Hình 1.4 Mô hình thị trường bán lẻ cạnh tranh
Mô hình bán lẻ cạnh tranh là bước phát triển cao nhất, cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh điện. Trong mô hình này, có sự cạnh tranh trong cả ba khâu: phát điện, mua bán buôn và hoạt động bán lẻ được tách khỏi hoạt động phân phối điện. Tất cả khách hàng có quyền tự do lựa chọn nhà cung cấp.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 1.3 Tổng quan về phát triển thị trường điện ở Việt Nam
Ngày 21/12/2014 vừa qua, ngành Điện lực Việt Nam kỷ niệm tròn 60 năm ngày truyền thống của ngành. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của ngành Điện lực Việt Nam những năm gần đây có một số mốc đáng chú ý sau:
Ngày 1/1/1995, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức ra mắt, EVN điều hành toàn bộ công việc của ngành điện, bao gồm: Phát điện, truyền tải, phân phối, đầu tư xây dựng trên cơ sở các Tổng sơ đồ phát triển điện đã được phê duyệt. Sự ra đời của EVN đánh dấu bước ngoặt trong quá trình đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Ngày 3/12/2014, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Điện lực và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2005. Sự ra đời của Luật Điện Lực đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động điện lực, nâng cao tính minh bạch, công bằng cho các bên tham gia hoạt động điện lực, góp phần nâng cao năng lực cung ứng điện năng cho nền kinh tế đất nước. Ngày 19/10/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Cục Điều tiết Điện lực (ERAV) thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Cục Điều tiết Điện lực có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện chức năng điều tiết hoạt động điện lực và thị trường điện lực, nhằm góp phần cung cấp điện an toàn, ổn định, chất lượng, sử dụng điện tiết kiệm, có hiệu quả và bảo đảm tính công bằng, minh bạch, đúng quy định của pháp luật. Ngày 26/01/2006, Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu từng bước phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, thu hút vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Ngày 17/12/2006, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chính thức ra mắt, đánh dấu một bước ngoặt đưa ngành Điện trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, kinh doanh đa ngành nghề, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại, chuyên môn hóa cao và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Ngày 31/12/2007, Hội đồng Quản trị Tập đoàn Điện Lực Việt Nam đã ban hành quyết định thành lập Công ty Mua bán điện (EPTC), với nhiệm vụ chính: Lập kế hoạch, đàm phán, thực hiện các hợp đồng mua bán điện;
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
thỏa thuận, ký kết thiết kế kỹ thuật, quản lý hệ thống đo đếm điện năng phục vụ mua bán điện; tham gia vận hành thị trường điện nội bộ và cạnh tranh.
Ngành điện Việt Nam chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ. Bộ Công Thương hỗ trợ Chính phủ trong việc lên kế hoạch phát triển ngành, quản lý thị trường, các vấn đề đầu tư xây dựng các nhà máy điện. Tổng cục Năng lượng (DGE) và Cục Điều tiết Điện lưc (ERAV) giúp Bộ lập kế hoạch và quản lý chính sách, giám sát hoạt động của thị trường điện, quy hoạch điện, giá bán và cấp các giấy phép. EVN là Tập đoàn nhà nước và báo cáo trực tiếp với Chính phủ. EVN giữ vai trò là nhà cung cấp chính trong sản xuất điện, là đơn vị độc quyền mua buôn, truyền tải và phân phối điện.
1.3.1 Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam
Nhu cầu sử dụng điện năng ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Trong năm 2000, công suất lắp đặt khoẳng 6.450 MW và tổng sản lượng khoảng 26,5 tỷ kWh/năm. Đến năm 2014 tổng công suất lắp đặt khoảng 34.000 MW (gấp hơn 5 lần so với năm 2000), sản lượg đạt 160 tỷ kWh/năm (tăng gấp 6 lần). Ngành Điện Việt Nam phát triển theo Quy hoạch phát triển điện quốc gia (Tổng sơ đồ VII), nhu cầu điện của Việt Nam tiếp tục tăng từ 14-16%/năm trong thời kỳ 2011- 2015 và sau đó giảm dần xuống 11.15%/năm trong thời kỳ 2016-2020 và 7.4-8.4%/năm cho giai đoạn 2021-2030.
Theo Luật Điện lực năm 2004 và được cụ thể hóa trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì thị trường điện Việt Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp độ:
- Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2015) - Thị trường bán buôn cạnh tranh (giai đoạn 2015-2022) - Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022)
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình. Các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN ) trên thị trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Cục Điều tiết Điện lực quy định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao dịch trên thị trường giao ngay.
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Hình thành các đơn vị mua bán buôn mới để tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện. Khách hàng lớn và các công ty phân phối được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường hoặc từ các đơn vị bán buôn. Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh mua điện từ các đơn vị phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối và khách hàng lớn. Chưa có cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụng nhỏ chưa có quyền lựa chọn đơn vị cung cấp điện.
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bán điện cho mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trực tiếp từ thị trường. Các đơn vị bán lẻ điện cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phát điện hoặc từ thị trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện.
Hình 1.5 Các giai đoạn phát triển thị trường điện ở Việt Nam
1.3.2 Thị trường phát điện cạnh tranh tại Việt Nam
Thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) là thị trường điều độ tập trung chào giá ngày tới theo chi phí. Tất cả các nhà máy, ngoại trừ các nhà máy có công suất đặt
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
dưới 30MW đều phải tham gia thị trường. Vào trước ngày giao dịch, các bản chào điện năng của tất cả các nhà máy tham gia cho từng 24 chu kỳ giao dịch hàng giờ của ngày giao dịch sẽ phải nộp cho đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện (SMO). Thông qua trình tự vận hành ngày tới, SMO sẽ chuẩn bị lịch huy động ngày tới dự kiến bằng phương pháp tối ưu chi phí có ràng buộc và giá thị trường điện năng tham khảo bằng cách tối ưu chi phí không có ràng buộc. Vào ngày giao dịch, lịch huy động giờ tới sẽ được lập cũng bằng cách sử dụng phương pháp tối ưu chi phí có ràng buộc làm cơ sở phục vụ điều độ thời gian thực.
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, các đơn vị phát điện sẽ được quyền chủ động chào bán điện trên thị trường, việc điều độ các nhà máy điện sẽ hoàn toàn căn cứ trên bản chào giá của nhà máy theo nguyên tắc huy động các mức công suất của các nhà máy có giá chào từ thấp đến cao cho đến khi đáp ứng đủ điện của cả hệ thống. Thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện sẽ được thực hiện theo hai cơ chế: Khoảng 95% sản lượng điện năng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện giữa các nhà máy điện với Công ty Mua bán điện, khoảng 5% sản lượng còn lại sẽ thanh toán theo giá thị trường từng giờ. Tỷ lệ sản lượng điện năng thanh toán theo hợp đồng sẽ được xem xét, điều chỉnh hằng năm trên cơ sở đánh giá hiệu quả vận hành của thị trường và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường phát điện.
Khi vận hành theo thị trường phát điện cạnh tranh, cơ chế giá điện được tách thành 4 khâu: Giá phát điện, giá truyền tải điện, giá phân phối điện, chi phí điều hành – quản lý và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện. Cục Điều tiết điện lực (ERAV) xây dựng giá điện, thực hiện điều tiết và giám sát hoạt động của thị trường phát điện cạnh tranh, điều chỉnh các cơ chế để đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và công bằng. Hàng năm, giá bán điện bình quân được xây dựng trên cơ sở đảm bảo thu hồi chi phí cho sản xuất, kinh doanh điện tương ứng với 4 khâu trên.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội CHƯƠNG 2
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG PHÁT ĐIỆN CẠNH TRANH
2.1. Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của EVN trước đây
Mô hình sản xuất và kinh doanh của EVN trước đây là mô hình tích hợp ngành dọc cả 3 khâu: phát điện, truyền tải điện, phân phối và bán lẻ điện. Cả 3 khâu này chủ yếu do EVN quản lý, chỉ có một phần nhỏ thuộc kinh doanh điện nông thôn, kinh doanh điện trong một số khu công nghiệp và một số nhà máy điện BOT, IPP là do các doanh nghiệp ngoài EVN quản lý. Về sở hữu, toàn bộ tài sản của EVN thuộc sở hữu của Nhà nước.
Hình 2.1. Cấu trúc tích hợp dọc của ngành điện Việt Nam
Tổ chức của EVN gồm các khối chức năng và đơn vị chính sau đây:
• Phát điện: EVN quản lý ba Tổng công ty Phát điện (Genco1, Genco2, Genco3), quản lý các Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu ( Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La…) chiếm 64% tổng công suất đặt. Còn lại, 36% công suất của các đơn vị phát điện ngoài EVN.
• Truyền tải điện: Hệ thống truyền tải điện bao gồm các đường dây 500 kV, 220 kV và một phần các đường dây 110 kV được quản lý và vận hành bởi Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT), trực thuộc EVN. NPT bao gồm các công ty truyền tải điện khu vực (PT 1,2,3,4). Các công ty truyền tải này quản lý và vận hành lưới điện ở các khu vực từ Bắc vào Nam trên toàn quốc.
Phát điện (EVN)
Truyền tải các nguồn điện ngoài EVN
Phân phối và bán lẻ điện
Các nguồn điện ngoài EVN
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
• Phân phối điện: EVN quản lý toàn bộ khâu phân phối điện qua 5 tổng công ty Điện lực: miền Bắc, miền Trung, Miền Nam, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
• Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia được bổ sung thêm chức năng điều hành thị trường, là đơn vị hạch toán phụ thuộc.
• Công ty Mua bán điện (EPTC - Electric Power Trade Company): Bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 2008 dưới hình thức công ty hạch toán phụ thuộc, đại diện cho EVN đàm phán mua điện từ các nhà máy điện lớn để bán lại cho các Tổng Công ty Điện lực.
• Khối các đơn vị tư vấn, trường học: gồm 4 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3, 4 có nhiệm vụ chính là tư vấn xây dựng các công trình nguồn và lưới điện. Trường Đại học Điện lực và 2 trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung và Miền Nam giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện.
2.2 Mô hình Thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam (VCGM)
Thị trường VCGM được thiết kế theo mô hình Thị trường điều độ tập trung chào giá theo chi phí (Mandatory Cost-Based Pool)
- Điều độ tập trung: Tất cả các nhà máy điện trên hệ thống bắt buộc phải tham gia thị trường điện và được điều độ vận hành tập trung
- Chào giá theo chi phí: các đơn vị phát điện chào giá theo chi phí biến đổi và đươc lập lịch huy động căn cứ theo giá chào
Đơn vị mua buôn duy nhất mua toàn bộ sản lượng điện năng của các đơn vị phát điện
Điện năng mua bán được thanh toán theo giá hợp đồng và giá thị trường giao ngay của từng chu kỳ giao dịch
Tỷ lệ giữa sản lượng điện năng thanh toán theo giá hợp đồng và giá thị trường giao ngay: khoảng 95% cho năm đầu vận hành VCGM, giảm dần cho các năm tiếp theo nhưng không thấp hơn 60%)
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Hình 2.2 Mô hình thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam
Điện năng: điện năng đươc sản xuất ra từ các nhà máy điện thuộc các Genco, các nhà máy thủy điện đa mục tiêu (PĐMT) và các nhà máy khác (IPP), qua hệ thống truyền tải điện và lưới điện phân phối cung cấp điện cho các hộ tiêu thụ.
Tiền điện: Các đơn vị phát điện bán điện cho đơn vị mua buôn duy nhất thông qua hợp đồng PPA và bán điện trên thị trường giao ngay. Công ty mua buôn duy nhất nhận tiền từ khách hàng thông qua hệ thống phân phối bán lẻ. Đồng thời, Công ty này sẽ phải trả phí truyền tải cho đơn vị truyền tải, trả phí điều độ và phí vận hành thị trường cho đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia.
Điều hành: Cơ quan điều tiết điện lưc (ERAV) sẽ đóng vai trò kiểm tra và giám sát tất cả các đơn vị tham gia thị trường. Đơn vị điều độ (SO/MO) điều hành vận hành hệ thống và thị trường điện.
2.3 Các thành phần tham gia thị trường điện.
Đơn vị mua buôn điện duy nhất (SB) và tất cả các đơn vị phát điện sở hữu các nhà máy điện có công suất từ 30MW trở lên trong và ngoài EVN nối trực tiếp vào
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
máy điện đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN trước ngày hình thành thị trường điện. Cơ quan vận hành hệ thống và thị trường điện (SMO) là nhà cung cấp dịch vụ vận hành thị trường điện, có trách nhiệm lập lịch huy động và điều độ hệ thống điện và các dịch vụ phụ trợ. Các đơn vị phát điện sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình giao dịch bằng cách chào bán điện năng trên thị trường giao ngay. Trong khi đó, các nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng- Kinh doanh- Chuyển giao (nhà máy điện BOT) thông qua hợp đồng giữa nhà đầu tư và cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủy điện chiến lược đa mục tiêu (SMHP) không tham gia trực tiếp vào CGM. SB nộp các bản chào của các nhà máy BOT và SMO công bố sản lượng từng giờ của SMHP.
2.3.1 Đơn vị mua buôn duy nhất
Đơn vị mua buôn duy nhất hiện tại là công ty mua bán điện (EPTC), được sự ủy thác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện theo hợp đồng có thời hạn và qua thị trường giao ngay, ký kết các hợp đồng PPA, các hợp đồng dịch vụ và bán lại cho các công ty điện lực, dự báo phụ tải, thanh toán và giám sát các hoạt động của thị trường. Cụ thể:
• Đàm phán ký kết hợp đồng mua bán điện
- EPTC ký kết hợp đồng mua bán điện dạng sai khác (CfD) với đơn vị phát điện trực tiếp tham gia TTĐ và đơn vị gián tiếp tham gia TTĐ
- Ký kết hợp đồng mua bán điện với Nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu (hiện nay chưa thực hiện)
- Ký xác nhận sản lượng hợp đồng giờ, tháng với đơn vị phát điện trực tiếp tham gia TTĐ
• Phối hợp với A0 trong vận hành TTĐ
EPTC cung cấp các số liệu tính toán phục vụ lập kế hoạch vận hành năm tới, phân loại tổ máy, xác định giới hạn giá chào các tổ máy nhiệt điện, lựa chọn nhà máy