Tính toán số lượng đầu báo cháy lắp đặt cho từng tầng, từng vị trí của toà nhà khách

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 75 - 88)

b) Nội dung dự kiến

3.2.4. Tính toán số lượng đầu báo cháy lắp đặt cho từng tầng, từng vị trí của toà nhà khách

toà nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động

Công thức xác định số lượng đầu báo cháy lắp đặt cho một khu vực có diện tích S:

N = S/D Trong đó:

S: Diện tích vùng cần bảo vệ

D: Diện tích bảo vệ của một đầu báo.

Số lượng và vị trí lắp đặt của đầu báo cháy được tính theo TCVN 5738 – 2001, bảng 3.2 trong điều 6.12 đối với đầu báo cháy khói và bảng 3.3 trong điều 6.13 đối với đầu báo cháy nhiệt. Được rút gọn lại trong bảng 3.10.

Bảng 3.10 Tính số lượng đầu báo cháy theo TCVN 5738 - 2001 Loại đầu báo

cháy

Độ cao lắp đặt đầu báo cháy m

Diện tích bảo vệ của một đầu báo

cháy, m2

Khoảng cách tối đa, m Giữa các đầu

báo cháy

Từ đầu báo cháy đến tường nhà Đầu báo cháy

khói

Dưới 3,5 nhỏ hơn 50 7,0 3,5

Đầu báo cháy nhiệt

Dưới 3,5 Nhỏ hơn 100 10 5

3.2.4.1. Tính toán số lượng đầu báo cháy và vị trí lắp đặt tại tầng hầm 2

Có diện tích mặt sàn là 1184m², chiều cao của tầng hầm 2 tới vị trí lắp đặt đầu báo cháy là 3,1m. Trong đó diện tích của 2 bể nước là: 37,8m² và 15,4m², diện tích của kho PCCC là 15,5m², diện tích của dốc lên tầng 2 là 61,47m², diện tích khu vực cầu thang bộ và thang máy là 49,5m².

Tổng diện tích của tầng hầm 2 cần lắp đặt đầu báo cháy bảo vệ là: 1184 – 37,8 – 15,4 – 15,5 – 61,47 – 49,5 = 1004,33 (m²)

Chiều cao đặt đầu báo cháy là 3,1m nên ta chọn diện tích bảo vệ là 40m²/1 đầu báo cháy.

Số lượng đầu báo cháy tối thiểu cần lắp đặt để bảo vệ cho tầng hầm 2 là: 1004,33/40 = 25,1 đầu báo, chọn 26 đầu báo.

Chiều rộng của tầng hầm 2 là 33,5m. cần lắp đặt 6 đầu báo trên một đường thẳng.

Chiều dài của tầng hầm 2 là 34,5m cần lắp đặt 7 đầu báo cháy trên một đường thẳng. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về khoảng cách giữa các đầu báo với nhau và giữa các đầu báo với tường. số lượng đầu báo cần lắp cho tầng hầm 2 là:

Tổng số đầu báo cần lắp theo chiều rộng và chiều dài của tầng 2 là: 6×7 = 42 đầu báo.

Số lượng đầu báo lắp thực tế trừ đi các vị trí có công trình được xây dựng: Vị trí bể nước 250m³ 1 đầu báo.

Vị trí xây dựng cầu thang bộ 1 đầu báo.

Vị trí xây dựng dốc lên tầng 1 có diện tích 61,47m²: 2 đầu báo. Số lượng đầu báo lắp thực tế: 42 – 1 – 1 – 2 = 38 đầu báo.

Trong kho PCCC có diện tích 15,5m² nên số đầu báo cần lắp là : 15,5/40 = 0,51.

Vậy trong kho PCCC chỉ cần lắp 1 đầu báo cháy. Tổng số đầu báo cháy lắp đặt cho tầng hầm 2 là 39 đầu báo nhiệt.

Bảng 3.11 vị trí lắp đặt và số lượng đầu báo cháy trong tầng hầm 2

Tầng hầm 2

Diện tích (m²)

Số đầu báo cháy theo tính toán Số đầu báo cháy theo TCVN 5738 - 2001

Đầu báo nhiệt gia tăng

thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng

địa chỉ (cái)

Đầu báo khói quang địa chỉ (cái) Đầu báo nhiệt gia tăng thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng địa

chỉ (cái) Đầu báo khói quang địa chỉ (cái) Kho PCCC 15,5 1 - - 1 - - Khu vực để xe 1004,33 26 - - 38 - - Tổng số đầu báo cháy 27 - - 39 - -

3.2.4.2. Tính toán số lượng đầu báo cháy và vị trí lắp đặt tại tầng hầm 1

Diện tích mặt sàn là 1184m². chiều cao của tầng hầm 1 từ nền tới vị trí lắp đặt đầu báo cháy là 3,1m. Chọn diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy là 40m².

Phòng chứa máy phát điện có diện tích 9m², phòng điện tổng 12,5m², khu giặt là 66m², trạm bơm 9,8m², lối đi vào thang máy 12,3m², phòng điện nhẹ được bảo vệ bằng đầu báo cháy khói quang địa chỉ.

Các phòng trên diện tích đều nhỏ hơn 100m², vậy mỗi phòng chỉ cần lắp 1 đầu báo cháy khói quang địa chỉ.

Diện tích còn lại là khu vực đỗ xe ôtô, được bố trí lắp đặt bảo vệ bằng đầu báo nhiệt gia tăng thường.

Diện tích xây dựng của bể chứa nước: bể 1 với thể tích là 69m³, có chiều dài là 5,76m, chiều rộng là 2,6m. Diện tích của bể 1 là 14,976m². Diện tích của bể 2 là 71m².

Lối đi bộ và dốc từ tầng 2 lên có chiều dài là 13,51m, chiều rộng là 4,55m. Diện tích của dốc từ tầng hầm 2 lên là 61,47m². Dốc từ tầng hầm 1 lên tầng 1 có diện tích là 44m².

bộ có tổng diện tích là 9,5m².

- Tổng diện tích của khu vực dỗ xe là:

1184 – 9,5 – 40 – 44 – 61,47 – 71 – 14,967 – 12,3 – 9,8 – 66 – 12,5 – 9 = 833,463 (m²).

Vậy tổng số đầu báo ít nhất cần lắp đặt để bảo vệ khu vực là : 833,463/40 = 20,83, chọn 21 đầu báo.

Tính toán lựa chọn số lượng đầu báo cháy theo bảng 3.10 đối với đầu báo cháy nhiệt.

Theo tầng hầm 2: tổng số đầu báo cháy cần lắp đặt theo chiều rộng và chiều dài của tầng hầm và theo TCVN cần 42 đầu báo.

Số lượng đầu báo nhiệt gia tăng thường cần lắp đặt ở tầng hầm 1 bằng tổng số đầu báo cháy trừ đi số đầu báo cháy đã lắp đặt (7 đầu báo cháy khói quang địa chỉ) và trừ các vị trí không lắp được đầu báo cháy ( bể nước, bể phốt và lối dốc lên tầng 1).

Bể nước 250m³: chiều dài là 13,51m( 2 đầu báo cháy), bể nước 69m³ (1 đầu báo), bể phốt (2 đầu báo). Lối dốc lên tầng 1(2 đầu báo).

Tổng số đầu báo nhiệt gia tăng thường lắp đặt ở tầng hầm 1 là: 42 – 7 – 7 = 28 đầu báo.

Bảng 3.12 vị trí lắp đặt và số lượng đầu báo cháy trong tầng hầm 1

Tầng hầm 1 Diện

tích (m²)

Số đầu báo cháy theo tính toán Số đầu báo cháy theo TCVN 5738 - 2001

Đầu báo nhiệt gia tăng

thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng

địa chỉ (cái)

Đầu báo khói quang địa chỉ

(cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng

thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng

địa chỉ (cái)

Đầu báo khói quang địa chỉ (cái) Phòng điện tổng 12,5 - - 1 - - 1 Phòng chứa MPĐ 9 - - 1 - - 1 Phòng giặt là 66 - - 2 - 2 Trạm bơm 9,8 - - 1 - - 1

Lối vào thang máy 12,3 - - 1 - - 1

Điện nhẹ - - 1 - - 1

Khu vực để xe 833,463 21 - 28 -

3.2.4.3. Tính toán số lượng đầu báo cháy và vị trí lắp đặt tại tầng 1

Tầng 1 có diện tích mặt sàn là 582m². vị trí lắp đặt đầu báo cháy sát với trần giả. Hệ thống trần giả bằng thạch cao cách mặt sàn 3,2m.

- Trong bếp nơi nhiều khói bụi nên lựa chọn lắp đặt đầu báo cháy nhiệt gia tăng địa chỉ.

Diện tích của bếp là 68,5m². Theo bảng 3.3 yêu cầu kỹ thuật đối với đầu báo cháy nhiệt trong điều 6.13 quy định: chiều cao lắp đặt đầu báo cháy dưới 3,5m thì diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy nhỏ hơn 50m².

Với chiều cao của trần là 3,2m, chọn diện tích bảo vệ của một đầu báo là 40m, số lượng đầu báo cháy ít nhất cần lắp đặt để bảo vệ toàn bộ khu vực nhà bếp là:

68,5/40 = 1,7125, chọn 2 đầu báo.

Vị trí lắp đặt đầu báo cháy theo bảng 3.3 khoảng cách tối đa giữa các đầu báo cháy là 7m, khoảng cách tối đa giữa đầu báo cháy với tường là 3,5m.

Do chiều dài của phòng bếp là 8,5m và chiều rộng là 8m. Để theo quy định trong bảng 3.3 về khoảng cách tối đa giữa đầu báo cháy với tường là 3,5m nên số lượng đầu báo cháy cần có để bảo vệ cho bếp phải là 4 đầu báo.

- Các phòng và khu vực khác trong tầng 1 sử dụng đầu báo cháy khói quang địa chỉ để bảo vệ.

Phòng quản lý có diện tích 14m²: sử dụng 1 đầu báo cháy.

Phòng điện nhẹ chứa hộp kỹ thuật đấu dây sử dụng 1 đầu báo cháy. Các khu vực còn lại thông với nhau.

Theo bảng 3.2 trong điều 6.12 yêu cầu kỹ thuật đối với đầu báo cháy khói: Chiều cao lắp đặt đầu báo cháy khói dưới 3,5m, diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy nhỏ hơn 100m.

Tổng diện tích cần bảo vệ của tầng 1 trừ đi những vị trí đã lắp đặt đầu báo cháy:

582 – 68,5 – 14 = 499,5 (m²). Chọn diện tích bảo vệ của một đầu báo là 80m²

Số lượng đầu báo cháy tối thiểu cần lắp đặt để bảo vệ toàn bộ khu vực là: 499,5/80 = 6,24 chọn 7 đầu báo cháy.

Theo bảng 3.10 vị trí lắp đặt giữa các đâu báo cháy tối đa là 10m, giữa đầu báo cháy với tường tối đa là 5m.

- Khu vực sảnh chờ khoảng cách từ nhà vệ sinh hoặc thang máy tới tường là 10m vậy giữa khoảng cách này ta phải đặt 2 đầu báo cháy. Chiều ngang, khoảng cách giữa 2 tường là 28,9m. Như vậy để theo tiêu chuẩn trong bảng 3.2 về khoảng cách từ đầu báo cháy tới tường nhỏ hơn 5m. Trong khoảng cách này ta phải đặt 4 đầu báo cháy.

Tổng số đầu báo cháy ở khu vực sảnh chờ diện tích 242m² là 8 đầu báo. - Quầy bar và khu ăn nhẹ diện tích là 150m², chiều dài từ tường tới khu vực bếp là: 16,26m, lựa chọn đặt 2 đầu báo.

Khoảng cách từ tường khu ăn nhẹ tới tường khu sảnh chờ là: 21,25m vậy cần đặt 4 đầu báo cháy (2 đầu báo cháy bên khu sảnh chờ) , lối từ nhà ăn đi xuống cầu thang bên ngoài đặt 1 đầu báo cháy, khoảng từ tường khu vệ sinh tới khu ăn nhẹ đặt 1 đầu báo. Khu vệ sinh và thang máy đặt 1 đầu báo.

Tổng số đầu báo cháy khói cần lắp đặt để bảo vệ cho tầng 1 theo yêu cầu kỹ thuật của bảng 3.2 là 17 đầu báo.

Bảng 3.13 vị trí và số lượng đầu báo cháy lắp đặt tại tầng 1

Tầng 1

Diện tích (m²)

Số đầu báo cháy theo tính toán Số đầu báo cháy theo TCVN 5738 - 2001

Đầu báo nhiệt gia tăng thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng địa

chỉ (cái)

Đầu báo khói quang địa chỉ

(cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng địa

chỉ (cái)

Đầu báo khói quang địa chỉ

(cái)

Bếp 68,5 - 2 - - 4

Phòng quản lý 14 - - 1 - - 1

Sảnh chờ 242 - - 4 - 8

Quầy bar và khu ăn nhẹ 150 - - 2 - - 6

Hành lang khu vực vệ sinh 12,3 - - 1 - - 1

Điện nhẹ 1,5 - - 1 - - 1

3.2.4.4. Tính toán số lượng đầu báo cháy và vị trí lắp đặt tại tầng 2

Diện tích sàn là 541m², chiều cao từ trần thạch cao xuống sàn là 3,2m. Phòng soạn có diện tích 21,2m², lựa chọn lắp đặt đầu báo nhiệt gia tăng địa chỉ. Chiều dài của phòng soạn là 7,26m. vậy để đúng theo yêu cầu kỹ thuật về khoảng cách tối đa của đầu báo với tường cần lựa chọn 2 đầu báo cháy.

Phòng ăn tổ chức sự kiện 1 và 2, phòng ăn tiệc, sảnh chờ và giải khát đều được lựa chọn lắp đặt đầu báo khói quang địa chỉ.

Áp dụng theo bảng 3.2 yêu cầu kỹ thuật của đầu báo khói: chiều cao lắp đặt đầu báo khói nhỏ hơn 3,5m thì diện tích bảo vệ của đầu báo khói nhỏ hơn 100m², khoảng cách tối đa giữa các đầu báo khói là 10m, khoảng cách tối đa giữa đầu báo khói với tường là 5m.

Phòng ăn và tổ chức sự kiện 1, diện tích là 200m². chọn diện tích báo cháy của một đầu báo là 80m².

Số đầu báo tối thiểu cần lắp đặt là: 200/80 = 2,5, chọn 3 đầu báo. Tính toán vị trí đặt:

Chiều rộng của phòng ăn 1 là 11m, theo yêu cầu kỹ thuật của bảng 3.2 khoảng cách giữa đầu báo với tường nhỏ hơn 5m, nên cần đặt 2 đầu báo cháy. Như vậy 2 cạnh chiều rộng của phòng ăn 1 phải đặt 4 đầu báo. Chiều dài là 18m, cạnh tường WC cần đặt 1 đầu báo, cạnh tường khu vực thang máy đặt 1 đầu báo. Khoảng cách đối diện sang tường bên lên ta có tổng số đầu báo cho phòng ăn 1 là 8 đầu báo.

Phòng ăn tiệc có chiều dài là 9,5m, nên cần lựa chọn 2 đầu báo cháy.

Sảnh chờ + giải khát. Chiều dài từ khu thang máy tới tường là 10m nên chọn 2 đầu báo cháy, chiều ngang tính từ lối cầu thang tầng 1 lên là 11,625m. nên cần 2 đầu báo cháy. khu vực tường cạnh cầu thang từ tầng 1 lên cần lắp 1 đầu báo cháy. Tổng sảnh chờ + giải khát cần lắp 5 đầu báo cháy.

Khoảng không giữa tầng 1 và tầng 2 lắp 1 đầu báo cháy.

Phòng điện nhẹ khu vực thang máy chứa hộp đấu dây lắp 1 đầu báo cháy. Phòng ăn 2 tổ chức sự kiện chiều ngang dài 9.12m lắp 2 đầu báo cháy, chiều dài 10,69m lắp 2 đầu báo cháy. Tổng số đầu báo lắp ở phòng ăn 2 là 4 đầu báo.

Lối đi từ phòng ăn 1 sang phòng ăn 2 lắp 2 đầu báo cháy.

Bảng 3.14 Vị trí và số lượng đầu báo cháy lắp đặt tại tầng 2

Tầng 2

Diện tích (m²)

Số đầu báo cháy theo tính toán Số đầu báo cháy theo TCVN 5738 - 2001

Đầu báo nhiệt gia tăng thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng địa

chỉ (cái)

Đầu báo khói quang địa chỉ

(cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng

thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng địa

chỉ (cái) Đầu báo khói quang địa chỉ (cái) Phòng soạn 21,2 - 1 - - 2 - Phòng ăn và tổ chức sự kiện 1 200 - - 3 - - 8 Phòng ăn và tổ chức sự kiện 2 100,3 - - 2 - - 4 Sảnh chờ và giải khát 92 - - 2 - - 5 Phòng ăn tiệc 28 - - 1 - - 2 Điện nhẹ 1,5 - - 1 - - 1

Hành lang khu vực vệ sinh 9,7 - - 1 - - 2

3.2.4.5. Tính toán số lượng đầu báo cháy và vị trí lắp đặt tại tầng 3 đến tầng 7

Tầng 3 đến tầng 7 có thiết kế giống nhau, gồm 15 phòng. Có 14 phòng có diện tích 25m² và chiều cao từ hệ thống trần giả xuống mặt sàn là 3,2m. Theo công dụng của phòng sử dụng để ở nên đầu báo cháy được lựa chọn là đầu báo nhiệt gia tăng địa chỉ.

Áp dụng bảng 3.10 với đầu báo cháy nhiệt:

Với diện tích một phòng là 25m² ta chỉ cần sử dụng 1 đầu báo cháy.

1 phòng có diện tích 59m², chia làm 3 phòng nhỏ dùng để ở và làm việc. Các phòng được xây tường chắn nên mỗi phòng cần sử dụng 1 đầu báo cháy.

Tổng số đầu báo nhiệt ở 1 tầng là 17 đầu báo.

2 bên hành lang sử dụng đầu báo cháy khói để bảo vệ. Chiều cao từ hệ thống trần thạch cao xuống mặt sàn là 2,6m.

Áp dụng theo bảng 3.10 đối với đầu báo cháy khói:

2 bên dãy hành lang, 1 bên có chiều dài 21,381m, bên còn lại có chiều dài 16,445m.

Bên hành lang có chiều dài 21,381m cần sử dụng 3 đầu báo cháy. Bên có chiều dài 16,445m thì cần sử dụng 2 đầu báo cháy.

Bảng 3.15 Vị trí và số lượng đầu báo cháy lắp đặt tại tầng 3

Tầng 3

Diện tích (m²)

Số đầu báo cháy theo tính toán Số đầu báo cháy theo TCVN 5738 - 2001

Đầu báo nhiệt gia tăng thường (cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng địa

chỉ (cái)

Đầu báo khói quang địa chỉ

(cái)

Đầu báo nhiệt gia tăng thường (cái)

Đầu báo nhiệt

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 75 - 88)