Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và đặc điểm hình thái của các giống
4.1.2. Khả năng phân nhánh và đặc điểm thân, lá của các giống dưa lê thí
thí nghiệm
Các nhánh cùng với thân chính làm nên bộ khung của cây, các nhánh mang lá, hoa và là bộ phận gián tiếp góp phần nên năng suất của cây. Nghiên cứu chỉ tiêu này là cơ sở để bố trí mật độ cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như bấm ngọn nhằm làm tăng sự phát triển của các nhánh một cách hợp lí.
Bảng 4.2. Số nhánh, diện tích lá và đường kính thân của các giống dưa lêthí nghiệm thí nghiệm STT Tên giống 1 Chamsa Rang Honey 2 Guem Sang 3 Guem Je
4 Cho Bok Ggul
5 Ngân Huy (ĐC)
P
CV% LSD0,05
4.1.2.1. Số nhánh cấp 1, cấp 2
Khả năng phân nhánh của dưa lê có liên quan tới số lá trên cây, ảnh hưởng trực tiếp đến số hoa trên cây và năng suất cây trồng. Qua bảng 4.2 ta có thể thấy số nhánh cấp 1 của các giống Chamsa Rang Honey, Guem Sang, Guem Je và Cho Bok Ggul tương đương nhau có số nhánh lần lượt là 13,87; 12,13; 13,13; 13,87 nhánh và lớn hơn chắc chắn giống đối chứng Ngân Huy (9,53 nhánh) ở mức độ tin cậy 95%.
Số nhánh cấp 2 trên cây của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm không có sự sai khác do P>0,05. Số nhánh cấp 2 của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm tương đương nhau dao động từ 45,33 - 55,20 nhánh. Qua thực tế theo dõi cho thấy số quả tập chung chủ yếu ở nhánh cấp 2 vì vậy việc xác
định số nhánh cấp 2 để áp dụng các biện pháp cắt tỉa nhánh cho phù hợp là khá quan trọng.
4.1.2.2. Diện tích lá
Diện tích lá trên cây càng lớn thì quá trình quang hợp càng tăng và làm tăng khả năng tổng hợp các chất hữu cơ để cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Diện tích lá là một trong những chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá năng suất cây trồng. Trong quá trình quang hợp, diện tích lá là một trong những nhân tố quyết định đến cường độ sản phẩm quang hợp.
Qua bảng 4.2 cho thấy tổng diện tích lá trên cây của các giống đạt từ 118,85 - 171,62 dm2 lá trên cây. Trong đó giống có diện tích lá trên cây lớn nhất là giống đối chứng Ngân Huy (171,62 dm2 ) và giống cho diện tích lá trên cây thấp nhất là giống Cho Bok Ggul (118,85 dm2).
4.1.2.3. Đường kính thân
Thân cây là cầu nối trung gian giữa bộ rễ và thân chính, vì vậy độ lớn của đường kính thân có liên quan tới sự phát triển của bộ rễ đồng thời cũng liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Đường kính thân được tiến hành đo vào giai đoạn khi thu hoạch quả đợt đầu. Qua bảng 4.2 cho thấy đường kính thân của giống Guem Sang (0,98 cm) tương đương với giống Chamsa Rang Honey (0,94cm), giống Guem Je (0,94 cm) và giống đối chứng Ngân Huy (0,93 cm) với mức tin cậy 95%. Giống Cho Bok Ggul (0,73 cm) có đường kính thân nhỏ hơn chắc chắn với các giống tham gia thí nghiệm với mức độ tin cậy 95%.