Định nghĩa ý định ứng tuyển (IA)

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG HIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG XÃHỘI TRONG TUYÊN DỤNG ĐẾN Ý ĐỊNH ỨNG TUYÊN CỦASINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂNHÀNG TP.HCM 10598432-2273-011245.htm (Trang 25 - 26)

Trước khi đi vào khái niệm đầy đủ về ý định ứng tuyển, ta phân tích thế nào là ý định. Ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai (Blackwell và c.s., 2001). Khóa luận sử dụng lý thuyết của mô hình hành động hợp lý và hành vi dự định của Ajzen để làm lý thuyết nền cho biến ý định ứng tuyển. Theo Ajzen (1991), ý định là một trong những yếu tố thúc đẩy một cá nhân có động lực thực hiện hành vi. Theo Ajzen (1991), các yếu tố như thái độ, nhận thức kiểm soát hành vi hay chuẩn chủ quan tác động lên ý định của một cá nhân. Ý định ứng tuyển thường được

xem là một trong hai yếu tố có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hành vi ứng tuyển của ứng viên.

Khi một ứng viên có nhu cầu về việc làm, khi đó xuất hiện một quá trình bắt đầu

khi người tìm việc đặt ra những mong muốn để đáp ứng nhu cầu này. Quá trình này bao gồm nhiều sự kiện tâm lý, bao gồm suy nghĩ, cảm giác, hành vi và toàn bộ quá trình lên đến đỉnh điểm về giá trị. Ý định ứng tuyển của ứng viên có thể được định hình bằng các yếu tố nội bộ như nhận thức, trực giác, xử lý thông tin và thái độ. Các yếu tố bên ngoài như môi trường xã hội, đồng đẳng và phương tiện truyền thông xã hội cũng có thể định hình quá trình nhận thức về việc ứng tuyển. Ý định và xu hướng hành vi ứng tuyển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đã được các nhà nghiên cứu khám phá từ nhiều ngành:

tâm lý học, khoa học hành vi, kinh tế và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, thái độ và ý định của ứng viên có thể bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các đặc điểm nhận thức, tâm lý và nhân khẩu học....

Như vậy, ý định ứng tuyển là một trạng thái nhận thức phản ánh dự định sẽ ứng tuyển của ứng viên trong một khoảng thời gian xác định. Tức đó là một quá trình diễn ra

trước khi ứng tuyển, chịu sự tác động của mong muốn, kinh nghiệm cá nhân, các yếu tố nhân khẩu học và môi trường bên ngoài nhằm đưa ra những đánh giá cho các lựa chọn ứng tuyển.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA THƯƠNG HIỆU VÀ TRUYỀN THÔNG XÃHỘI TRONG TUYÊN DỤNG ĐẾN Ý ĐỊNH ỨNG TUYÊN CỦASINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂNHÀNG TP.HCM 10598432-2273-011245.htm (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w