Khái niệm khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh

Một phần của tài liệu CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNHKHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH 10598585-2433-012533.htm (Trang 26 - 27)

2.1.1.1. Khái niệm khởi nghiệp

Khởi nghiệp, là một thuật ngữ chung bao hàm nhiều vấn đề và được định nghĩa bằng rất nhiều cách khác nhau. Định nghĩa khởi nghiệp theo từ điển Tiếng Việt được giải nghĩa là bắt đầu sự nghiệp. Thuật ngữ này trong tiếng Anh được gọi là Entrepreneurship (hay Start-up) có nguồn gốc từ tiếng Pháp “Entreprendre” với ý nghĩa là sự đảm đương.

Sự khởi nghiệp là một quá trình hoàn thiện và bền bỉ bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc thành lập doanh nghiệp mới. Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor (GEM) thì một doanh nghiệp khi vừa thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn: từ hình thành, phát triển ý tưởng đến thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp. Các học giả trong lĩnh vực kinh tế lao động cho rằng khởi nghiệp là sự lựa chọn giữa việc đi làm thuê và tự tạo việc làm cho mình.

Vì vậy, khởi nghiệp là sự chấp nhận rủi ro để tự làm chủ tạo lập một doanh nghiệp mới và thuê người khác làm việc cho mình. Trong nghiên cứu này có thể định nghĩa: “khởi nghiệp là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường và năng lực của bản thân để tạo dựng một công việc kinh doanh mới”.

2.1.1.2. Khởi sự kinh doanh

Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. Từ trước tới nay có 2 cách tiếp cận:

• Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp

“Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình” hoặc “Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”. Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm

việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ - tự mở doanh nghiệp (Indra, 2006).

• Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới

Wortman (2005) định nghĩa “Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu”, hoặc “Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh”.

Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới.

2.1.1.3. Phân biệt khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh

Neu như khởi nghiệp khởi nghiệp là một quá trình bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó thúc đẩy việc phát triển ý tưởng cho đến thành lập doanh nghiệp và cuối cùng là vận hành, duy trì và phát triển doanh nghiệp. Thì khởi sự kinh doanh là một dạng lựa chọn nhằm tạo dựng một công việc kinh doanh mới.

Ngoài ra, việc khởi nghiệp thông thường xuất phát từ khi bạn chỉ có vốn và hai bàn tay trắng chứ không bắt đầu từ lúc bạn đã có trong mình những cơ ngơi để phát triển. Trong khi khởi sự kinh doanh có thể hiểu là bắt đầu một công việc kinh doanh mới, vẫn có thể tồn tại công việc kinh doanh. Trên đây là một số phân biệt giữa khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh dựa theo sự tìm hiểu của tác giả.

Một phần của tài liệu CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNHKHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH 10598585-2433-012533.htm (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w