3.2.1 .Địa điểm nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp nghiên cứu
* Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của dưa lê:
Gieo - mọc mầm: ngày có trên 50% số cây có lá mầm lên khỏi mặt đất. Gieo - 2 lá thật: ngày có 50% số cây có 2 lá thật.
Trồng - phân nhánh: ngày có 50% số cây phân nhánh. Trồng - ra hoa cái đầu: ngày có 50% số cây ra hoa cái đầu.
Trồng - thu quả đợt 1: ngày có 50% cây cho quả thu hoạch được.
- Tổng thời gian từ khi gieo đến lúc thu hoạch cuối cùng: ngày quả hữu hiệu cuối cùng được thu hoạch.
* Chỉ tiêu về sinh trưởng
- Tổng số các nhánh cấp 1, 2: đếm số nhánh cấp 1, 2.
- Đường kính gốc (cm): đo đường kính gốc cây giai đoạn trước thu
hoạch quả.
- Diện tích lá:
Diện tích lá được đo theo phương pháp cân trực tiếp. Cân toàn bộ lá được khối lượng P1. Đo và cắt một đơn vị diện tích lá (chẳng hạn 1 cm2, 1 dm2...) cân được khối lượng P2. Diện tích lá được tính bằng tỷ số P1/P2
* Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái:
- Hình dạng lá: quan sát hình thái lá của các cây trên ô thí nghiệm vào giai đoạn ra hoa.
- Màu sắc lá (theo dõi lúc ra hoa): quan sát lá của các cây trên ô thí nghiệm.
- Hình dạng quả: hình dạng quan sát vào giai đoạn quả chín khi thu hoạch.
- Màu sắc thịt quả: bổ dọc quả sau đó quan sát thịt của quả trên ô thí nghiệm.
- Màu sắc hoa: quan sát màu sắc hoa khi nở của các giống trên ô thí nghiệm.
* Chỉ tiêu về hoa - quả
- Tổng số hoa cái trên cây: đếm số hoa cái trên các cây thí nghiệm trên mỗi ô.
- Tỉ lệ đậu quả (%): Số quả đậu x 100 ∑ Số hoa cái.
* Các yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả đậu/cây: theo dõi số quả đậu theo chu kì 5 ngày. Từ khi ra quả đầu đến cuối thời kì thu hoạch.
- Khối lượng trung bình mỗi quả (g/quả) = Tổng trọng lượng quả thu được /số quả thu được.
- NSLT (tấn/ha) = Năng suất TB/cây x mật độ cây/ha x 10-3. - NSTT (tấn/ha) = Trọng lượng quả thu được trên ô.
* Chỉ tiêu chất lượng quả
- Chiều dài quả: đo bằng thước cm,
- Đường kính quả: đo bằng thước panme.
- Độ dày thịt quả: bổ đôi quả đo bằng thước panme. - Nếm thử độ giòn, hương thơm
+ Đánh giá chất lượng quả bằng phương pháp cảm quan. Sau khi quả chín, đánh giá và cho điểm theo các tiêu chí sau đây:
+ Độ giòn: 5: rất giòn; 4: giòn; 3: giòn vừa; 2: hơi giòn; 1: không giòn.
+ Hương vị: 5: rất thơm; 4: thơm; 3: thơm vừa; 2: hơi thơm; 1: không thơm.
* Chỉ tiêu về chống chịu sâu bệnh hại:
Sâu hại: Áp dụng phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện
Mốt số loại sâu hại chủ yếu trên cây dưa lê: Bọ dưa, ruồi đục quả, sâu xanh ăn lá.
Tổng số sâu trên các điểm điều tra Mật độ sâu (con/m2 ) =
Tổng diện tích đã điều tra
Bệnh hại:
Bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora cubensis Berk and Curt) và Bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum D.C): Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN-01-87:2012/BNNPTNT Về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống dưa chuột [3].
Quan sát và ước tính tỷ lệ diện tích lá nhiễm bệnh trong ô. Tỷ lệ diện tích
lá bị bệnh (%)
-Cấp 1: Không nhiễm
-Cấp 2: Nhiễm nhẹ <20% diện tích lá nhiễm bệnh.
-Cấp 3: Nhiễm trung bình từ 20 - 40% diện tích lá nhiễm bệnh. -Cấp 4: Nhiễm nặng: hơn 40 - 60% diện tích lá nhiễm bệnh -Cấp 5: Nhiễm rất nặng: >60% diện tích lá nhiễm bệnh.
Bệnh thán thư (Collectotricum lagenaricum): Áp dụng quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia QCVN-01-91:2012/BNNPTNT Về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống dưa hấu [4]. Quan sát và đếm cây bị bệnh trên ruộng của toàn bộ ô trên cây.
Tỷ lệ cây bị bệnh (%) =
- Cấp 1: Không nhiễm.
- Cấp 2: Nhiễm nhẹ (< 20% diện tích thân, lá hoặc quả nhiễm bệnh).
33
- Cấp 3: Nhiễm trung bình (20 - 40% diện tích thân, lá hoặc quả bị nhiễm bệnh)
- Cấp 4: Nhiễm nặng (40% đến 70% diện tích thân, lá hoặc quả bị nhiễm bệnh)
- Cấp 5: Nhiễm rất nặng (> 70% diện tích thân, lá hoặc quả bị nhiễm bệnh).