CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ BẢO VỆ CHỐNG SÉT ĐƯỜNG DÂY
3.2. Một số biện pháp hạn chế sự cố do sét đánh đường dây 220kV Thái Bình –Nam
3.2.2. Đảm bảo khoảng cách hành lang an toàn đường dây
Phân tích nguyên nhân sự cố tại cột số 15-16 cột néo, dây lèo pha B dưới cùng bị phóng rộp sáng bề mặt kích thước (5x2) cm: Nguyên nhân là do sét đánh gãy cành cây, bị gió lốc mạnh cuốn cành cây vào dây lèo gây phóng điện. Khi kiểm tra tại hiện trường cho thấy một cành cây to bị bẻ gẫy, có vết cháy xém dọc theo thân cây. Đây được coi là nguyên nhân gián tiếp do sét đánh thẳng vào cây ngoài hành lang gây nên sự cố cho đường dây.
Sự cố trên cho ta thấy việc kiểm tra khoảng cách hành lang an toàn cần phải chú ý tới các nguy cơ có thể ảnh hưởng tới đường dây. Theo quy định về chiều rộng hành lang an toàn đối với đường dây 220kV là 06 m tính từ dây ngoài cùng theo chiều thẳng đứng về hai phía đường dây, chạy song song với đường dây ở trạng thái tĩnh
(Nghị định số 106/2005/NĐ- CP ngày17/8/2005 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp, điều 4.1b) [9]. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều vị trí cột, đoạn đường dây đi qua một số vùng tồn tại nhiều cây to nằm ngoài phần hành lang an toàn nhưng có nguy cơ gây ảnh hưởng tới an toàn đường dây khi xảy ra hiện tượng giông, lốc, mưa gió to nhất là trong mùa mưa bão.
Nhận xét
Trên tuyến đường dây Thái Bình – Nam Định 1&2 tuy đi qua vùng đồng bằng nhưng vẫn có những vị trí có nhiều cây cao có khả nguy cơ vi phạm chiều cao an toàn cho phép.
Đề xuất
- Các khu vực có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn trong hành lang an toàn cần được kiểm tra thường xuyên để chặt dọn nhất là trong mùa mưa cây phát triển rất nhanh.
- Đối với các khu vực có nguy cơ vi phạm khoảng cách an toàn ngoài hành lang cần được kiểm kê và có phương án bổ sung chi phí đền bù hỗ trợ để mở rộng hành lang tại các khu vực này nhằm tránh các sự cố gián tiếp do sét đánh gây ra với đường dây.