Chiến lược chào giá cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ở việt nam (Trang 91 - 97)

Trong phần này tác giả sẽ trình bày chiến lược chào giá trong một số tình huống cụ thể cho tổ máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng.

• Chiến lược chào giá cho các giờ thấp điểm giá thấp

Giá của thị trường điện biến động theo từng giờ phụ thuộc vào nhu cầu phụ tải và hành vi chào giá của các nhà máy tham gia thị trường điện. Vào các giờ thấp điểm nhu cầu phụ tải giảm thấp do đó giá thị trường điện cũng thường ở mức thấp. Nếu nhà máy điện vẫn giữ nguyên các block giá theo chi phí tính toán thì nguy cơ tổ máy sẽ bị ngừng và bị tách ra khỏi thị trường điện là rất cao. Tổ máy nhiệt điện có đặc điểm là chi phí cho mỗi lần khởi động lớn, thời gian khởi động kéo dài trong nhiều giờ. Do đó các tổ máy nhiệt điện cần có chiến lược chào giá để bám lưới phát điện trong khoảng thời gian dài, tránh bị ngừng lò vào các giờ thấp điểm giá thấp. Vì vậy nhà máy cần thay đổi block chào giá đầu tiên xuống mức giá sàn (1đ đối với nhà máy nhiệt điện) để bám lưới và chờ cơ hội kiếm lợi từ thị trường ở các thời điểm khác.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

CfD bd P

Hình 4.21 Chiến lược chào giá tránh ngừng tổ máy vào giờ thấp điểm

• Chiến lược phát điện giờ cao điểm, thiếu nguồn hoặc nghẽn mạch

Trong các giờ cao điểm khi có thiếu nguồn hoặc nghẽn mạch thì giá thị trường điện có thể tăng lên cao. Nhà máy cần thay đổi chiến lược chào giá để tận dụng được cơ hội kiếm lợi từ thị trường điện. Đối với mỗi tổ máy nhiệt điện khi tham gia thị trường điện đơn vị vận hành thị trường điện sẽ tính toán để đưa ra mức giá trần của mỗi tổ máy. Các nhà máy nhiệt điện chỉ được chào giá trong phạm vi giá sàn và giá trần được công bố. Giá trần của các tổ máy nhiệt điện được xác định như sau:

Trong đó:

Ptr: Giá trần bản chào của tổ máy nhiệt điện (đ/kWh)

KDC: Hệ số điều chỉnh giá trần theo kết quả phân loại tổ máy nhiệt điện. - Đối với tổ máy chạy nền KDC = 2%

- Đối với tổ máy chạy lưng KDC = 5% - Đối với tổ máy chạy đỉnh KDC = 20%

: Giá biến đổi theo hợp đồng mua bán điện dạng sai khác của nhà máy nhiệt điện (đ/kWh).

Áp dụng tính toán giá trần bản chào cho nhà máy nhiệt điện Uông Bí có kết quả sau: CfD bd DC tr K P P =(1+ )

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Bản 4.15 Bảng tính giá trần của tổ máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng

Phân loại tổ máy KDC Giá biến đổi (đ/kWh) Giá trần (đ/kWh)

Chạy nền 2% 859.5 876.7

Trong giờ cao điểm, thiếu nguồn hoặc nghẽn mạch hệ thống sẽ buộc phải huy động các nhà máy với công suất cao. Do đó, chiến lược chào giá lúc này là chào ở tất cả các block ở mức giá trần để kiếm lợi từ thị trường.

Hình 4.22 Chiến lược chào giá của tổ máy trong giờ cao điểm

• Chiến lược chào giá xét tới giá biên miền

Trong công thức tính doanh thu (4.7), giá Pm chính là giá biên không ràng buộc của hệ thống (giá SMP). Trong thực tế chào giá các nhà máy cần phải quan tâm tới giá biên không ràng buộc (giá biên miền) của hệ thống. Hệ thống điện Việt Nam được chia thành 03 nút tương ứng với 03 miền, tức là có giá biên miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Đơn vị vận hành hệ thống điện và trị trường điện (SO/MO) sử dụng phần mềm lập lịch huy động trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí mua điện toàn hệ thống và các ràng buộc trong vận hành nhà máy điện và thị trường điện để lập lịch huy động. Mặc dù trên nguyên tắc chung là chào giá theo đúng chi phí biên của tổ

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

đường dây 500 kV. Tuy nhiên trong nhiều thời điểm nguồn điện thừa từ miền Bắc không truyền tải hết được vào miền Nam do giới hạn truyền tải của các đường dây dẫn đến miền Nam thiếu điện trong khi miền Bắc thừa nguồn. Do đó giá biên của miền Bắc thấp trong khi giá biên của toàn hệ thống (SMP) tăng cao. Trong trường hợp này nhà máy nhiệt điện Uông Bí nếu vẫn giữ bản chào theo các block giá tính theo chi phí biến đổi thì sẽ mất cơ hội được phát điện với giá cao. Chiến lược chào giá cho những thời điểm này là hạ các block giá xuống thấp hơn mức chi phí để tăng cơ hội phát điện. Tuy vậy, việc sử dụng chiến lược chào giá này cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro khi dự báo giá thị trường không chính xác sẽ dẫn tới tổ máy phải phát công suất cao trong giá thị trường không đủ bù đắp được chi phí biến đổi.

Hình 4.23 Chiến lược chào giá của tổ máy xét tới giá biên miền

• Chiến lực chào giá ngừng phát để hưởng doanh thu từ hợp đồng

Khi tổ máy ngừng phát điện doanh thu sẽ được tính theo (4.10), nếu Pm< Pc

thì doanh thu sẽ dương và doanh thu càng lớn khi giá thị trường càng thấp. Như vậy trong một số giai đoạn mùa mưa giá thị trường giảm thấp tổ máy sẽ chào giá để ngừng phát để hưởng doanh thu từ hợp đồng. Chiến lược chào giá trường hợp này là đẩy các block giá lên mức giá trần để đưa tổ máy ra khỏi thị trường điện.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

Chiến lược chào giá quyết định tới toàn bộ doanh thu của nhà máy trong năm. Khi tham gia thị trường điện, công tác dự báo giá là vô cùng quan trọng tuy nhiên việc dự báo giá là công việc rất khó, mức độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan và phụ thuộc vào chính người lập chiến lược chào giá. Người chào giá cần nắm vững các nguyên tắc chào giá cơ bản để vận dụng chào giá linh hoạt cho các tình huống xảy ra trong khi tham gia thị trường điện. Có như vậy mới có thể tối đa hóa doanh thu và giảm thiểu rủi ro về giá trong quá trình chào giá.

Hiện tại sản lượng thanh toán theo hợp đồng thực tế từ 80-90% sản lượng phát điện trong năm có nghĩa là chỉ 10-20% lượng điện năng các nhà máy phát ra được thanh toán theo giá thị trường điện. Tỷ lệ điện năng thanh toán theo giá thị trường điện thấp đồng nghĩa với tính cạnh tranh của thị trường điện chưa cao. Do đó để tăng tính cạnh tranh trên thị trường điện các cơ quan chức năng cần tính toán giảm dần tỷ lệ điện năng thanh toán theo hợp đồng, tăng tỷ lệ điện năng thanh toán theo giá thị trường điện. Tuy nhiên trong thiết kế thị trường phát điện cạnh tranh các nhà máy nhiệt điện chào giá theo chi phí biến đổi, nếu tăng tỷ lệ điện năng thanh toán theo thị trường điện thì các nhà máy nhiệt điện sẽ có nguy cơ không thu hồi đủ chi phí cố định trong năm. Việc các nhà máy nhiệt điện không thu hồi đủ chi phí cố định trong năm sẽ là tín hiệu xấu cho các nhà đầu tư các nguồn nhiệt điện dẫn tới nguy cơ thiếu nguồn điện trong tương lai. Vì vậy cần nghiên cứu sớm đưa quy định chào giá theo chi phí toàn phần áp dụng cho các nhà máy nhiệt điện, cùng với việc tăng tỷ lệ thanh toán điện năng theo giá thị trường điện để tăng tính cạnh tranh cho các nhà máy khi tham gia thị trường điện nói chung, thị trường phát điện cạnh tranh nói riêng và thị trường bán buôn điện cạnh tranh trong tương lại gần.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Áp dụng lý thuyết trò chơi trong chào giá các nhà máy điện trên thị trường cạnh tranh, GS Trần Đình Long, PGS Đàm Xuân Hiệp, PGS Đặng Quốc Thống, Nguyễn Minh Thắng, Tạp chí Khoa học & Công nghệ các trường Đại học Kỹ thuật, Số 63- 2008.

2. Đề án: “Thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam” do Cục Điều Tiết Điện Lực- Bộ Công Thương lập, đang trong giai đoạn dự thảo lấy ý kiến góp ý các đơn vị liên quan trước khi trình Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt, 2015. 3. Đề tài: ” Nghiên cứu phân tích tương quan giá các dạng năng lượng Việt Nam”, Ths Tiết Minh Tuyết, Viện Năng Lượng năm 2013.

4. Đề tài:” Nghiên cứu tính toán xác định khung giá điện của các loại hình công nghệ phát điện truyền thống ở Việt Nam trong giai đoạn đầu thị trường phát điện cạnh tranh”, Ths Tiết Minh Tuyết, Viện Năng Lượng, 2008.

5. Giáo trình “Kinh tế vi mô”, TS Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản thống kê, 2005.

6. Thông tư số 41/2010/TT- BCT ngày 14/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự thủ tục, xây dựng và ban hành khung giá phát điện và phê duyệt hợp đồng mua bán biện.

7. Thông tư số 30/2014/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường phát điện cạnh tranh.

8. Tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001- 2010 có xét triển vọng đến năm 2020, Viện năng lượng, 2003.

9. Global Electric Power Reform, Privatization and Liberalization of the Electric Power Industry in Developing Countries, Annual Review of Energy and the Environment, BACON.R.W & BESANT-JONES.J, 2001.

10. Retail competition in electricity markets, DEFEUILLEY.C, 2009. 11. Revisiting electricity reform: The case for a sustainable development Approach, DUBASH.N.K, 2003.

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

13. Electricity Market Restructuring: Reforms of Reforms, HOGAN.W.W, Journal of Regulatory Economics, 2002.

14. Competition, regulation and privatisation of electricity generation in developing countries, ZHANG.Y, PARKER.D & KIRKPATRICK.C, 2005

15. Electricity reform in developing and transition countries, WILLIAMS J.H. & GHANADAN.R, 2006.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ở việt nam (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)