2.1.5.1. Đối với cá nhân
Trên Entrepreneur, Mike Templeman - CEO Foxtail Marketing (2017) đã nêu lên rất nhiều lý do mà khởi nghiệp cần thiết đối với cá nhân như: thoải mái về thời gian, tự hào về bản thân và công việc, đảm bảo tương lai cho con cái, sự an toàn nghề nghiệp, quan hệ rộng, làm việc tốt, được công nhận, ...
2.1.5.2. Đối với xã hội
Khởi nghiệp kinh doanh bằng cách tạo lập nên một doanh nghiệp mới là động lực để phát triển kinh tế bởi một nền kinh tế phát triển là nền kinh tế đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng của cách doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế giới của Malecki (1997), Reynolds (1994), Audretsch (2004) ( trích dẫn trong Carree and Thurik, 2003 ) chỉ ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc khởi nghiệp kinh doanh với sự tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Các doanh nghiệp mới thành lập không những đóng góp vào GDP của nền kinh tế mà còn tạo ra việc làm để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
Ở Việt Nam, Chính phủ đang không ngừng nỗ lực để thúc đẩy nền kinh tế thông qua khuyến khích khởi nghiệp. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng được xã hội công nhân khi đóng góp đáng kể vào nền kinh tế với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP cả nước, hằng năm thu hút hơn 90% lao động mới làm việc (Ngô Quỳnh An, 2011). Nhận thức được vấn đề quan trọng của khởi nghiệp, hiện nay Chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cũng như định hướng cho sinh viên Việt Nam có thể khởi nghiệp thuận lợi hơn.
2.1.5.3. Đối với sự phát triển kinh tế
Tạo việc làm cho người lao động và tăng chất lượng cuộc sống. Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế.
Tạo nên tính đa dạng thị trường.
Tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. Sử dụng tốt vốn tri thức và năng lực của con người.