Hệ thống chữa cháy Foam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 41 - 44)

b) Nội dung dự kiến

1.5.7. Hệ thống chữa cháy Foam

Hệ thống chữa cháy bằng bọt (Foam), khi được kích hoạt sẽ phun ra một loại bọt bao phủ trên bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, nhờ đó ngọn lửa bị dập tắt. Do tính chất hữu hiệu của nó, đồng thời do nó giảm thiểu lượng nước cần dùng, hệ thống foam được tin dùng rộng rãi. Giảm số lượng chất chữa cháy cần dùng để dập tắt lửa nghĩa là giảm thiểu sự hư hỏng thiết bị, đồ dùng, giảm ô nhiễm môi trường do nước phun ra, đặc biệt tại những nơi có chứa chất độc hại.

Đối với loại foam dãn nở cao, thì hầu như chẳng hư hại gì cho hàng hoá, và chỉ trong một thời gian ngắn cả nhà kho đều trở lại bình thường.

Hệ thống foam được ứng dụng tại những nơi đặc biệt có rủi ro cao về cháy nổ. được lựa chọn thận trọng, yêu cầu phải trang bị thích hợp chất bọt cô đặc, hệ thống trộn bọt, các thiết bị phun bọt, và sự phối hợp hữu hiệu giữa các bộ phần ấy trong hệ thống một hệ thống chữa cháy.

Bọt cô đặc là một chất đối trọi với xăng dầu, mặc dù nó có chung tiêu chuẩn, tuy nhiên mỗi loại bọt – protein và fluoroprotein – có những đặc điểm riêng, ứng dụng thích thích hợp hoặc kém thích hợp đối với từng hiện trường cụ thể.

Hệ thống trộn bọt có thể là loại “balanced pressure” hoặc “inline”.

Đầu phun bọt có thể là đầu Sprinkler, spray, nozzle, moritor, foam pourer, hoặc high expantion foam generator, tuỳ theo hệ thống foam được dùng.

- Nguyên lý cấu tạo

Bọt chữa cháy foam là một mãng bọt có khối lượng lớn, có tính bền, chứa đầy không khí, có tỷ trọng nhỏ hơn dầu, xăng, hoặc nước. Foam được tạo ra bởi 3 thành phần: nước, bọt cô đặc và không khí. Nước được trộn với bọt cô đặc, tạo thành dung dịch foam, dung dịch này lại được trộn với không khí (hút không khí) để tạo ra một loại bọt chữa cháy có đủ tính năng, sẵn sang phun lên bề mặt vật gây ra cháy và dập tắt cháy.

- Nguyên lý chữa cháy

Tuỳ theo loại bọt, Foam có thể chữa cháy bằng nhiều cách:

Hoặc là dùng bọt Foam để bao phủ lên trên bề mặt cháy một lớp bọt dày, dập tắt ngọn lửa và cách lý nhiên liệu không cho tiếp tục tiếp xúc với không khí, hoặc là làm lạnh nhiên liệu bằng lượng nước có chứa trong bọt, hoặc là trùm phủ không cho chất lỏng (nhiên liệu) bốc hơi và hoà trộn với không khí.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

- Khái niệm về cháy, nổ, một số nguyên nhân gây cháy nổ, các yêu cầu về đề phòng cháy nổ;

- Khái niệm, chức năng và yêu cầu của hệ thống báo cháy tự động; - Một số hệ thống báo cháy tự động;

- Nguyên lý cấu tạo và làm việc của hệ thống báo cháy tự động;

- Cấu tạo và nguyên lý của các thành phần cấu tạo nên hệ thống báo cháy tự động: thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra;

- Tổng quan về hệ thống chữa cháy: chữa cháy tự động và bán tự động. - Trình bày một số hệ thống chữa cháy tự động về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy như: chữa cháy bằng đầu Sprinkler, chữa cháy hồng thuỷ, chữa cháy FM200, chữa cháy CO2, chữa cháy foam…

Chương 2 GIỚI THIỆU VỀ TOÀ NHÀ KHÁCH TỔNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TẠI TOÀ NHÀ (Trang 41 - 44)