Bước phỏng vấn định tính thực hiện sau khi thang đo được thiết kế sơ bộ. Bước này giúp tác giả thu thập ý kiến của nhóm ứng viên. Qua đó, đáp viên sẽ cho biết họ có thể hiều được ý nghĩa của các phát biểu trong bảng câu hỏi hay không; họ sẽ nêu ý kiến về nội dung của các phát biểu; các câu hỏi mà họ cho là có nội dung trùng nhau, những nội dung nào nên lược bỏ cũng như những nội dung nào được thêm vào. Sau khi thảo
luận với đáp viên và nhận được những góp ý và tiến hành chỉnh sửa và hoàn thiện bản hỏi sao cho phù hợp với đối tượng khảo sát nhất.
Quá trình phỏng vấn sâu được thực hiện vào tháng 5/2021, với 5 mẫu được thực
hiện qua ba bước. Bước đầu tiên thực hiện phỏng vấn trực tiếp với một đáp viên và thực hiện hiệu chỉnh. Bước hai thực hiện phỏng vấn nhóm gồm có ba đáp viên, xem xét lại và
thực hiện hiệu chỉnh. Bước cuối cùng là phỏng vấn trực tiếp với một đáp viên hiệu chỉnh
lần cuối để có bảng hỏi chính thức. Các anh/chị đã đóng góp ý kiến rất nhiệt tình và tích cực cho bảng câu hỏi nghiên cứu.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy hầu hết đáp viên đều cho rằng khái niệm khá mới, tuy nhiên sau quá trình thảo luận thì đáp viên đều hiểu và đồng ý với các nhân tố mà tác giả đưa ra có tác động đến ý định ứng tuyển của sinh viên Trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM. Đồng thời, các đối tượng tham gia khảo sát định tính cũng bổ sung, chỉnh sửa một số phát biểu cần thiết để đo lường một số thành phần trong mô hình đề xuất, cụ thể là:
Kết quả thu được khi thực hiện bước phỏng vấn trực tiếp lần đầu với một đáp viên lần đầu như sau: đáp viên đồng ý với đa số các phát biểu về khái niệm và nội dung trong bảng hỏi. Tuy nhiên, đáp viên góp ý nên thống nhất một danh xưng trong các thang
đo thành “nhà tuyển dụng” thay vì “công ty”, “doanh nghiệp” hay “tổ chức”. Đồng thời, đáp viên cũng góp ý nên điều chỉnh thang đo IA3 từ “Tôi dự định nỗ lực hết khả năng để được làm việc cho nhà tuyển dụng này” thành “Tôi dự định nỗ lực hết khả năng để có cơ hội làm việc cho nhà tuyển dụng này”.
Kết quả thu được khi thực hiện bước thảo luậnlần hai với ba đáp viên như sau: một trong ba đáp viên góp ý chỉnh sửa cho thang đo SP3 từ “Website của nhà tuyển dụng
mang lại cảm giác về sự hòa đồng” thành “Website của nhà tuyển dụng mang lại cảm giác về sự thân thiện”.
Kết quả thu được khi thực hiện phỏng vấn trực tiếp lần ba với một ứng viên: đáp
viên đồng ý hoàn toàn với các thang đo trong bảng hỏi đưa ra. Tuy nhiên, đáp viên có góp ý chỉnh sửa các thang đo của biến “sự hiện diện xã hội” từ “website” thành “trang thông tin”.
Như vậy, thang đo sự hiện diện xã hội (SP) sau khi điều chỉnh gồm 5 biến quan sát được trình bày trong bảng 3.1:
2 SP2 Website của nhà tuyển dụng mang lại cảm giác có nhân cách. 3 SP3 Website của nhà tuyển dụng mang lại cảm giác về sự hòa đồng. 4 SP4
Website của nhà tuyển dụng mang lại cảm giác về sự ấm áp của con
người. 5 SP5
Website của nhà tuyển dụng mang lại cảm giác về sự tinh tế của con
"2
3 EP3
Tôi cảm thấy đơn vị X là thương hiệu tuyển dụng mang nét thân thiện.
4 EP4
Tôi cảm thấy đơn vị X là thương hiệu tuyển dụng mang nét thành công.
5 EP5
Tôi cảm thấy đơn vị X là thương hiệu tuyển dụng mang nét có thực
lực. 6 EP6
Tôi cảm thấy đơn vị X là thương hiệu tuyển dụng mang nét chuyên nghiệp.
STT Ký hiệu Nội dung phát biểu
1 IA1 Tôi dự định đặt nhà tuyển dụng này là lựa chọn đầu tiên để ứngtuyển. 2 IA2 Tôi dự định nhận lời mời làm việc từ nhà tuyển dụng này.
3 IA3 Tôi dự định nỗ lực hết khả năng để được làm việc cho nhà tuyểndụng này. 4 IA4 Tôi dự định ứng tuyển vào một vị trí mà nhà tuyển dụng này đangcó nhu cầu tuyển nhân sự. (Nguồn: Tác
giả d