Tổng công ty phát điện (Genco)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ở việt nam (Trang 36 - 38)

Bộ Công Thương đã quyết định thành lập các Tổng Công ty phát diện hoạt động theo hình thức Công ty mẹ - Công ty con, trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các công ty TNHH MTV, các Công ty phát điện hạch toán phụ thuộc, các Ban quản lý dự án nguồn điện và tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại một số Công ty phát điện thuộc EVN đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Tổng công ty phát điện 1 (EVN Genco 1) được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Uông bí và 14 đơn vị thành viên bao gồm: 9 đơn vị hạch toán phụ thuộc (các công ty thủy điện Đại Ninh, Bản Vẽ, Sông Tranh, Đồng Nai và các Ban quản lý dự án Thủy điện 2, Thủy điện 3, Thủy điện 6, Nhiệt điện 2, Nhiệt điện 3); 1 công ty con do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (Công ty CP Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi); 4 công ty liên kết do công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, Công ty cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam, Công ty cổ phần EVN quốc tế, Công ty cổ phần Thủy điện miền Trung).

Tổng công ty phát điện 2 (EVN Genco 2) được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhiệt điện Cần thơ và 12 đơn vị thành viên gồm: 5 đơn vị hạch toán phụ thuộc (Công ty thủy điện Quảng Trị, An Khê KaNak, các Ban quản lý dự án Thủy điện 7, Sông Bung 2, Sông Bung 4); 2 công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (Công ty TNHH MTV Nhiệt điện Thủ Đức, Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn); 5 công ty con do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

(Thác Mơ, Hải Phòng, Phả Lại, Sông Ba Hạ, A Vương). Hiện Genco 2 đang quản lý 8 dự án nguồn

Tổng công ty phát điện 3 (EVN Genco 3) được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại công ty TNHH MTV Nhiệt điện Phú Mỹ và 11 đơn vị thành viên gồm: 4 đơn vị hạch toán phụ thuộc (Công ty Thủy điện Buôn Kuôp, các Ban quản lý dự án Thủy điện 1, Nhiệt điện 1, Nhiệt điện Vĩnh Tân); 2 công ty con do công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (Công ty cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa và Công ty cổ phần Nhiệt điện Ninh Bình); 5 công ty liên kết do công ty mẹ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (Thủy điện Thác Bà, Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Công ty CP Đầu tư và phát triển điện Sesan 3, Công ty CP điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2, Công ty CP Điện Việt Lào). Hiện tại, Genco 3 đang quản lý 8 dự án nguồn.

Cũng theo các quyết định trên, công ty mẹ của các Genco 1,2,3 là công ty TNHH một thành viên, do EVN sở hữu 100% vốn điều lệ, hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, trực thuộc EVN.

Trong CGM, các Genco thay các đơn vị thành viên là các nhà máy điện trực thuộc đàm phán hợp đồng mua bán điện với EPTC, ủy quyền cho các nhà máy điện thành viên tham gia chào giá cạnh tranh trên thị trường điện giao ngay, hoặc đại diện chào giá chung cho toàn bộ các nhà máy này khi tham gia vào thị trường điện.

2.3.3 Nhà máy điện BOT

Nhà máy điện BOT là các nhà sản xuất điện độc lập xây dựng và vận hành theo các điều khoản của hợp đồng mua bán điện BOT (BOT PPA). Sự ra đời của CGM sẽ không có ảnh hưởng tài chính đối với các BOT. Các BOT không cần phải giao dịch trong CGM, và SB sẽ chào sản lượng phát cho BOT.

2.3.4 Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu (SMHP)

Luận văn thạc sĩ kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2.3.5 Các đơn vị nhập khẩu (NK)

Có ba kiểu nhập khẩu điện từ các nước láng giềng:

• Nhập khẩu điện từ một khu vực biệt lập không nối với vào lưới truyền tải. Kiểu nhập khẩu này sẽ không bị chi phối bởi quy định thị trường (Market Rules)

• Nhập khẩu qua lưới truyền tải mà toàn bộ sản lượng nhập khẩu được ký hợp đồng. Kiểu nhập khẩu này được thực hiện bởi các đơn vị nhập khẩu tham gia giao dịch gián tiếp.

• Nhập khẩu qua lưới truyền tải mà lượng điện nhập khẩu không được ký hợp đồng toàn bộ với một phần sản lượng điện sẽ được bán thông qua thị trường giao ngay. Kiểu nhập khẩu này được thực hiện bởi đơn vị tham gia giao dịch trực tiếp. Các đơn vị nhập khẩu và các đơn vị tham gia giao dịch trực tiếp mà nhập khẩu điện cần phải trình sản lượng điện nhập khẩu từng giờ đã được ký cho SMO để đưa vào quá trình lập lịch huy động. Hơn nữa, các đơn vị này được yêu cầu phải bán tất cả lượng điện nhập khẩu cho SB.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chào giá cho các nhà máy nhiệt điện đốt than tham gia thị trường phát điện cạnh tranh ở việt nam (Trang 36 - 38)