Qua thông số ở các bảng trên chúng ta thấy sự cố do sét đánh trên đường dây Nam Định – Thái Bình có chiều hướng gia tăng qua các năm. Cụ thể như sau:
- Thời gian xẩy ra sự cố thường vào mùa mưa, mùa xuất hiện nhiều giông sét khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm.Qua đó ta thấy công tác phòng tránh sự cố nên được tính toán và đưa ra giải pháp về kỹ thuật phải kịp thời trước mùa mưa, giải pháp về đảm bảo an toàn vận hành, khoảng cách hành lang an toàn phải tiến hành cả trước và trong mùa mưa.
- Sự cố xẩy ra là bất kỳ thời điểm nào trong ngày có thể vào buổi sáng sớm, buổi chiều, hay vào ban đêm và cũng không phụ thuộc vào lượng mưa nhiều hay ít mà xuất hiện sét đánh. Cho thấy công tác chuẩn bị đầy đủ sẵn sàng về nhân lực- vật lực để tìm và khắc phục sự cố kịp thời là hết sức quan trọng nhằm tránh sự cố lặp lại hoặc ảnh hưởng lan tràn sau sự cố mà không được phát hiện và khắc phục kịp thời.
- Vị trí điểm sự cố là không cố định, có thể xẩy ra tại cột đỡ, cột néo, tại các địa hình khác nhau cũng không phải sự cố chỉ xẩy ra ở nơi có điện trở cột cao. Cho thấy sét đánh là ngẫu nhiên rất khó phán đoán vị trí chính xác để có phương án phòng chống hiệu quả như mong muốn.
- Thiệt hại không chỉ xẩy ra với cách điện mà còn với cả dây chống sét, mỏ phóng, vòng cân bằng điện trường điều đó chứng tỏ biên độ và độ dốc dòng sét là rất lớn.
- Sự cố với cả 2 mạch tại 1 vị tri cột, sự cố liên tiếp 2, 3 lần trong vòng 20 phút điều đó chứng tỏ mật độ sét khá cao và phân bố không đều theo khu vực, các đợt sét đánh là liên tục.
- Sự cố xẩy ra với cách điện của bất kỳ pha nào pha trên, pha giữa, pha dưới thậm chí sự cố với cả cách điện đã được bổ sung thêm bát sứ để tăng khoảng cách điều đó chứng tỏ ảnh hưởng do sét không quá phụ thuộc vào góc bảo vệ α đặt ra cho ta thấy nguyên nhân về chất lượng của cách điện cũng như sự lão hoá của cách điện theo thời gian là không giống nhau.
Từ những nhận xét đánh giá trên thì các biện pháp khắc phục cụ thể để hạn chế sư cố do sét đánh trên các lĩnh vực quản lý vận hành và kỹ thuật là: