ 40-450C. Dòng khí này kết hợp với dòng hồi lƣu từ đỉnh tháp C-01 qua thiết bị hấp thụ V-06 A/B để tách triệt để nƣớc, tránh quá trình tạo thành hydrat trong quá trình làm lạnh sâu. Dòng khí ra khỏi thiết bị V-06 A/B đƣợc chia thành 2 dòng.
- 37% dòng khí qua thiết bị trao đổi nhiệt E-14 để hạ nhiệt độ xuống -350C với tác nhân lạnh là dòng khí khô thu đƣợc từ đỉnh tháp C-05 có nhiệt độ khoảng -40 0C, sau đó làm lạnh bằng cách đi qua van giảm áp. Áp suất giảm từ 108 bar xuống bằng áp suất làm việc của tháp C-05 và nhiệt độ giảm xuống khoảng -680C sau đó đƣa vào đĩa trên cùng của tháp C-05.
- 63% dòng khí từ dòng thứ 2 đƣa vào thiết bị giảm áp Turbo-Expander từ áp suất 109 bar xuống áp suất làm việc của đáy tháp C-05 và nhiệt độ giảm xuống -130C. Sau đó sẽ đƣợc đƣa vào đĩa dƣới cùng của tháp C-05, tháp C-05 hoạt động ở áp suất khoảng 33 bar nhiệt độ đỉnh tháp và đáy tháp tƣơng ứng là -45 0C và -15 0C. Tại đây khí chủ yếu là metan và etan đƣợc tách ra từ đỉnh tháp C-05. Thành phần lỏng gồm propan là cấu tử chính và một số cấu tử nặng hơn đƣợc tách ra ở đáy tháp. - Dòng lỏng của Slug Catcher đƣa đến bình tách V-03 để tách hydrocacbon lỏng khí, bình tách V-03 làm việc ở áp suất 60 bar, dòng khí ra từ V-03 đƣa qua van giảm áp về áp suất làm việc của tháp C-01, dòng lỏng ra từ V-03 đƣa qua thiết bị trao đổi nhiệt với dòng sản phẩm đáy tháp C-02 và giảm áp đến áp suất làm việc của tháp C-01.
Học viên: Dƣơng Khắc Hồng Trang 26 Lớp: Cao học KTL-HD 2014B
- Dòng khí ra từ đỉnh tháp C-05 có nhiệt độ -450C đƣợc sử dụng làm tác nhân lạnh cho thiết bị trao đổi nhiệt E-14 sau đó đƣợc nén đến áp suất 45 bar bởi thiết bị CC- 01, khí ra đƣa qua ống 16 inch làm khí thƣơng phẩm cung cấp cho nhà máy đạm, nhiệt điện và các nhà máy thuộc các khu công nghiệp dọc theo quốc lộ 51 thuộc tỉnh Bà rịa-Vũng tàu và Đồng Nai.
- Dòng lỏng thu đƣợc từ đáy tháp C-05 đƣa qua đỉnh tháp C-01 đóng vai trò nhƣ quá trình hồi lƣu. Trong tháp C-01 nhiệt độ đáy tháp là 940C có dùng thiết bị hồi lƣu Reboiler E-01 A/B, áp suất hoạt động của tháp là 28 bar, các hydrocacbon nhẹ chủ yếu là metan và etan đƣợc thu trên đỉnh tháp và đƣa về tháp hấp phụ V06 A/B. - Dòng lỏng từ đáy tháp C-01 đƣợc đƣa qua van giảm áp sau đó qua tháp chƣng cất C-02, áp suất làm việc của tháp là 11 bar, nhiệt độ đáy tháp duy trì ở 152 0C nhờ thiết bị Reboiler, nhiệt độ đỉnh tháp 400C. Hỗn hợp Bupro đƣợc tách ra ở đỉnh tháp và Condensate tách ra ở đáy tháp.