HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH CỦA HỆ THỐNG PCCC TRONG TOÀ NHÀ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 103)

b) Nội dung dự kiến

3.3. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH CỦA HỆ THỐNG PCCC TRONG TOÀ NHÀ

3.3.1. Tổng hợp khối lượng và giá thành vật tư thiết bị PCCC

a) Tổng hợp vật tư và thiết bị phòng cháy

Bảng 3.21 Bảng thống kê vật tư thiết bị phòng cháy

STT Vật tư thiết bị Số

lượng

Đơn vị Giá thành (vnđ)

1 Đầu báo cháy khói quang địa chỉ 74 Cái 32.500.000 2 Đầu báo nhiệt gia tăng địa chỉ 91 Cái 86.450.000 3 Đầu báo nhiệt gia tăng thường 67 Cái 11.390.000 4 Tổ hợp báo cháy gồm: nút ấn báo cháy, chuông, đèn

báo cháy

18 Cái 25.200.000 5 Module đầu ra điều khiển chuông báo cháy 18 Cái 18.000.000 6 Module cách ly sự cố ngắn mạch 18 Cái 13.788.000 7 Module cho đầu báo cháy thường 4 Cái 4.000.000 8 Đèn chỉ dẫn lối thoát nạn có nguồn dự phòng 24V 31 Cái 4.340.000 9 Đèn chiếu sáng sự cố có nguồn dự phòng 24V 26 Cái 8.840.000 10 Ống nhựa chịu nhiệt bảo vệ dây tín hiệu SP D20 6300 M 50.400.000

11 Dây tín hiệu chống cháy 6000 M 48.000.000

12 Dây tín hiệu 1×1,5mm cho chuông báo cháy 650 M 2.220.000 13 Dây cáp nguồn cho đèn EXIT 2×1,5mm 820 M 4.720.000 14 Hộp kỹ thuật đấu dây 400×300×150 9 Cái 2.700.000 15 Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 2loop 1 Cái 22.400.000

b) Tổng hợp vật tư và thiết bị chữa cháy

Bảng 3.22 Bảng thống kê vật tư thiết bị phòng cháy

STT Vật tư thiết bị Số lượng Đơn vị Giá thành(vnđ)

1 Công tắc dòng chảy 9 Cái 4.050.000

2 Đầu phun Sprinkler 467 Cái 10.274.000

3 Van chặn D125, D100, D65, D50, D25, D15 2, 2, 12, 2, 60, 20, Cái 14.780.0008.080.000 33.372.000 4.644.000 16.740.000 2.932.000 4 Van 1 chiều D100, D65, D50, D25 2, 2, 1, 3 Cái 8.120.000 5.216.000 1.246.600 631.200 5 Hộp đựng phương tiện chữa cháy 22 Cái 3.740.000 6 Trụ chữa cháy 2 cửa D65

trụ tiếp 2 cửa D65

1, 1 Cái 1.250.000 820.000 7 Đồng hồ áp lực + van khoá 9 Cái 1.080.000

8 Van an toàn 1 Cái 6.890.000

9 Van xả khí tự động 1 Cái 1.200.000

10 Van báo động (ALARM VALVE) D100 1 Cái 4.500.000

11 Bình áp lực 100L 1 Cái 7.395.000

12 Cụm bơm chữa cháy

Máy bơm chữa cháy (thường trực) Máy bơm chữa cháy (dự phòng) Máy bơm bù áp 1 1 1 Cái Cái Cái 65.000.000 65.000.000 17.500.000

13 Bình chữa cháy xe đẩy 35kg 8 Cái 12.400.000

14 Nội quy tiêu lệnh PCCC 22 Bộ 1.100.000

15 Đầu phun hở Drencher 29 Bộ 870.000

c) Chi phí cho nhân công xây dựng và các chi phí khác khi xây dựng hệ thống PCCC

Bảng 3.23 Chi phí tiền lương cho nhân công xây dựng hệ thống PCCC Nhân công xây

dựng (người)

Thời gian nhân công xây dựng

(ngày)

Chi phí cho 1 nhân công trong 1 tháng

(vnđ)

Tổng chi phí cho nhân công xây dựng

(vnđ)

10 45 6.000.000 90.000.000

Chi phí thực hiện các khảo nghiệm của hệ thống PCCC: 12.000.000 vnđ. Chi phí bàn giao, bảo hành hệ thống PCCC:15.000.000 vnđ.

Chi phí đầu tư hệ thống PCCC cho tòa nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động là: 725.570.000 vnđ.

Tóm tắt chương 3

Các quy định chung và yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt hệ thống PCCC, yêu cầu của các bộ phận trong hệ thống PCCC (trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, hệ thống chuông, đèn, nút ấn báo cháy, hệ thống đường dây, nguồn điện và tiếp đất bảo vệ...).

Tính toán chọn các thiết bị của hệ thống PCCC (trung tâm báo cháy, đầu báo cháy, tổ hợp chuông, đèn và nút ấn báo cháy...) áp dụng để lắp đặt cho tòa nhà khách Tồng Liên Đoàn Lao Động.

Thiết kế của cảm biến LM 335 sử dụng để thiết kế đầu báo cháy.

Tính toán số lượng và vị trí đặt đầu báo cháy cho từng tầng, từng vị trí của tòa nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động.

Tính toán số lượng và vị trí đặt các đầu phun chữa cháy Sprinklers, tính toán chọn máy bơm chữa cháy và hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy.

Chọn các thiết bị chữa cháy bán tự động ( lăng, vòi, van góc chữa cháy, bình chữa cháy...)

Hạch toán giá thành xây dựng hệ thống PCCC (giá thành của hệ thống phòng cháy, giá thành của hệ thống chữa cháy, giá thành của nhân công và các chi phí khảo nghiệm, bảo dưỡng, sửa chữa).

Chương 4: KHẢO NGHIỆM ĐẦU BÁO CHÁY SAU KHI LẮP ĐẶT TẠI TOÀ NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

4.1. KHẢO NGHIỆM ĐẦU BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG SAU KHI LẮP ĐẶT TẠITÒA NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TÒA NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

4.1.1. Điều kiện giả định

Bảng 4.1 Các khảo nghiệm đối với đầu báo cháy sau khi lắp đặt Các khảo nghiệm Đầu báo cháy khói Đầu báo cháy nhiệt

Khảo nghiệm thứ nhất Thổi khói vào đầu báo cháy với khoảng cách 100mm

Đốt nóng đầu báo cháy với ngọn lửa trực tiếp tiếp xúc với đầu báo

Khảo nghiệm thứ hai Thổi khói vào đầu báo cháy khói với khoảng cách là 200mm

Đốt nóng đầu báo cháy với ngọn lửa cách đầu báo cháy là 200mm

Khảo nghiệm thứ ba Đốt 1 tờ giấy với khoảng cách là 300mm

Đốt nóng đầu báo cháy với ngọn lửa cách đầu báo cháy là 500mm

Khảo nghiệm thứ tư Đốt 1 tập giấy với khoảng cách là 500mm

-

1. Khảo nghiệm đối với đầu báo cháy khói a) Khảo nghiệm thứ nhất

- Thổi khói vào đầu báo cháy khói để kiểm tra hoạt động của đầu báo khói. - Khoảng cách thổi khói cách đầu báo 100mm.

- Đo thời gian từ khi thổi khói tới khi đầu báo tác động.

- Khảo nghiệm được thực hiện tại tầng 1 toà nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động. - Nguồn tạo khói: thổi trực tiếp khói thuốc qua ống nhựa PVC lên đầu báo khói.

Hình 4.1 Thổi khói vào đầu báo khói qua ống nhựa PVC - Kết quả khảo nghiệm

Bảng 4.2 kết quả khảo nhiệm hoạt động của đầu báo khói với khoảng cách thổi khói là 100mm

Khoảng cách từ vị trí thổi khói tới đầu báo cháy khói là 100mm

Thời gian đầu báo cháy tác động báo ra tín hiệu (giây) Lần 1 5 Lần 2 4 Lần 3 4 Lần 4 5 Lần 5 4

Thời gian giữa các lần thực hiện thổi khói cách nhau 5 phút để đầu báo cháy bay hết khói mí thực hiện thao tác lần sau:

Hình 4.2 Đầu báo cháy khói báo động sau khi khảo nghiệm

Trước khi thực hiện khảo nghiệm, đầu báo cháy khói báo đèn xanh, sau khi khảo nghiệm thổi khói. Đầu báo hiện lên đèn màu đỏ, đồng thời phát tín hiệu về tủ trung tâm và tủ trung tâm truyền tín hiệu cho đèn báo cháy phát sáng và chuông báo cháy kêu.

Màn hình của tủ trung tâm hiện lên vị trí của đầu báo khói là số 26, tức là đầu báo cháy thực hiện khảo nghiệm nằm ở vị trí số 26 của toà nhà.

Sau khi hoàn thành 1 lần thử nghiệm cần ngắt tổ hợp chuông, đèn, nút ấn báo cháy và khởi động lại đầu báo khói bằng nút reset trên tủ trung tâm. Sau khi reset phải chờ khoảng 30 giây, nếu đầu báo vẫn còn khói bên trong thì nó vẫn tiếp tục báo nên cần reset thêm lần nữa. Đến khi tín hiệu báo cháy không còn thì thực hiện lần khảo nghiệm tiếp theo.

b) Khảo nghiệm thứ hai

- Thổi khói vào đầu báo cháy khói để kiểm tra hoạt động của đầu báo khói. - Khoảng cách thổi khói cách đầu báo 200mm.

- Đo thời gian từ khi thổi khói tới khi đầu báo tác động.

- Khảo nghiệm được thực hiện tại tầng 1 toà nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động.

- Nguồn tạo khói: thổi trực tiếp khói thuốc qua ống nhựa PVC lên đầu báo khói.

- Kết quả khảo nghiệm

Bảng 4.3 Kết quả khảo nhiệm hoạt động của đầu báo khói với khoảng cách thổi khói là 200mm

Khoảng cách từ vị trí thổi khói tới đầu báo cháy khói là 200mm

Thời gian đầu báo cháy tác động báo ra tín hiệu (giây) Lần 1 10 Lần 2 13 Lần 3 12 Lần 4 11 Lần 5 10 c) Khảo nghiệm thứ ba

- Đốt cháy 1 tờ giấy để khói bay trực tiếp vào đầu báo khói. - Khoảng cách đốt 1 tờ giấy tới đầu báo cháy là 300mm.

- Thực hiện trong phòng đóng kín cửa để không có gió thổi làm ảnh hưởng tới khảo nghiệm.

- Kết quả khảo nghiệm

Bảng 4.4 kết quả khảo nhiệm hoạt động của đầu báo khói với khoảng cách đốt một tờ giấy tới vị trí lắp đầu báo là 300mm

Khoảng cách từ vị trí đốt giấy tới đầu báo cháy khói là 300mm

Thời gian đầu báo cháy tác động báo ra tín hiệu (giây) Lần 1 3 Lần 2 3 Lần 3 4 Lần 4 4 Lần 5 4

- Nhận xét: khảo nghiệm đầu báo cháy hoạt động đúng theo lý thuyết, khi có khói vào cảm biến, làm cảm biến tác động và báo động đến các hệ thống tủ trung tâm và hệ thống chuông đèn báo hiệu.

2. Khảo nghiệm đối với đầu báo cháy nhiệt

Đầu báo cháy nhiệt tác động khi nhiệt độ tại vị trí lắp đặt của đầu báo cháy có vận tốc gia tăng đạt đến giá trị xác định.

Khảo nghiệm hoạt động của đầu báo cháy:

Đốt nóng trực tiếp bề mặt của đầu báo cháy nhiệt để nhiệt độ tăng đạt đến giá trị xác định khiến đầu báo báo động.

Hình 4.4 Đầu báo cháy nhiệt được lắp đặt tại tầng hầm 1

- Kết quả khảo nghiệm

Bảng 4.5 Kết quả khảo nghiệm đầu báo cháy nhiệt với điều kiện giả định đốt nóng trực tiếp đầu báo cháy

Đốt nóng trực tiếp bề mặt của đầu báo cháy nhiệt

Thời gian đầu báo cháy tác động báo ra tín hiệu (giây) Lần 1 5 Lần 2 5 Lần 3 4 Lần 4 4 Lần 5 4

Thời gian giữa các lần khảo nghiệm đốt nóng cách nhau 5 phút để nhiệt độ của đầu báo ổn định rồi tiếp tục khảo nghiệm.

-Nhận xét:

Đầu báo nhiệt thực hiện đúng theo lý thuyết, khi có cháy tác động, một lượng nhiệt lớn tác động lên đầu báo làm cảm biến nhiệt tác và báo động đến tủ điều khiển và báo động đến hệ thống chuông, đèn báo cháy.

4.2. KHẢO NGHIỆM HỆ THỐNG CHỮA CHÁY TỰ ĐỘNG SAU KHI LẮPĐẶT TẠI TÒA NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG ĐẶT TẠI TÒA NHÀ KHÁCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG

4.2.1 Điều kiện giả định

Sử dụng lửa để đốt nóng đầu phun Sprinkler tạo một lượng nhiệt lớn bằng cách tẩm dầu vào miếng vải và quấn vào cây gậy.

- Kết quả khảo nghiệm

Đốt nóng đầu phun Sprinkler để bộ cảm ứng nhiệt tác động làm vỡ bầu thủy ngân, khiến nút chặn được giải phóng và nước phun ra.

Sau thời gian 5 giây bầu thủy ngân bị tác động vỡ ra và nước trong đầu Sprinkler phun ra.

Hình 4.6 Khảo nghiệm bầu thủy ngân của đầu Sprinkler bị vỡ

Nhận xét:

Đầu phun Sprinkler hoạt động đúng như lý thuyết, khi có nhiệt lớn tác động lên làm vỡ bầu thủy ngân, giải phóng nút chặn và làm nước phun ra.

Tóm tắt chương 4

Khảo nghiệm đầu báo cháy nhệt và đầu báo cháy khói sau khi lắp đặt tại tòa nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động.

Khảo nghiệm đầu báo cháy khói bằng cách thổi khói trực tiếp lên bề mặt đầu báo để cảm biến trong đầu báo cháy tác động, báo động tới trung tâm và tới hệ thống chuông, đèn báo cháy, (hình ảnh và kết quả khảo nghiệm).

Khảo nghiệm đầu báo nhiệt bằng cách đốt nóng đầu báo cháy để bộ phận cảm ứng nhiệt tác động, báo động đến trung tâm và tới hệ thống chuông, đèn báo, (hình ảnh và kết quả khảo nghiệm).

Khảo nghiệm hệ thống chữa cháy tự động bằng cách đốt nóng đầu phun Sprinkler để hệ thống cảm ứng tác động, mở nút chặn để nước phun ra từ đầu phun, (hình ảnh và kết quả khảo nghiệm).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua hơn 5 tháng nghiên cứu, tìm hiểu, em đã hoàn thành đồ án “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy cho toà nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động”.

Sau khi hoàn thành đồ án, em đã có những kiến thức nền tảng về các tiêu chuẩn, quy chuẩn của nghành, quốc gia và quốc tế về PCCC.

Việc xây dựng hệ thống PCCC có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó phát hiện và cảnh báo tới con người và hệ thống chữa cháy biết đang có đám cháy xảy ra và nơi xảy ra đám cháy để mọi người quanh khu vực cháy kịp thời di dời khỏi khu vực, và hệ thống chữa cháy nhanh chóng dập tắt đám cháy từ lúc bắt đầu xảy ra.

Việc xây dựng hệ thống PCCC là rất cần thiết và bắt buộc phải có đối với các công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về PCCC.

Căn cứ khoản 1, điều 16 Nghị định số: 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính Phủ về “Thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy”. Tòa nhà khách Tổng Liên Đoàn thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt PCCC.

Qua thời gian tìm hiểu và thiết kế hệ thống PCCC em đã nắm được các kiến thức cơ bản về cháy nổ, hệ thống phòng cháy và chữa cháy. Các nguyên nhân và yêu cầu về đề phòng cháy nổ.

Tìm hiểu thiết kế và xây dựng hệ thống PCCC của tòa nhà khách Tổng Liên Đoàn Lao Động.

Các quy định chung và yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế và lắp đặt hệ thống PCCC. Tính toán chọn các thiết bị của hệ thống PCCC được áp dựng lắp đặt cho tòa nhà, tính toán xây dựng số lượng và vị trí lắp đặt của hệ thống cảnh báo cháy nổ và chữa cháy.

Hệ thống PCCC đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định và tiêu chuẩn TCVN. Được cơ quan chức năng kiểm tra và thẩm duyệt theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam.

Khảo nghiệm hệ thống PCCC đã cho ra kết quả, để kiểm chứng lại các thông số kỹ thuật của các thiết bị, đối chiếu lại với tiêu chuẩn, quy chuẩn cũng như rút ra và học hỏi được nhiều những lưu ý khi thao tác lắp đặt và vận hành trong thực tế.

KIẾN NGHỊ

Do thời gian thực hiện đồ án có hạn và kiến thức chưa được rộng và sâu nên đề tài còn một số nội dung chưa được triển khai:

Chưa thiết kế để làm mạch được hệ thống cảm biến các đầu báo cháy. Chưa tính toán kỹ được chiều cao cột áp cho máy bơm nước.

Chưa thực hiện đầy đủ được các khảo nghiệm của hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Đề nghị :

1. Cho phép các sinh viên tiếp tục nghiên cứu về đề tài để có thể hiểu được tầm quan trọng của hệ thống PCCC và phát triển sâu rộng hơn về hệ thống PCCC trong nước ta.

2. Các sinh viên có thể thực hiện thiết kế làm mạch của hệ thống cảm biến, thực hiện được hoàn tất các khảo nghiệm và có những khảo nghiệm cho hệ thống PCCC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TCVN 5738 – 2001.Hệ thống báo cháy, yêu cầu kỹ thuật [2]. TCVN 3254:1989 - An toàn cháy. Yêu cầu chung

[3]. TCVN 3255-86 - An toàn nổ. Yêu cầu chung - Số trang: 4tr;

[4]. TCVN 3890:2009 - Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng - Số trang: 35tr

[5]. TCVN 3991-85 - Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng. Thuật ngữ và định nghĩa - Số trang: 6tr;

[6]. TCVN 4878:2009 - Phòng cháy và chữa cháy. Phân loại cháy - Số trang: 5tr [7]. TCVN 4879:1989 - Phòng cháy. Dấu hiệu an toàn - Số trang: 13tr;

[8]. TCVN 5040:1990 - Thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Ký hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ phòng cháy. Yêu cầu kỹ thuật - Số trang: 14tr.

[9]. TCVN 5279:1990 - An toàn cháy nổ. Bụi cháy. Yêu cầu chung - Số trang: 20tr; [10]. TCVN 5303-90 - An toàn cháy. Thuật ngữ và định nghĩa - Số trang: 13tr; [11]. TCVN 5738:2001 - Hệ thống báo cháy tự động. Yêu cầu kỹ thuật - Số trang:

15Tr;

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 103)