Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của EVN trước đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ở việt nam (Trang 32 - 33)

Mô hình sản xuất và kinh doanh của EVN trước đây là mô hình tích hợp ngành dọc cả 3 khâu: phát điện, truyền tải điện, phân phối và bán lẻ điện. Cả 3 khâu này chủ yếu do EVN quản lý, chỉ có một phần nhỏ thuộc kinh doanh điện nông thôn, kinh doanh điện trong một số khu công nghiệp và một số nhà máy điện BOT, IPP là do các doanh nghiệp ngoài EVN quản lý. Về sở hữu, toàn bộ tài sản của EVN thuộc sở hữu của Nhà nước.

Hình 2.1. Cấu trúc tích hợp dọc của ngành điện Việt Nam

Tổ chức của EVN gồm các khối chức năng và đơn vị chính sau đây:

• Phát điện: EVN quản lý ba Tổng công ty Phát điện (Genco1, Genco2, Genco3), quản lý các Nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu ( Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La…) chiếm 64% tổng công suất đặt. Còn lại, 36% công suất của các đơn vị phát điện ngoài EVN.

• Truyền tải điện: Hệ thống truyền tải điện bao gồm các đường dây 500 kV, 220 kV và một phần các đường dây 110 kV được quản lý và vận hành bởi Tổng công ty truyền tải điện quốc gia (NPT), trực thuộc EVN. NPT bao gồm các công ty truyền tải điện khu vực (PT 1,2,3,4). Các công ty truyền tải này quản lý và vận hành lưới điện ở các khu vực từ Bắc vào Nam trên toàn quốc.

Phát điện (EVN)

Truyền tải các nguồn điện ngoài EVN

Phân phối và bán lẻ điện

Các nguồn điện ngoài EVN

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

• Phân phối điện: EVN quản lý toàn bộ khâu phân phối điện qua 5 tổng công ty Điện lực: miền Bắc, miền Trung, Miền Nam, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

• Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia được bổ sung thêm chức năng điều hành thị trường, là đơn vị hạch toán phụ thuộc.

• Công ty Mua bán điện (EPTC - Electric Power Trade Company): Bắt đầu hoạt động từ tháng 1 năm 2008 dưới hình thức công ty hạch toán phụ thuộc, đại diện cho EVN đàm phán mua điện từ các nhà máy điện lớn để bán lại cho các Tổng Công ty Điện lực.

• Khối các đơn vị tư vấn, trường học: gồm 4 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, 2, 3, 4 có nhiệm vụ chính là tư vấn xây dựng các công trình nguồn và lưới điện. Trường Đại học Điện lực và 2 trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung và Miền Nam giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ở việt nam (Trang 32 - 33)