TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 35)

b) Nội dung dự kiến

1.5. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHỮA CHÁY

1.5.1. Hệ thống chữa cháy bán tự động

- Hệ thống chữa cháy bán tự động gồm các thiết bị hộp chữa cháy ống mềm, vòi phun nước, họng chờ, súng phun nước, lăng phun, vòi phun, ống phun, tủ, các loại khớp kết nối…

- Các loại bình chữa cháy ABC, CO2, bình chữa cháy bột, bình chữa cháy sách tay, bình phun ô tô các loại, bình chữa cháy mini, bình chữa cháy phun sương, bình chữa cháy hoá học, bình chữa cháy bằng nước, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình treo chữa cháy… loại sách tay, loại xe đẩy chữa cháy CO2, xe đẩy chữa cháy.

Hình 1.23 Một số hệ thống chữa cháy bán tự động

1.5.2. Hệ thống chữa cháy Sprinkler

Hệ thống chữa cháy Sprinkler là hệ thống chữa cháy phổ biến nhất hiện nay. Nó dập tắt đám cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy mà tại đó đầu phun Sprinkler bị kích hoạt ở ngưỡng nhiệt độ đã được xác định trước.

Hệ thống Sprinkler là một hệ thống liên kết các đường ống chạy ngầm dưới đất và trên mặt đất, được thiết kế theo những tiêu chuẩn của công nghệ chữa cháy. Có thể bố trí hoặc một hoặc nhiều nguồn cấp nước tự động. Phần hệ thống nằm trên mặt đất là một mạng đường ống được thiết kế theo nguyên tắc “ tính toán thuỷ lực ” hoặc theo nguyên tắc “ định cỡ đường ống ” và được lắp đặt bên trong một công trình kiến trúc hoặc một khu vực mà nhìn chung nó nằm cao quá đầu và trên đường ống ấy, những đầu Sprinkler được bố trí sao cho khi phun nước ra, nó bao trùm một vùng không gian được tính toán trước. Van điều khiển một reser của hệ thống được đặt trên reser hoặc đặt trên đường ống cấp nước cho nó. Mỗi reser của hệ thống Sprinkler gồm có một thiết bị kích hoạt báo động khi hệ thống khởi động vận hành chữa cháy. Thường thì hệ thống được kích hoạt bằng nhiệt phát ra từ đám cháy, và nó phun nước ra phủ trên khu vực có cháy.

Có nhiều loại hệ thống Sprinkler:

Wet Pipe System hệ thống có nước. Là hệ thống Speinkler có các đầu Sprinklers tự động được gắn vào hệ thống đường ống có chứa sẵn nước, và nối kết với nguồn nước, nhờ đó nước sẽ được phun ra ngay lập tức, qua các Sprinklers đã

mở do nhiệt từ đám cháy phát ra kích hoạt.

Hình 1.24 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler có nước

Dry Pipe System ( hệ thống khô ). Là hệ thống có các đầu Sprinklers tự động được gắn vào hệ thống đường ống có chứa không khí hoặc nitrogen được duy trì bởi áp lực, và khi Sprinklers đã mở do nhiệt từ đám cháy kích hoạt, khí bên trong đường ống thoát ra cho phép áp nước làm mở Dry Pipe valve. Nhờ đó nước chảy vào hệ thống và rồi phun nước ra ngoài các Sprinklers đã mở.

Hình 1.25 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler khô

Preaction System ( hệ thống Kích Hoạt Trước ). Là hệ thống Sprinkler có các đầu Sprinklers tự động được gắn vào đường ống có chứa không khí, có thể có hoặc không có áp lực, và có một hệ thống báo cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu Sprinkler, khi hệ thống báo cháy kích hoạt, nó sẽ mở van cho phép nước chảy vào hệ thống đường ống và rồi phun nước ra các Sprinklers đã mở.

Deluge System ( hệ thống Hồng Thuỷ ). Là hệ thống Sprinkler dùng các đầu Sprinklers mở sẵn được gắn vào một nguồn nước, qua một van mà van đó sẽ mở do

sự kích hoạt của một hệ thống báo cháy được lắp đặt tại cùng những vị trí có đầu báo Sprinkler, van này được mở, nước sẽ chảy vào hệ thống đường ống và rồi phun nước ra ngoài tất cả các Sprinkler đã được lắp đặt.

Combined Dry Pipe - Preaction System (hệ thống kết hợp Hồng Thuỷ - Kích Hoạt Trước) là hệ thống Sprinkler có các đầu Sprinkler tự động gắn vào hệ thống đường ống có chứa không khí, có sáp lực và có một hệ thống dò cháy bổ sung được lắp đặt tại cùng những vị trí có đặt đầu Sprinkler. Khi hệ thông dò cháy kích hoạt, nó sẽ kích hoạt các thiết bị nhả và rồi thiết bị nhả này sẽ mở các dry pipe valves cùng lúc mà không mất áp lực không khí trong hệ thống, việc kích hoạt hệ thống báo cháy cũng làm mở các van xả khi đặt ở điểm cuối của feed main. Các van xả khí thông thường sẽ được mở trước khi các đầu Sprinklers mở. Hệ thống dò cháy đồng thời cũng hoạt động như một hệ thống báo động.

1.5.3. Hệ thống Hồng Thuỷ

Hình 1.26 Hệ thống Hồng Thuỷ đang “ test ” tại trạm biến thế Phú Lâm

Những hiện trường được xếp loại nguy hiểm về hoả hoạn cao, không thể chữa cháy bằng hệ thống Sprinkler thông thường phải dùng hệ thống chữa cháy Hồng Thuỷ (còn được gọi là hệ thống Deluge hoặc Water Spray).

Hệ thống Hồng Thuỷ được thiết kế phun ra một lượng nước lớn, dày đặc, nó bao trùm một vùng rộng, phun nước ra cùng một lúc bởi nhiều vòi phun, được bố trí thành dãy tuỳ theo yêu cầu của hiện trường.

Có 3 nguyên tắc chữa cháy bằng hệ thống Hồng Thuỷ:

- Tác dụng làm nguội: Dùng nước để làm nguội bầu không khí nóng do cháy và do nước đang bốc hơi, đồng thời giữ cho nhiệt độ của vật chất ở dưới ngưỡng nhiệt độ bốc cháy. Làm nguội để hạn chế lây lan mau chóng dập tắt cháy.

- Tác dụng phủ kín: Một lượng hơi nước khổng lồ khoảng 1650 lần thể tích nước, bao phủ mặt phẳng đang cháy, ngăn không cho oxygen tiếp cận ngọn lửa. Tách oxygen nghĩa là lửa không còn điều kiện để tiếp tục cháy.

- Tác dụng cô đặc: Hạt nước li ti hoà trộn với dầu, tạm thời quánh dầu thành một lớp nhũ tương trên bề mặt ngăn không cho dầu bốc hơi. Dầu không bốc hơi thì lửa không còn điều kiện để tiếp tục phát triển.

Hệ thống có thể kích thích bằng điện thông qua các đầu báo cháy, hoặc kích thích bằng các đầu Sprinkler theo kiểu Wet Pilot (ống có chứa nước), hoặc theo kiểu Dry Pilot (ống không chứa nước).

Các loại hệ thống Hồng Thuỷ phân biệt theo tốc độ phun:

Tốc độ trung bình: Có tác dụng khống chế đám cháy bằng cách làm mạnh môi trường đang cháy. Với những vòi phun đặc biệt, nó sẽ phun thành những chùm tia nước li ti, toạ thành một màng sương theo dạng hình nón, làm lạnh mặt phẳng đang xảy ra sự cố, bằng cách loại trừ hơi nóng ra khỏi nơi nguy hiểm và tạo một màng chắn ngăn chặn bức xạ nhiệt.

Tốc độ cao: Phun ra chùm tia nước có giọt nước tương đối lớn, cực mạnh, làm cho dầu đọng lại thành những giọt gần mặt phẳng đang cháy, làm dầu nguội đi, và ngăn không cho nó bốc hơi thêm nữa. Nhờ dùng một lượng nước cực lớn trong một không gian nhỏ, ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt.

Nếu một dòng nước mạnh bắn vào dầu đang cháy, nước thọc sâu vào bên dưới mặt phẳng của dầu, và dầu sẽ nổi lên trên nước, lớp dầu nổi ấy tiếp tục bốc hơi và cháy. Nhưng nếu nước được phân bố dưới dạng những tia nước vừa thô vừa nhuyễn, nước trở thành phương tiện hiệu quả và ít tốn kém nhất để dập tắt những đám cháy phát ra từ loại dầu nặng và trung bình.

Nếu nước được phân bố dưới dạng những tia nước li ti như sương mù, và khi mặt phẳng của chất lỏng đang bốc hơi bị trùm phủ hoàn toàn, cùng lúc những giọt nước li ti ấy tỏ ra hữu hiệu để dập tắt ngọn lửa bên trên bề mặt của loại dầu nhẹ như kerosene, và trong điều kiện thuận lợi đặc biệt (được khoanh vùng, chia khu), nó chữa được những đám cháy từ dầu lửa.

Nói tóm lại nước dưới dạng những tia nước nhuyễn có thể chữa cháy hiệu quả trên bề mặt dầu trước khi nó chìm vào dưới lớp dầu.

1.5.4. Hệ thống chữa cháy (Dry Chimical)

Ứng dụng tại những nơi hiểm hoạ cháy được đánh giá cao. Nó phun khí chữa cháy vào tận những nơi khó ra vào để chữa cháy bằng phương pháp thủ công

Trường hợp tiêu biểu: Phòng đặt máy móc, thiết bị, máy biến thế, tuabin, máng dầu và hoá dầu, thiết bị xử lý trong nhà máy luyện kim, khu giao nhận hàng hoá tại kho, tại cảng, dây chuyền phun sơn nhà máy, thùng nhúng sơn công nghiệp, kho nguyên liệu dễ cháy…

Mô tả:

Hệ thống chữa cháy Ansul IND-X là loại đặt cố định, hoá chất (khô) được chứa trong bình áp lực, dẫn qua hệ thống đường ống, dẫn đến các đầu phun đặt tại khu vực bảo vệ.

Hệ thống có thể kích hoạt tự động hoặc điều khiển thủ công. Có thể trang bị thêm những thiết bị phụ để ngắt nguồn các thiết bị dùng điện, hoặc để khoá đường ống dẫn gas.

Thiết bị báo cháy có thể là các đầu báo nhiệt kích hoạt bằng điện hoặc bằng cơ.

1.5.5. Hệ thống chữa cháy (FM-200 và HFC 227ea)

Hình 1.27 Hệ thống chữa cháy FM-200 và HFC227ea

Hệ thống chữa cháy FM200/HFC227ea (miniPackage) được thiết kế để bảo vệ một không gian hẹp (dưới 1500m²).

Hệ thống chữa cháy bằng khí sạch, không dẫn điện, không phá huỷ tầng ozone, không nguy hiểm cho người sử dụng, được sử dụng để chữa cháy thay thế cho các hệ thống chữa cháy bằng halon, CO2…

Hệ thống được sử dụng để bảo vệ các khu vực đặt các thiết bị điện tử viễn thông, nơi nghiêm cấm sử dụng các tác nhân dẫn điện, nơi có yêu cầu cao về an toàn của người sử dụng như: Trung tâm dữ liệu, phòng điều khiển, kho lưu trữ, thư viện, phòng máy phát điện, phòng biến thế.

- Nguyên lý cấu tạo

Một hệ thống FM200 bao gồm 2 chức năng: báo cháy và chữa cháy tự động, thiết bị hệ thống được chia thành 4 phần chính: bình khí và các thiết bị xả khí (đầu kích hoạt xả khí, đầu phun khí, đường ống dẫn khí); tủ điều khiển; hệ thống đầu dò (khói, nhiệt); hệ thống báo động (chuông báo cháy và đèn/còi báo cháy).

- Nguyên lý chữa cháy

FM200 dập tắt đám cháy bằng sự kết hợp của các nguyên lý hoá học, vật lý cho phép hạ nhiệt độ đám cháy xuống thấp dưới ngưỡng gây cháy nhằm dập tắt đám cháy mà không tác động đến oxy và vật liệu cháy, điều này cho phép con người có thể quan sát, thở và rời nơi có cháy một cách an toàn.

1.5.6. Hệ thống chữa cháy CO2

Hình 1.28 Hệ thống chữa cháy CO2

CO2 là một chất khí sạch, không làm rỉ sét, nó dập tắt cháy bằng cách làm loãng hỗn hợp không khí và CO2 với một tỷ lệ dưới mức giới hạn có thể duy trì sự cháy. Hệ thống này ứng dụng tại những nơi mà nếu dùng những chất chữa cháy khác có thể làm hư hỏng máy móc thiết bị.

Vì khí phun ra có thể gây ra ngạt thở cho con người hiện diện trong khu vực, vì vậy hệ thống luôn luôn dành một thời gian trì hoãn với tín hiệu báo động để cảnh báo trước khi phun khí, để con người kịp thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

1.5.7. Hệ thống chữa cháy Foam

Hệ thống chữa cháy bằng bọt (Foam), khi được kích hoạt sẽ phun ra một loại bọt bao phủ trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt tại những nơi có chứa chất độc hại.

Đối với loại foam dãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cho hàng hoá, và chỉ trong một thời gian ngắn cả nhà kho đều trở lại bình thường.

Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ. được lựa chọn thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hữu hiệu giữa các bộ phần ấy trong hệ thống một hệ thống chữa cháy.

Bọt cô đặc là một chất đối trọi với xăng dầu, mặc dù nó có chung tiêu chuẩn, tuy nhiên mỗi loại bọt – protein và fluoroprotein – có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích thích hợp hoặc kém thích hợp đối với từng hiện trường cụ thể.

Hệ thống trộn bọt có thể là loại “balanced pressure” hoặc “inline”.

Đầu phun bọt có thể là đầu Sprinkler, spray, nozzle, moritor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tuỳ theo hệ thống foam được dùng.

- Nguyên lý cấu tạo

Bọt chữa cháy foam là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Foam được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành dung dịch foam, dung dịch này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sang phun lên bề mặt vật gây ra cháy và dập tắt cháy.

- Nguyên lý chữa cháy

Tuỳ theo loại bọt, Foam có thể chữa cháy bằng nhiều cách:

Hoặc là dùng bọt Foam để bao phủ lên trên bề mặt cháy một lớp bọt dày, dập tắt ngọn lửa và cách lý nhiên liệu không cho tiếp tục tiếp xúc với không khí, hoặc là làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có chứa trong bọt, hoặc là trùm phủ không cho chất lỏng (nhiên liệu) bốc hơi và hoà trộn với không khí.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

- Khái niệm về cháy, nổ, một số nguyên nhân gây cháy nổ, các yêu cầu về đề phòng cháy nổ;

- Khái niệm, chức năng và yêu cầu của hệ thống báo cháy tự động; - Một số hệ thống báo cháy tự động;

- Nguyên lý cấu tạo và làm việc của hệ thống báo cháy tự động;

- Cấu tạo và nguyên lý của các thành phần cấu tạo nên hệ thống báo cháy tự động: thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra;

- Tổng quan về hệ thống chữa cháy: chữa cháy tự động và bán tự động. - Trình bày một số hệ thống chữa cháy tự động về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy như: chữa cháy bằng đầu Sprinkler, chữa cháy hồng thuỷ, chữa cháy FM200, chữa cháy CO2, chữa cháy foam…

Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ TOÀ NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

2.1. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH CỦA TOÀ NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAOĐỘNG ĐỘNG

Ở Việt Nam hiện nay, ngành du lịch là một ngành đang rất phát triển, vì vậy các khách sạn và nhà hàng mọc lên rất nhiều để phục vụ khách du lịch, nhưng cũng có khá nhiều nhà khách được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ăn, ở của các ngành khi đi họp và làm việc ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Nhà khách Tổng liên đoàn được xây dựng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Trước nhu cầu ăn, nghỉ của cán bộ trong hệ thống công đoàn từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước về hội họp và làm việc tại cơ quan Tổng Liên Đoàn đã đặt ra đòi hỏi phải có một nhà khách phục vụ đối tượng này.

Ngày 11 tháng 9 năm 2014, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam, Ban quản lý dự án Nhà khách Tổng liên đoàn phối hợp với Xí nghiệp 11/Tổng công ty 319/Bộ Quốc Phòng tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà Khách Tổng liên đoàn Lao Động Việt Nam, tại số 1A Yết Kiêu - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Nhà khách Tổng liên đoàn số 1A Yết Kiêu là công trình nằm tại ngã 3 phố Yết Kiêu và phố Trần Quốc Toản. Diện tích xây dựng 594m²; kết cấu 2 tầng hầm và 7 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng 6492m². Khi đưa vào sử dụng công trình sẽ là một điểm nhấn về cảnh quan đô thị, điểm nối đẹp giữa phố Yết Kiêu và phố Trần Quốc Toản.

Đây là công trình có tổng mức đầu tư 115 tỷ đồng từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của nhà khách Tổng Liên Đoàn và vay vốn từ Liên Đoàn Lao

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 35)