Đối tượng và nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của thông số công nghệ chế tạo tới hình thái học và một số tính chất cơ học của vật liệu tổ hợp từ xơ da tự nhiên và latex (Trang 47 - 48)

2.2.1.Đối tượng nghiên cứu

Nguyên liệu:

Nguyên liệu sử dụng cho nghiên cứu của đề tài là:

- Latex lỏng: là loại latex công nghiệp được thương mại hóa tại thị trường Việt Nam. Đây là loại có độ nhớt và hàm lượng chất rắn cũng như giá thành ở mức trung bình.

- Xơ da mịn: là xơ da thu được sau quá trình nghiền xé khô (bằng máy nghiền búa) từ phế liệu da bò cật không nhuộm màu (có màu da tự nhiên ). Xơ da được sử dụng trong nghiên cứu của luận văn là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài 01C- 03/1-2014-2 và đã được trình bày trong luận văn: “Nghiên cứu khả năng công nghệ nghiền xé phế liệu da thuộc của sản xuất giầy thành hỗn hợp dạng xơ và bột” của Ths. Dương Thị Hoàn.

Hoá chất cơ bản

Hoá chất cơ bản được sử dụng nghiên cứu cho đề tài là - Hệ lưu hoá:

+ Chất lưu hoá: lưu huỳnh bột rắn, có màu vàng, dạng bột, dùng để lưu hoá cao su và có tác dụng tạo các liên kết ngang khâu mạch giữa các đại phân tử cao su.

+ Chất hỗ trợ lưu hoá :

• ZnO: là xúc tiến lưu hoá có tác dụng hoạt hoá các hợp chất xúc tiến và đồng đều hoá hệ thống lưu hoá.

• Stearic: là axit béo mạch dài thẳng có tác dụng làm cho quá trình phối trộn hoá chất được đồng đều.

• DM và TMTD là trợ chất xúc tác tạo ra các phần tử hoạt động tấn công nối đôi trong mạch đại phân tử cao su.

• RD là chất phòng lão có tác dụng chống lão hoá cho cao su.

- Chất tạo môi trường: chủ yếu được sử dụng để điều tiết thời điểm đông tụ nhằm chuyển hóa latex từ dạng lỏng thành dạng rắn.

+ Dung dịch axit axetic: là axit hữu cơ, có tính axit yếu, không làm ảnh hưởng đến độ bền của xơ, có tác dụng đông tụ hỗn hợp latex và xơ da sau khuấy trộn.

+ Dung dịch amoniac: Được sử dụng làm chất chống đông tụ sớm của Latex giúp tăng cường khả năng phân tán và phối trộn xơ da vào mội trường Latex lỏng.

2.2.2.Nội dung nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu là làm rõ ảnh hưởng của thông số công nghệ chế tạo cụ thể là tỷ lệ phối trộn xơ da/latex, trình tự gia công, thông số gia công tới hình thái học và một số tính chất cơ học của vật liệu tổ hợp từ xơ da tự nhiên và latex lỏng, đề tài đã tập trung vào nội dung nghiên cứu cụ thể sau:

-Nội dung 1: Xác định hàm lượng rắn trong dung dịch Latex để làm cơ sở xác định tỷ lệ phối trộn.

- Nội dung 2: Nghiên cứu khảo sát lựa chọn thiết bị và phương pháp gia công + Khảo sát lựa chọn thiết bị và phương pháp khuấy trộn

+ Khảo sát trình tự gia công

+ Xác định khoảng hàm lượng sơ bộ của các hoá chất và phụ gia + Khảo sát nhiệt độ và thời gian sấy định hình

- Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn xơ da/latex đến hình thái học và tính chất cơ học của vật liệu tổ hợp.

- Nội dung 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số khuấy trộn (tốc độ và thời gian) đến hình thái học và tính chất cơ học của vật liệu tổ hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của thông số công nghệ chế tạo tới hình thái học và một số tính chất cơ học của vật liệu tổ hợp từ xơ da tự nhiên và latex (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)