Kalisa Alfred và cộng sự (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong các tổ chức tài chính của Rwanda - ngân hàng I&M. Để thực
hiện nghiên cứu, tác giả chọn mẫu gồm 62 người là khách hàng của ngân hàng I&M có sử dụng thẻ tín dụng. Sau đó tác giả tiến hành thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi
để đánh giá mối quan hệ của ba nhân tố: thu nhập, nhận thức về thẻ tín dụng và chi phí sử dụng thẻ tín dụng đến quyết định sử dụng thẻ của khách hàng. Bảng câu hỏi được xây dựng theo mục tiêu của nghiên cứu nhằm thu thập thông tin định tính và định lượng
về các ấn tượng, kinh nghiệm và ý kiến về sự thích nghi của thẻ tín dụng tại các tổ chức
tài chính ở Rwanda. Nghiên cứu chỉ ra rằng có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng nhưng các yếu tố phân tích như mức thu nhập, nhận thức về thẻ tín dụng và chi phí sử dụng thẻ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Những yếu tố này ảnh hưởng đến việc mua hàng hóa cả trong và ngoài nước. Tác giả đã
kết luận rằng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng I&M.
Mokhlis và cộng sự (2008) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng trong các tổ chức tài chính của Rwanda - ngân hàng I&M. Khi khảo sát 323 sinh viên tại Malaysia thì lợi ích về mặt tài chính, sự thuận tiện và chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp có vai trò tác động mạnh hơn so với những yếu tố khác. Safiek Mokhlis và cộng sự (2010), trên cơ sở dữ liệu khảo sát bằng bảng câu hỏi từ 482 sinh viên trường đại học Terengganu, Malaysia. Nghiên cứu nhằm xác định các tiêu
ảnh hưởng trong việc lựa chọn ngân hàng. Ket quả nghiên cứu cho thấy có 9 nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngân hàng của sinh viên bao gồm sự hấp dẫn (attractiveness), người ảnh hưởng (people influences), dịch vụ cung cấp (service), thương hiệu ngân hàng
(brand name), cảm giác an toàn (secure feeling), tiếp thị (marketing promotion), khoảng
cách (proximity), mạng lưới chi nhánh (branch location), lợi ích tài chính (financial benefits).
Arpita Khare (2012) đã xem xét lối sống và các giá trị dự đoán cho quyết định sử dụng thẻ tín dụng ở Ản Độ. Việc dùng thẻ tín dụng vẫn còn bị giới hạn vì hầu hết người
Ản Độ thích thanh toán bằng tiền mặt và tin rằng thẻ tín dụng có thể không phải là phương thức giao dịch bảo mật. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tiện lợi, độ tuổi, giới tính,
cảm giác thành đạt có ảnh hướng đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng. Sultan Singh, Ms Komal (2009) là một nghiên cứu nhằm so sánh giữa ba ngân hàng là SBI, ICICI và HDFC về ảnh hưởng của thẻ ATM đến sự hài lòng của khách hàng (Impact of ATM on consumer satisfaction). Trong nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để sử dụng thẻ ATM của khách hàng, đó là: Niềm tin và sự bảo mật của thẻ ATM, sự tư vấn của những người đã từng dùng thẻ, sự thuận tiện khi dùng thẻ và phí phát hành thẻ của ngân hàng. Trong các yếu tố này, qua quá trình nghiên cứu, tác giả đưa ra kết luận rằng khách hàng thường có xu hướng lựa chọn ngân hàng để sử dụng thẻ ATM theo sự tư vấn của những người đã sử dụng trước đó và những người đó cảm thấy hài lòng đối với việc dùng thẻ ATM.