Tình hình nghiên cứu dưa lê trên thế giới

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa lê hàn quốc nhập nội trong vụ thu đông năm 2017 tại thái nguyên (Trang 36 - 38)

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3.1.Tình hình nghiên cứu dưa lê trên thế giới

2.3. Tình hình nghiên cứu dưa lê trên thế giới và Việt Nam

2.3.1.Tình hình nghiên cứu dưa lê trên thế giới

2.3.1.1. Nghiên cứu về giống

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều những thành tựu của các nhà khoa học về việc nghiên cứu, chọn, tạo ra những giống dưa vàng thích hợp với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ, từng mục đích sử dụng khác nhau. Với nhiều con đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc hợp tử, gây đột biến nhân tạo…bước đầu tạo ra những kết quả khả quan (Vũ Văn Liết và cs, 2012) [9].

Về tính trạng chiều dài quả, sau khi nghiên cứu 13 gen dưa lê siêu ngọt đã được thu thập ở các địa phương khác nhau của Ai Cập để đánh giá biến dị di truyền nhằm hỗ trợ chọn tạo giống dưa lê siêu ngọt và cải tiến khả năng chịu hạn. E. A. Ibrahim đã đưa ra kết quả có thể chọn lọc cải tiến nhanh với nguồn vật liệu này, tuy nhiên các tính trạng bị ảnh hưởng trước điều kiện bất thuận của ẩm độ, tính trạng chiều dài quả bị ảnh hưởng của ẩm độ nhỏ hơn nhưng vẫn làm giảm năng suất trên cây mạnh [19].

Trong nghiên cứu dạng hoa, mức độ biểu hiện giới tính của cây trồng có ý nghĩa về mặt di truyền đồng thời có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết các vấn đề về năng suất và chất lượng sản phẩm của dưa lê. Dưa lê (Cucumis

melo L.) có kiểu hình giới tính gồm hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính. Các

tác giả nghiên cứu biểu hiện giới tính của loài Cucumis melo subsp. agrestis L. trồng trong 4 vụ từ năm 2004 đến năm 2006 đã kết luận sự nảy mầm của hạt phấn và sinh trưởng của ống phấn trong cả hai phương pháp tự thụ phấn và giao phấn cũng như sản xuất hạt lai và sản xuất quả thương phẩm cho thấy

C. melo subsp. agrestis có khả năng tự thụ phấn, không có sinh sản vô phối và

tự thụ phấn tự nhiên. Đặc điểm quả và hạt giao phấn tự nhiên cũng như thụ phấn lai bằng tay không có gì khác biệt. Từ đó chứng tỏ rằng C. melo subsp.

agrestis bao gồm cả thụ phấn và giao phấn [20]. 2.3.1.2. Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật

Năm 2012 Saima Parveen và cộng sự đã công bố nghiên cứu điều tra chất lượng quả trong các giai đoạn phát triển của quả nhằm xác định thời gian thu hoạch quả cho năng suất và phẩm chất tốt và sự biến đổi chất lượng quả trong thời gian bảo quản. Nghiên cứu tiến hành ở các giai đoạn phát triển. Dưa lê được thu hoạch sẽ được bảo quản ở 100C, trong thời gian 30 ngày. Trong thời gian bảo quản thì dưa lê có sự khác nhau về độ cứng, màu sắc quả, các chất hòa tan tổng hợp, thịt quả. Kết quả của nghiên cứu cho thấy những quả thu hoạch ở thời gian ½ thời gian chín của quả thì có thể bảo quan lâu, chất lượng quả ít thay đổi. Quả thu hoạch trong thời gian chín thì thời gian bảo quan ít [22].

Đối với dưa lê thời gian thu hoạch là rất quan trọng vì thời gian sử dụng còn hạn chế so với các loại khác. Nghiên cứu và tìm cách kéo dài thời gian sử dụng là biện pháp tốt, phù hợp với quá trình vận chuyển của dưa lê trong sản xuất thương mại. Ở Nhật Bản các nhà chọn tạo giống đã tạo ra được

23

tổ hợp phù hợp với yêu cầu của thị trường, người tiêu dùng và người sản xuất trong chương trình chọn tạo giống dưa lê. Các tác giả đã phát triển phương pháp để cải tiến 2 tính trạng quan trọng là thời gian bảo quản dài và kích thước quả bằng công nghệ gen. Đầu tiên họ phân lập và đặc điểm hóa các gen liên quan đến các tính trạng này và sau đó sử dụng các gen để phát triển phương pháp làm thay đổi tính trạng thời gian bảo quản và kích thước quả. Các nhà nghiên cứu đã phân lập và đặc điểm hóa được 2 gen liên kết với cảm ứng ethylene là Cm - ERSI và Cm - ETR1 các gen này liên quan đến thời gian bảo quản của dưa lê sau thu hoạch.

M.C. J. L. Reyes Carrilloa và Ph.D. P.Cano Rios (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa ong và dưa trong hoạt động tìm kiếm thức ăn và thụ phấn của cây cho thấy vườn dưa được ong thụ phấn thì cho năng suất, phẩm chất quả tốt hơn ở vườn không được thụ phấn nhờ ong, số lượng ong càng nhiều hiệu quả thụ phấn càng tăng [21].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa lê hàn quốc nhập nội trong vụ thu đông năm 2017 tại thái nguyên (Trang 36 - 38)