Quy định chung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 52 - 53)

b) Nội dung dự kiến

3.1.1. Quy định chung

Trích dẫn chương 3 của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738-2001

- Điều 3.1 Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải được sự thoả thuận của cơ quan phòng cháy chữa cháy và thoả mãn các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, qui phạm hiện hành có liên quan.

- Điều 3.2 Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau: + Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.

+ Chuyển tín hiệu cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay những biện pháp thích hợp.

+ Có khả năng chống nhiễu tốt (nhiễu thường xảy ra khi dây dẫn tín hiệu nằm trong vùng có điện trường mạnh hoặc khi dây dẫn đặt cạnh dây điện). Như vậy để chống nhiễu có thể sử dụng dây tín chống nhiễu hoặc dây tín hiệu thông thường nhưng phải được đi trong ống kim loại.

+ Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống. + Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy. + Hệ thống phải hoạt động liên tục trong mọi điều kiện (nguồn AC, DC). + Việc lắp đặt các đầu báo cháy với trung tâm báo cháy phải chú ý đến sự phù hợp của hệ thống (Điện áp cấp cho đầu báo cháy, dạng tín hiệu báo cháy, phương pháp phát hiện ra sự cố…).

+ Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này phải thực hiện đầy đủ các chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót.

+ Những tác động bên ngoài gây ra sự cố cho một bộ phận của hệ thống không được gây ra những sự cố tiếp trong hệ thống.

+ Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện cháy. - Hệ thống báo cháy tự động ngoài đáp ứng những yêu cầu trên thì các bộ phận của hệ thống cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu riêng của nó theo đúng như tiêu chuẩn đã đề ra.

Các hệ thống báo cháy tự động là các hệ thống đòi hỏi độ tincậy rất cao và hoạt động liên tục 24/24 giờ, vì vậy khi thiết kế hệ thống ngoài việc lựa chọn các loại đầu báo cháy và số lượng kênh thích hợp chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau đây đối với tủ trung tâm của hệ thống báo cháy.

- Điều 3.3 Tủ trung tâm của hệ thống báo cháy nhất thiết phải có Acquy dự phòng để bảo đảm cho hệ thống hoạt động liên tục kể cả khi mất điện.

- Điều 3.4 Để bảo đảm sự hoạt động an toàn và tin cậy cao, tủ trung tâm cần phải có các khả năng tự kiểm tra hoạt động của hệ thống,khả năng cảnh báo các sự cố trên đường dây và khả năng loại bỏ các báo động giả.

- Điều 3.5 Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản: Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các yếu tố liên kết, nguồn điện. Tuỳ theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn các bộ phận khác như thiết bị truyền tin báo cháy, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy tự động v.v...

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w