CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ CHỐNG SÉT ĐƯỜNG DÂY
3.3. Phân tích nguyên nhân giảm thiểu sự cố do sét đánh trên đường dây sau khi đã
đã áp dụng các biện pháp
3.3.1. So sánh số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây theo năm vận hành
Dưới đây là bảng so sánh tình hình sự cố do sét đánh vào đường dây 220 kV Nam Định – Thái Bình qua các năm vận hành từ 2005 ÷ 2015 [11].
Bảng 3.2. So sánh số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây.
Năm Số vụ Sự cố thoáng qua Sự cố vĩnh cửu So sánh năm trước với năm sau
So sánh với năm 2007 (*) Vụ (%) Vụ (%) 2005-2006 3 1 2 - 2 60 2007 5 4 1 +3 250 2008 1 1 0 - 4 25 - 4 20 2009 2 2 0 +1 200 - 3 40 2010-2012 1 1 0 50 -1 20 2013 2 2 0 0 100 - 3 40 2014 1 1 0 0 50 -4 20
(*): Năm 2007 là năm có số vụ sự cố do sét đánh gia tăng và nặng nề nhất.
3.3.2. Phân tích nguyên nhân tăng giảm số vụ sự cố do sét đánh trên đường dây
Qua so sánh tình hình sự cố, qua phân tích tình hình quản lý vận hành và áp dụng các giải pháp ta thấy:
- Năm 2005 -2006 số vụ sự cố là 3 vụ.
Nguyên nguyên là do: Đường dây đi vào vận hành nhưng chưa được bổ sung cách điện, bổ sung tiếp địa tại những vị trí có nguy cơ sự cố cao.
- Năm 2007 số vụ sự cố là 5 vụ ( Tăng 160 % so với năm 2005). Nguyên nguyên là do:
+ Nhiều vị trí cột đi qua vùng có cây cối ảnh hưởng đến hàng lang an toàn điện, vượt sông, vùng có nguy cơ sét đánh cao nhưng chưa được bổ sung thêm bát sứ để tăng chiều dài chuỗi sứ.
+ Đặc biệt là từ năm 2007 đến 2008 do công tác hoàn thổ móng sau thi công không tốt nên các vị trí móng gần sông hồ có độ ẩm cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính năng làm việc của hệ thống nối đất cột. Trị số điện trở nối đất cột tăng cao là nguyên nhân chính gây ra nguy cơ sự cố khi bị sét đánh.
- Năm 2008 số vụ sự cố là 1 vụ ( giảm 80 % so với năm 2007 ). Nguyên nhân là do:
+ Đơn vị quản lý đã tiến hành xử lý kè móng khắc phục những vị trí tiếp địa hỏng tại vị trí móng bị sạt lở đồng thời kiểm tra đào xử lý và bổ sung 4 vị trí có điện trở nối đất cột cao tại các khu vực có nguy cơ sét đánh cao làm trị số điện trở nối đất cột giảm thấp.
+ Thường xuyên kiểm tra hành lang an toàn lưới điện. - Năm 2009 số vụ sự cố là 2 vụ ( giảm 60% so với 2007 ). Nguyên nhân là do:
+ Đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung 2 vị trí có điện trở nối đất cột cao. + Nhiều vị trí đã được bổ sung cách điện cho chuỗi sứ.
- Năm 2010 - 2012 số vụ sự cố là 1 vụ ( giảm 80% so với 2007 ). + Đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung 2 vị trí có điện trở nối đất cột cao. + Nhiều vị trí đã được bổ sung cách điện cho chuỗi sứ.
+ Tình hình thời tiết ổn định,mưa giông ít diễn ra trên địa bàn tỉnh. - Năm 2013 số vụ sự cố là 4 vụ ( giảm 80 % so với 2007 ).
Nguyên nhân là do:
+ Hệ thống nối đất cột tại các vị trí được cải thiện đã phát huy tác dụng đồng thời đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung tiếp địa 2 vị trí có điện trở nối đất cột cao, các vị trí có nguy cơ sự cố do sét đánh lớn.
+ Các vị trí đã được bổ sung cách điện cho chuỗi sứ phát huy tác dụng đồng thời đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung cách điện cho chuỗi sứ tại các vị trí đường dây đi qua vùng có nguy cơ sét đánh cao.
- Năm 2014 số vụ sự cố là 1 vụ ( giảm 80 % so với 2007 ). Nguyên nhân là do:
+ Hệ thống nối đất cột tại các vị trí được cải thiện đã phát huy tác dụng đồng thời đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung tiếp địa 3 vị trí có điện trở nối đất cột cao, các vị trí có nguy cơ sự cố do sét đánh lớn.
+ Các vị trí đã được bổ sung cách điện cho chuỗi sứ phát huy tác dụng đồng thời đơn vị quản lý tiếp tục bổ sung cách điện cho chuỗi sứ tại các vị trí đường dây đi qua vùng có nguy cơ sét đánh cao. Thay thế các bát sứ có dấu hiệu hỏng hóc.
Nhận xét chung.
+ Chỉ khi phối hợp và áp dụng đồng bộ các biện pháp thì tính năng của từng biện pháp mới phát huy cao nhất tác dụng. Khi đó nguy cơ sự cố do sét khi sét đánh vào đường dây được hạn chế, số vụ sự cố được giảm thiểu rõ rệt.
- Biện pháp bổ sung bát sứ cho chuỗi cách điện làm tăng chiều dài đường rò sẽ hạn chế được sự cố cắt điện đường dây khi dòng sét không đủ lớn có thể chọc thủng bề mặt cách điện để điện áp làm việc của lưới duy trì hồ quang phóng điện. Biện pháp này được phát huy tốt nhất khi hệ thống nối đất cột làm việc hiệu quả nhất tức là tổng trở sóng của tiếp địa cột phải đạt giá trị sao cho khi có dòng sét đi vào trong lòng đất thì U đất luôn luôn nhỏ hơn điện áp xung kích của cách điện đường dây.
- Khi điện trở suất đất được phục hồi về nguyên trạng ban đầu của đất đồng thời hệ thống nối đất được kiểm tra khắc phục theo đúng thiết kế hoặc bổ sung thêm sẽ đưa điện trở nối đất cột về trị số giới hạn tính toán cho phép đảm bảo an toàn và hiệu quả làm việc của hệ thống thu sét khi có sét đánh xuống đường dây. Khi đó dòng sét sẽ tản vào trong đất một cách nhanh nhất làm giảm thiểu ảnh hưởng của sét và hạn chế nguy cơ sự cố do sét gây ra với đường dây.
- Để giảm và duy trì điện trở nối đất cột ở trị số thấp cho phép thì biện pháp tái hoàn thổ phục hồi điện trở suất đất là biện pháp bền vững, thân thiện với môi trường đem lại kết quả cao nhất.
Áp dụng các biện pháp phù hợp tại từng vị trí trước khi thực hiện cần xem xét đánh giá so sánh về mặt kinh tế các biện pháp sao cho việc lựa chọn đó có lợi nhất.
CHƯƠNG 4
SO SÁNH KINH TẾ CÁC BIỆN PHÁP, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ