Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa lê hàn quốc nhập nội trong vụ thu đông năm 2017 tại thái nguyên (Trang 69)

Trong công tác chọn giống xác định sự khác nhau giữa các giống về phản ứng với sâu bệnh là rất cần thiết và quan trọng, là cơ sở cho công tác chọn giống nhằm tuyển chọn ra những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh mà vẫn cho năng suất cao. Tỷ lệ sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm sau này. Chỉ tiêu này phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc, phân bón,... và đặc biệt là tính chống chịu của từng giống.

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm đã theo dõi được tình hình gây hại của một số loại sâu bệnh hại chính như sau:

Bảng 4.5. Thành phần các loại sâu, bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm

STT Sâu, bệnh

1 Bọ dưa

2 Ruồi đục quả

48

4 Phấn trắng

5 Giả sương mai

6 Thán thư

Ghi chú:

Nếu tần suất bắt gặp < 5%: - Rất ít gặp Nếu tần suất bắt gặp 5 - 25%: + Ít phổ biến Nếu tần suất bắt gặp 25 - 50%: ++ Phổ biến Nếu tần suất bắt gặp > 50%: +++ Rất phổ biến.

Qua thực tế theo dõi cho thấy có 6 loại sâu bệnh hại chính trên các giống dưa lê thí nghiệm là: bọ dưa, sâu xanh ăn lá, ruồi đục quả, giả sương mai, phấn trắng và thán thư. Trong đó, bệnh giả sương mai là bệnh có tần suất bắt gặp ở mức độ phổ biến, các loại sâu bệnh hại còn lại có tần suất bắt gặp ở mức độ ít phổ biến hơn.

Bảng 4.6. Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa lê thí nghiệm

STT Tên giống

1 Chamsa Rang

Honey

2 Guem Sang

3 Guem Je

4 Cho Bok Ggul

49

Từ kết quả thực tế theo dõi cho thấy trên cây dưa lê có 3 loại sâu hại chính là bọ dưa, ruồi đục quả và sâu xanh ăn lá.

Bọ dưa: Bọ dưa có chiều dài thân 6 - 8mm, màu vàng nâu. Bọ dưa

thường xuất hiện ở giai đoạn sinh trưởng của cây, nhất là khi cây còn non, cây con mới đem ra trồng. Bọ dưa hoạt động vào sáng sớm và chiều tối, gây thiệt hại nặng khi dưa còn nhỏ (khi có 2 lá thật đầu tiên đến khi có 4 - 5 lá thật) khi cây dưa trưởng thành, lá cứng cáp, có nhiều lông thì bọ dưa không phá hoại nữa.Tuy nhiên mức độ nhiễm bọ dưa của các giống đều ở mức độ khá nhẹ dao động từ 0,11 - 0,22 con/m2. Thực hiện trừ bọ dưa bằng cách thủ công như bắt bằng tay lúc sáng sớm hoặc chiều mát, nếu bị nặng thì sử dụng thuốc trừ bọ dưa Hopsan 75EC với liều lượng 40ml thuốc/16 lít nước để phun đều trên khu trồng dưa.

Ruồi đục quả: ruồi trưởng thành giống ruồi nhà, dài 6 - 8mm, màu vàng

có các vạch đen trên ngực và bụng, cuối bụng có cái vòi dài để chích vào quả. Ruồi đục quả xuất hiện từ lúc cây có hoa cái đến khi quả chín, vết đục bên ngoài ban đầu là một chấm đen, sau lớn dần chuyển màu vàng rồi màu nâu, khi gặp mưa quả sẽ bị thối. Mức độ nhiễm ruồi đục quả của các giống thí nghiệm là khá nhẹ với mật độ từ 0,06 đến 0,19 com/m2. Phòng trừ bằng cách đặt bẫy để tiêu diệt con trưởng thành, có thể dùng 3 loại thuốc: Flykil 95 EC với liều lượng 2ml/1 bẫy, Vizubon - D với liều lượng 1 - 2ml thuốc/01 bẫy và Sofri Protein 10 DD với liều lượng 1,2 lít/ha. Trên khu thí nghiệm đã tiến hành sử dụng Vizubon - D để đặt bẫy để tiêu diệt.

Sâu xanh ăn lá: Sâu màu xanh lá cây, đủ lớn sâu dài 20 - 25mm. Sâu

thường dùng tơ cuốn các lá non lại và ở bên trong ăn phá, khi sâu lớn có thể cắn trụi cả lá và chồi non, sâu còn ăn cả quả non làm quả thối và rụng. Ở Thái Nguyên, sâu xanh ăn lá có thể gây hại ở bất kì giai đoạn sinh trưởng nào của cây, chỉ cần có lá non, quả non. Qua theo dõi thấy các giống dưa tham gia thí nghiệm

sâu xanh ăn lá bằng cách dùng tay bắt, nếu nhiều sâu thì sử dụng biện pháp phun thuốc trừ sâu Nasdaq 150WG với liều lượng 3,5g thuốc/16 lít nước.

Các loại sâu hại xuất hiện trên dưa lê có thể phòng trừ khá dễ bằng các biện pháp thủ công, sinh học và theo dõi cây thường xuyên để sâu không làm ảnh hưởng nặng đến cây trồng.

4.2.2. Bệnh hại

Bệnh phấn trắng: Bệnh chủ yếu hại ở phiến lá, mới xuất hiện trên lá có

vết màu xanh bình thường dần dần chuyển sang màu vàng, vết bệnh rộng dần phủ một lớp bột mịn màu trắng lớp nấm có màu xám tro phủ trên bề mặt lá làm cho lá mất khả năng quang hợp, chuyển sang màu vàng tía, khô dần rồi lụi đi. Bệnh làm cho cây phát triển kém. Nhìn chung các giống tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh phấn trắng ở mức nhẹ trong vụ Thu - Đông 2017. Tại khu thí nghiệm đã tiến hành phòng trừ bọ phấn trắng bằng cách phun thuốc trừ sâu thảo mộc tự chế từ ớt, xả, tỏi và rượu.

Bệnh giả sương mai: Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ, không màu

hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá thường có góc cạnh và bị giới hạn bởi các gân lá. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (mưa phùn, nhiệt độ tương đối thấp), quan sát mặt dưới lá, chỗ vết bệnh thường thấy một lớp nấm mọc thưa, màu trắng xám (nên dễ nhầm lẫn với bệnh phấn trắng), bệnh nặng gây rách các mô tế bào, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu, toàn lá héo khô và chết. Khác với bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai thường phát triển và gây hại mạnh ở mặt dưới của lá. Khi nhìn phía trên xuống chỉ thấy những đốm vàng loang lổ. Nguồn bệnh tồn tại trong lá và tàn dư cây bệnh. Qua bảng 4.6 có thể thấy giống Cho Bok Ggul là giống có mức độ nhiễm bệnh rất nặng tương đương với giống đối chứng Ngân Huy với cấp độ nhiễm bệnh là cấp độ 5, các giống còn lại cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao đạt cấp độ 4. Bệnh xuất hiện vào kỳ quả chuẩn bị thu hoạch đợt đầu cộng với việc thời tiết thất thường, mưa nhiều, độ

51

ẩm cao là điều kiện cho bệnh phát sinh và lan nhanh làm cho cây mất khả năng quang hợp ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của quả.

Bệnh thán thư: bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi cả trên thân và trên

quả. Trên lá, vết bệnh là những đốm hình tròn, màu vàng nhạt, sau lớn dần có màu nâu và những vòng tròn đồng tâm màu nâu sẫm, vết bệnh khô đi và rách vỡ. Trên thân, lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu sậm, sau lan rộng, hơi lõm và có màu nâu xám, thân khô rồi chết. Trên quả, vết bệnh trong, màu trắng, lõm vào vỏ, sau chuyển màu nâu đen, giữa lớp bệnh nứt ra và sinh lớp phấn màu hồng, bệnh nặng các vết bệnh liên kết thành mảng lớn làm quả thối, nhũn nước. Nguyên nhân gây hại là do nấm Colletotrichum lagenarium. Diện tích trồng dưa thí nghiệm bị bệnh thán thư tấn công, gây hại ở mức độ nhẹ trên các giống tham gia thí nghiệm. Điều trị bệnh bằng cách phun thuốc khi chớm bị bệnh, có thể sử dụng Top70WP 16g/16 lít nước để phun, Ridozeb 72WP 80g/16 lít nước. Nếu ruộng bị hại nặng thì vụ sau nên luân canh, tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi lần thu hoạch.

Qua theo đõi, tất cả các mẫu giống dưa lê tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu bệnh hại, điều này ảnh hưởng đến một phần năng suất của các giống. Vì vậy trong quá trình canh tác cần chú ý thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời để đảm bảo đạt năng suất và chất lượng tốt nhất.

4.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa lê thí nghiệm

Đặc điểm hình thái quả là chỉ tiêu hết sức quan trọng quyết định mẫu mã của quả. Đối với dưa lê, đa số thị hiếu người tiêu dùng hiện nay yêu cầu chất lượng quả ngon đồng thời mẫu mã phải đẹp. Dưa lê dùng cho ăn tươi yêu cầu quả to vừa phải, màu sắc quả đẹp, hình dạng quả phải hấp dẫn. Kích thước quả cũng là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nên năng suất, quả càng lớn thì năng suất càng tăng. Kết quả của các chỉ tiêu theo dõi được trình bày trong bảng 4.7 như sau:

Bảng 4.7. Đặc điểm hình thái quả của các giống dưa lê thí nghiệm

STT Tên giống

1 Chamsa Rang Honey

2 Guem Sang

3 Guem Je

4 Cho Bok Ggul

5 Ngân Huy (ĐC)

P

CV% LSD0,05

4.3.1.1. Chiều dài quả

Qua bảng 4.7 ta thấy giống Chamsa Rang Honey có chiều dài quả lớn nhất đạt 12,55 cm tương đương với giống Guem Je đạt 12,22 cm, giống Guem Sang (11,92 cm) cho kết quả tương đương với giống Guem Je và lớn hơn chắc chắn hai giống còn lại là Cho Bok Ggul và giống đối chứng Ngân Huy với kết quả lần lượt là 10,25 cm và 7,27 cm ở mức tin cậy 95%.

4.3.1.2. Đường kính quả

Do hình dạng quả khác nhau dẫn đến kích thước quả cũng có sự khác biệt. Giống Ngân huy có dạng quả cầu tròn nên có đường kính quả lớn nhất đạt 8,47

53

cm. Các giống còn lại có đường kính quả đạt từ 7,18 - 7,79 cm và thấp hơn chắc chắn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

4.3.1.3. Độ dày thịt quả

Thịt quả là bộ phận sử dụng chính và là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm đối với nhóm dưa lê. Kết quả nghiên cứu cho thấy: độ dày thịt quả của các giống dưa lê khác nhau là khác nhau. Giống Chamsa Rang Honey là giống có độ dày thịt quả lớn nhất đạt 1,71 cm và tương đương với giống Guem Sang đạt 1.64 cm. Độ dày thịt quả của giống Guem Je (1,50 cm) tương đương với giống đối chứng Ngân Huy (1,39 cm) và lớn hơn chắc chắn giống còn lại là Cho Bok Ggul (1,09 cm) với mức độ tin cậy 95%.

4.3.1.4. Phần trăm thịt quả

Từ kết quả của bảng 4.7 cho thấy phần trăm thịt quả của các giống dưa lê dao động từ 59,27 - 83,71%. Trong đó giống có phần trăm thịt quả cao nhất là giống Guem Sang với 83,71% và giống có phần trăm thịt quả thấp nhất đạt 59,27% là giống đối chứng Ngân Huy.

4.3.2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

Mục đích cuối cùng của việc chọn tạo giống là chọn ra giống có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và chất lượng cao để phục vụ cho sản xuất. Vì vậy năng suất là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá được hiệu quả kinh tế của các giống dưa lê thí nghiệm. Đồng thời, năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tập trung nhất, chính xác nhất khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường của giống.

Hai yếu tố cấu thành năng suất quan trọng nhất đó là số quả trên cây và khối lượng trung bình quả. Qua quá trình theo dõi, kết quả thu được như sau:

Bảng 4.8. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa lê thí nghiệm

STT Tên giống

1 Chamsa Rang Honey

2 Guem Sang

3 Guem Je

4 Cho Bok Ggul

5 Ngân Huy (ĐC)

P

CV% LSD0,05

4.3.2.1. Số quả trên cây

Số quả trên cây có quan hệ trực tiếp với năng suất, số quả hữu hiệu trên cây phụ thuộc vào số hoa cái trên cây và tỷ lệ đậu quả, ngoài ra số quả hữu hiệu trên cây còn phụ thuộc vào khả năng tích lũy dinh dưỡng, khả năng mang quả của cây, điều kiện ngoại cảnh, chế độ chăm sóc và chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt là trồng dưa lê trong vụ Thu - Đông số quả trên cây phụ thuộc rất chặt chẽ vào điều kiện thời tiết và chế độ chăm sóc. Cây có quả ra tập trung sẽ cho năng suất cao hơn. Do đó trong quá trình trồng và chăm sóc đã có sự chủ động điều chỉnh số quả để cây cho năng suất cao. Ở thí nghiệm này thì số quả hữu hiệu trên cây của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm không có sự sai khác do P>0,05. Số quả hữu hiệu của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm tương đương nhau dao động từ 4,00 - 4,20 quả/cây.

4.3.2.2. Khối lượng trung bình quả

Khối lượng quả cùng với số quả hữu hiệu trên cây là một trong những chỉ tiêu trực tiếp quyết định đến năng suất của cây. Khối lượng trung bình quả được quyết định bởi kích thước quả và độ dày thịt quả. Khối lượng trung bình quả của

các giống tham gia nghiên cứu dao động từ 0,28 - 0,38kg. Trong đó ba giống có khối lượng trung bình quả cao nhất đạt từ 0,35 - 0,38kg là các giống Chamsa

Rang Honey (0,38kg), Guem Sang (0,38kg), Guem Je (0,35kg) và lớn hơn chắc chắn hai giống còn lại là giống đối chứng Ngân Huy (0,30kg) và giống Cho Bok Ggul (0,28kg) ở mức độ tin cậy 95%.Trong các giống thí nghiệm, giống Cho Bok Ggul có khối lượng trung bình quả thấp nhất đạt 0,28 kg.

4.3.2.3. Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu quan trọng để xác định tiềm năng cho năng suất thực thu của cây trồng. Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào mật độ cây/ha, số quả trên cây, khối lượng trung bình quả.

Kết quả từ bảng 4.8 cho thấy năng suất lý thuyết của 5 giống dưa lê tham ra thí nghiệm dao động từ 10,19 - 14,70 tấn/ha. Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều có năng suất lý thuyết tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng Ngân Huy, ngoại trừ giống Cho Bok Ggul có năng suất lý thuyết đạt 10,19 tấn/ha thấp hơn chắc chắn giống đối chứng Ngân Huy và các giống khác ở mức độ tin cậy 95%.

4.3.2.4. Năng suất thực thu

Năng suất thực thu của các giống dưa lê phản ánh khả năng thích ứng của giống và nó là kết quả tổng hợp của cả quá trình sinh trưởng, phát triển của giống trong điều kiện sinh thái nhất định.

Năng suất thực thu của các giống dưa lê tham gia thí nghiệm dao động từ 7,45 - 11,64 tấn/ha. Năng suất thực thu của các giống có sự chênh lệch với năng suất lý thuyết là do bị sâu bệnh gây hại, khi quả nhỏ bị sâu xanh gặm, khi quả già sắp chín thì bị thối nhũn, thối nước do bị ruồi đục quả hại sau đó gặp trời mưa,... Qua bảng 4.8 cho thấy giống Chamsa Rang Honey là giống có năng suất thực thu cao nhất đạt 11,64 tấn/ha và tương đương với hai giống là Guem Je (11,16 tấn/ha), Geum Sang (10,79 tấn/ha). Giống Cho Bok Ggul cho năng suất thực thu thấp nhất đạt 7,45 tấn/ha thấp hơn chắc chắn giống đối chứng Ngân Huy (10,18 tấn/ha) ở mức độ tin cậy 95%.

56

4.4. Sơ bộ đánh giá chất lượng quả của các giống dưa lê thí nghiệm

Bên cạnh yếu tố về năng suất thì chất lượng quả là cực kỳ quan trọng trong sản xuất dưa lê, yếu tố chất lượng sẽ quyết đến giá cả của dưa lê. Có 3 yếu tố quan trọng cấu thành nên chất lượng của quả dưa lê là độ brix, độ giòn và hương thơm. Qua quá trình theo dõi, kết quả thu được như sau:

Bảng 4.9. Đánh giá chất lượng quả của các giống dưa lê thí nghiệm

STT Tên giống

1 Chamsa Rang Honey

2 Guem Sang

3 Guem Je

4 Cho Bok Ggul

5 Ngân Huy (ĐC)

P

CV% LSD0,05

4.4.1. Độ Brix

Độ Brix là phần trăm tổng lượng chất rắn hòa tan của quả và đối với dưa lê Brix chính là chỉ tiêu biểu hiện độ ngọt của quả dưa lê. Qua bảng 4.9 ta có thể thấy hai giống thí nghiệm có độ brix tương đương với giống đối chứng

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa lê hàn quốc nhập nội trong vụ thu đông năm 2017 tại thái nguyên (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w