DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CÔNG TYCHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598653-2530-013302.htm (Trang 42 - 45)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, cách lấy mẫu ngẫu nhiên. Theo (Hair và cộng sự, 1998), kích thước mẫu tối thiểu là 50 nhưng tốt hơn hết là từ 100 trở lên, để phân tích nhân tố (EFA) thì cần tối thiểu 5 quan sát cho 1 biến. Nghĩa là kích thước mẫu n = (số biến đo lường * 5). Trong nghiên cứu này có 27 biến quan sát cho nên kích thước mẫu tối thiểu là n = 27*5 = 135.

Vậy với mô hình nghiên cứu, tác giả ấn định mẫu nghiên cứu là 250 để mô hình

27

3.4.2 Cách thu thập dữ liệu

Tác giả thu thập dữ liệu bằng cách khảo sát thông qua bảng câu hỏi.

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế dựa trên các nghiên cứu trước đó và sử dụng thang đo Likert với 5 cấp độ từ mức 1 = rất không quan trọng, mức 2 = không quan trọng, mức 3 = trung lập, mức 4 = quan trọng, mức 5 = rất quan trọng.

Khảo sát chính thức được chia thành 3 phần:

Phần 1: Gồm các câu hỏi khảo sát tình hình thực tế lựa chọn CTCK của NĐT

cá nhân. Phần này để cung cấp thông tin khái quát về thực trạng lựa chọn CTCK của những người tham gia khảo sát và những câu hỏi này chủ yếu để mang tính thăm dò.

Phần 2: Gồm 27 câu hỏi theo thang đo Likert 5 để kiểm tra tầm quan trọng của

27 biến quan sát ảnh hưởng đến sự lựa chọn CTCK của NĐT cá nhân tại TP.HCM.

Phần 3: Gồm các câu hỏi liên quan đến nhân khẩu học như: giới tính, tuổi,

nghề

nghiệp... .nhằm để phân nhóm đối tượng nghiên cứu.

3.4.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 26. Trong giai đoạn phân tích và xử lý dữ

liệu, nghiên cứu đã tiến hành Thống kê mô tả. Phân tích độ tin cậy, Phân tích nhân tố khám phá. Phân tích tương quan và hồi quy.

- Thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một mô tả ngắn gọn tóm tắt dữ liệu đã cho có thể là đại diện của các mẫu và thang đo của chúng. Dữ liệu từ bảng câu hỏi sẽ được giải thích một cách đơn giản để dễ hiểu hơn.

- Phân tích độ tin cậy

Theo Twycross và Shields (2005). độ tin cậy liên quan đến tính ổn định. độ lặp lại và tính nhất quán của kết quả, vì thế phân tích độ tin cậy là nắm bắt tính nhất quán

và ấn định các biến được sử dụng để kiểm tra các yếu tố. Theo Nunnally & Burnstein

28

- Phân tích nhân tố khám phá

Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, có nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. Phân tích nhân tố EFA sẽ loại bỏ các biến không thỏa yêu cầu để đảm bảo rằng thang

đo có tính đồng nhất. Mục tiêu của việc phân tích nhân tố EFA là đánh giá mối quan hệ giữa các biến quan sát và gộp các biến đó vào các nhóm biến giải thích cho các nhân tố.

- Phân tích hệ số tương quan

Theo Pallant (2007), hệ số tương quan Pearson, giúp định lượng mức độ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, được nêu rõ như sau: Nếu giá trị của hệ số tương quan là 1, có một mối tương quan dương giữa 2 biến. Nếu giá trị của

hệ số tương quan là -1, có một mối tương quan âm giữa 2 biến. Nếu giá trị của hệ số tương quan là 0, không có mối quan hệ giữa 2 biến. Nói cách khác, giá trị tuyệt đối của hệ số Pearson giữa hai biến càng gần với 1 thì giá trị tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ.

- Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy đa biến là phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích mối quan hệ đồng thời giữa các biến độc lập và một biến phụ thuộc (Hair và cộng sự,1998).

- Kiểm định các giả thuyết và độ phù hợp của mô hình

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số R2 biểu thị độ lớn của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc và giải thích tỉ lệ biến thiên của biến phụ thuộc trong mô hình. Giá trị R2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng phù hợp.

- Kiểm định phân tích phương sai ANOVA

Phân tích phương sai ANOVA được dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của biến nguyên nhân định tính lên biến kết quả định lượng. Hệ số β (hệ số hồi quy chuẩn

Các yếu tố ảnh hưởng

Ký hiệu Thang đo Nguồn Đánh giá

của chuyên gia Danh tiếng công ty DT1 Danh tiếng, thương hiệu tốt. (1) Okpara&Onuo ha, 2013 (2) Siddique, 2012 (3) Chigamba&Fa toki, Đồng ý DT2 Tình hình tài chính vững mạnh. DT3 Lịch sử hoạt động lâu năm. Hà Nam Khánh Giao và Hà Minh Đạt (2014) Chi phí

CP1 Chi phí khi giao dịch chứng khoán thấp. (1) Luarn và Lin, 2005 (2) Wu và Wang, 2005 Đồng ý CP2

Lãi suất vay giao dịch ký quỹ (vay margin) thấp.

29

Ngoài ra, Hệ số phóng đại phương sai (VIF) dùng để đo lường hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Neu hệ số VIF < 2 thì không có dấu hiệu đa cộng tuyến.

Một phần của tài liệu NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ LỰA CHỌN CÔNG TYCHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 10598653-2530-013302.htm (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w