LƯỢC KHẢO CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

Một phần của tài liệu CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNHKHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH 10598585-2433-012533.htm (Trang 32)

2.3.1. Các mô hình nghiên cứu trên thế giới

2.3.1.1 Mô hình của Shapero và Sokol (1982)

Mô hình này xem xét việc lập doanh nghiệp mới như là một sự kiện kinh doanh được giải thích bằng sự tương tác giữa các yếu tố thuộc hoàn cảnh bao gồm: sáng kiến, tập trung nguồn lực, sự quản lý, quyền tự chủ một cách tương đối và rủi ro. Quyết định xem xét, lựa chọn việc kinh doanh phụ thuộc vào một số thay đổi bên ngoài (Peterman và Kennedy, 2003). Theo nghiên cứu của hai tác giả, sự lựa chọn cá nhân để bắt đầu một công việc kinh doanh phụ thuộc vào ba yếu tố: (i) thay đổi trong đời sống, (ii) cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh, và (iii) cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh.

Theo mô hình này, ý định khởi sự kinh doanh sẽ xuất hiện khi một cá nhân phát hiện ra một cơ hội mà họ thấy có khả thi và họ mong muốn nắm lấy cơ hội đó. Tuy nhiên để ý định biến thành hành động thì cần có chất xúc tác đó là những thay đổi trong đời sống con người. Sự thay đổi có thể ở dạng tiêu cực như gia đình nợ nần, gia đình khó khăn (nhân tố đẩy) .. .hoặc ở dạng tích cực như có nguồn tài trợ, nắm bắt được cơ hội kinh doanh. (nhân tố kéo).

Yeu tố cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh thể hiện suy nghĩ của một cá nhân về tính hấp dẫn của việc khởi sự kinh doanh. Suy nghĩ này được hình thành từ văn hóa, gia đình, bạn bè và người thân. Một cá nhân sống trong hệ thống xã hội đánh giá cao về doanh nhân sẽ thích trở thành doanh nhân. Tương tự một cá nhân có gia đình, bạn bè và người thân là doanh nhân sẽ có xu hướng thích trở thành doanh nhân.

Yeu tố cảm nhận tính khả thi khởi sự kinh doanh thể hiện suy nghĩ của cá nhân về khả năng thực hiện các hành vi tương ứng. Ca nhân sẽ có xu hướng khởi sự kinh doanh khi cảm nhận rõ được tính khả thi về công việc trong tương lai. Sự hỗ trợ tài chính, sức ảnh hưởng của doanh nhân thành đạt, sự hỗ trợ tư vấn của các thể chế trong quá trình thành lập và vận hành sẽ làm tăng cảm nhận về tính khả thi của cá nhân.

Khái niệm cảm nhận về mong muốn khởi sự kinh doanh và cảm nhận tính khả thi có sự tương tác với nhau: nếu nhận thức rằng việc khởi sự kinh doanh là không khả thi thì cá nhân có thể không thấy mong muốn khởi sự kinh doanh. Cảm nhận sự khát khao ảnh hưởng đến “sự kiện kinh doanh” thông qua hệ thống các giá trị của cá nhân và hệ thống giá trị của xã hội, cụ thể là gia đình, bạn bè, hoàn cảnh môi trường giáo dục. Cảm nhận tính khả thi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như kĩ năng của cá nhân, các rủi ro có thể xảy ra với kế hoạch kinh doanh, nguồn lực về con người và tài chính.

Mô hình này đã được kiểm định bởi các nhà nghiên cứu khác như Krueger và Brazeal (1994), Miar và Noboa (2003).

Hình 2.2: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Shapero và Sokol (1982)

(Nguồn: Shapero và Sokol, 1982)

2.3.1.2. Mô hình của Krueger và Brazeal (1994)

Hai tác giả đã tiếp nối quan điểm của Shapero và Sokol (1982) và Ajzen (1991), cho rằng một cá nhân có mong muốn khởi sự kinh doanh và có cảm nhận về tính khả thi khi khởi sự kinh doanh sẽ có tiềm năng khởi sự kinh doanh. Với lập luận rằng trước khi là doanh nhân thì cá nhân phải có tiềm năng kinh doanh, do đó tác giả dùng quan điểm tâm lý xã hội và xem xét các yếu tố thuộc về môi trường để đưa ra mô hình nghiên cứu. Mô hình này nhấn mạnh đến tiềm năng của việc tự kinh doanh như: tính khả thi, sự khát khao, xu hướng hành động (tính ổn định hành vi). Xu hướng hành động là cam kết của cá nhân sẽ hành động theo quyết định họ đưa ra.

Hình 2.3: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Krueger và Brazeal (1994)

(Nguồn: Krueger và Brazeal, 1994)

2.3.1.3. Mô hình của Luthje và Franke (2004)

Luthje và Franke (2004) cho rằng việc kích thích ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên bị tác động bởi hai tác nhân chính: yếu tố thuộc về nội tại (đặc điểm cá nhân) và yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài (thị trường, tài chính, môi trường giáo dục). Tác giả nhấn mạnh các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài sẽ tác động trực tiếp đến ý định khởi sự kinh doanh, đặc biệt là yếu tố môi trường giáo dục Đại học.

Hình 2.4: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Luthje và Franke (2004)

(Nguồn: Luthje và Franke, 2004)

2.3.1.4. Mô hình của Wilbard (2009)

Tác giả xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên gồm: giới tính, nền tảng gia đình, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi và ảnh hưởng xã hội.

Ket quả nghiên cứu cho thấy giới tính và nền tảng gia đình là hai yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên. Nam sinh viên có xu hướng khởi sự kinh doanh cao hơn nữ giới. Nen tảng gia đình và cha mẹ là một trong những yếu tố nổi bật nhất hình thành nên thái độ đối với tinh thần kinh doanh nếu gia đình đó có truyền thống kinh doanh. Những người có gia đình làm về kinh doanh có xu hướng khởi sự kinh doanh cao hơn những người không có.

Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ mà một người nhìn thấy triển vọng của việc bắt đầu công việc kinh doanh và sự khao khát thực hiện công việc đó có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi sự kinh doanh.

Ảnh hưởng xã hội đề cập tới ảnh hưởng của các áp lực xã hội đến nhận thức của một người để thực hiện hay không thực hiện hành vi mục tiêu bao gồm ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, môi trường giáo dục. Kuehn (2008) kết luận các cá nhân có quan hệ xã hội mạnh hơn sẽ có hiệu suất mạnh mẽ hơn trong việc khởi sự kinh doanh. Cũng theo Kuehn (2008), sinh viên từ các môi trường thân thiện với “tinh thần kinh doanh” sẽ có sự củng cố và tăng cường ý định khởi sự kinh doanh.

Hình 2.5: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh của Wilbard (2009)

(Nguồn: Wilbard, 2009)

2.3.1.5. Mô hình của Wongnaa và Seyram (2014)

Trong nghiên cứu này, hai tác giả đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên Đại học bách khoa Kumasi khởi động một doanh nghiệp trong

đình và bạn bè, nghề nghiệp của cha mẹ, môi trường giáo dục tinh thần kinh doanh, giới tính và tiếp cận tài chính có tác động tích cực đến quyết định của sinh viên Đại học bách khoa Kumasi về việc khởi sự kinh doanh.

Nghiên cứu chỉ ra sinh viên có tính cách hướng ngoại, ổn định cảm xúc có khả năng khởi sự kinh doanh cao hơn những người khác. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè là rất quan trọng để điều chỉnh tâm trí của sinh viên. Ca nhân sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh có nhiều khả năng sẽ khởi sự kinh doanh hơn so với những cá nhân khác. Nghiên cứu cũng nêu rõ sự thiếu giáo dục tinh thần kinh doanh dẫn đến mức độ thấp của những ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên, sinh viên nam có nhiều khả năng khởi sự kinh doanh hơn sinh viên nữ. Ngoài ra, sinh viên có điều kiện tiếp cận tài chính tốt có xu hướng trở nên nhiệt tình và tham vọng, muốn làm kinh doanh hơn so với những người có nguồn lực tài chính hạn chế.

Hình 2.6: Thang đo ý định khởi sự kinh doanh Wongnaa và Seyram (2014)

(Nguồn: Wongnaa và Seyram, 2014)

2.3.2. Các mô hình nghiên cứu trong nước

Theo Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011) đối tượng khảo sát là các sinh viên trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm tác giả hướng đến tìm hiểu các yếu tố tác động đến tiềm năng khởi nghiệp

thông qua áp dụng mô hình Entrepreneur Scan được hai tác giả Driessen và Zwart (1999) phát triển và các công trình nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp khác có liên quan. Ket quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường Đại học Bách khoa có thể được giải thích bởi bảy yếu tố gồm: nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, định hướng xã hội, sự tự tin, khả năng am hiểu thị trường, khả năng sáng tạo và khả năng thích ứng. Trong đó nhu cầu tự chủ tác động ngược chiều đến mô hình, sáu yếu tố còn lại tác động dương đến mô hình.

Hình 2.7: Mô hình ý định KSKD của Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự (2011)

(Nguồn: Bùi Huỳnh Tuấn Duy và cộng sự, 2011)

Nguyễn Doãn Chí Luân (2012) dựa trên quan điểm cho rằng ý định khởi nghiệp có thể được giải thích bởi các yếu tố thuộc bên trong chủ thể như Cảm nhận sự khát khao, Cảm nhận tính khả thi và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài như Chuẩn mực xã hội, Môi trường giáo dục Đại học, Điều kiện thị trường và tài chính. Ket quả nghiên cứu chỉ ra rằng có bốn yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với mức độ tác động giảm dần theo thứ tự: Cảm nhận sự khát khao, Điều kiện thị trường và tài chính, Cảm nhận tính khả thi, Môi trường giáo dục Đại học. Còn yếu tố Chuẩn mực xã hội không có tác động đến ý định khởi nghiệp trong nghiên cứu này.

Hình 2.8: Mô hình ý định khởi sự kinh doanh của Nguyễn Doãn Chí Luân (2012)

(Nguồn: Nguyễn Doãn Chí Luân, 2012)

Theo Nguyễn Thu Thủy (2015), tác giả đã nghiên cứu trên 693 sinh viên thuộc hai ngành học kỹ thuật và kinh tế - quản trị kinh doanh tại khu vực Hà Nội. Tiềm năng khởi sự kinh doanh trong nghiên cứu này được xem xét trên hai khía cạnh: mong muốn khởi sự kinh doanh và tự tin khởi sự kinh doanh. Ket quả nghiên cứu cho thấy có các yếu tố tác động cùng chiều tới mong muốn khởi sự kinh doanh là ý kiến người xung quanh, vị trí xã hội của doanh nhân, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực khởi sự kinh doanh, truyền cảm hứng của nhà trường, học môn khởi sự kinh doanh, ngành học và tham gia hoạt động ngoại khóa khởi sự kinh doanh. Các yếu tố tác động cùng chiều tới tự tin khởi sự kinh doanh là ý kiến người xung quanh, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực khởi sự kinh doanh, ngành học, truyền cảm hứng của nhà trường, học môn khởi sự kinh doanh, phương thức học qua thực tế và tham gia hoạt động ngoại khóa khởi sự kinh doanh. Trong đó, ý kiến người xung quanh là yếu tố tác động mạnh nhất tới mong muốn khởi sự kinh doanh trong khi năng lực khởi sự kinh doanh là yếu tố tác động mạnh nhất tới cảm nhận về tự tin khởi sự kinh doanh.

Tác giả Biến phụ thuộc Biến độc lập Shapero và Sokol (1982) Ý định KSKD của cá nhân

- Sự thay đổi trong đời sống

- Cảm nhận về mong muon KSKD - Cảm nhận tính khả thi

Hình 2.9: Mô hình tiềm năng khởi sự kinh doanh của Nguyễn Thu Thủy (2015)

(Nguồn: Nguyễn Thu Thủy, 2015)

Nhận xét:

Các nghiên cứu kể trên đều tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một vài yếu tố tới ý định khởi sự kinh doanh, trong đó các yếu tố được đề cập nhiều nhất là: cảm nhận sự khát khao khởi sự kinh doanh, cảm nhận tính khả thi khi khởi sự kinh doanh (Shapero và Sokol (1982), Krueger và Brazeal (1994), Wilbard (2009)) và môi trường giáo dục tinh thần kinh doanh (Luthje và Franke (2004), Wongnaa và Seyram (2014), Nguyễn Doãn Chí Luân (2012), Nguyễn Thu Thủy (2015)). Đối với nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy (2015) đã đi kết hợp xem xét tác động của các yếu tố trải nghiệm cá nhân (bao gồm kinh nghiệm tiếp thu qua các hoạt động đào tạo trong trường đại học, kinh nghiệm từ hoạt động của chính cá nhân), môi trường xúc cảm (bao gồm ý kiến người xung quanh, vị trí xã hội của doanh nhân, hình mẫu doanh nhân), trải nghiệm trong quá trình học đại học (gồm tham gia các hoạt động ngoại và được học chương trình có tính ứng dụng thực tế cao). Tất cả các yếu tố này đều có ảnh hưởng cùng chiều đến sự khát khao khởi sự kinh doanh và tính khả thi khi khởi sự kinh doanh của sinh viên.

Krueger và Brazeal (1994) Ý định KSKD của cá nhân - Sự khát khao - Tính khả thi - Xu hướng hành động Luthje và Franke (2004) Ý định KSKD của sinh viên

- Đặc điểm cá nhân - Thị trường

- Tài chính

- Môi trường giáo dục Đại học

Wilbard (2009) Ý định KSKD

của sinh viên

- Giới tính

- Nen tảng gia đình - Cảm nhận sự khát khao - Cảm nhận tính khả thi

- Ảnh hưởng xã hội trong đời sống Wongnaa và

Seyram (2014)

Ý định KSKD của sinh viên

- Tính cách

- Hỗ trợ từ gia đình, bạn bè - Nghe nghiệp của cha mẹ

- Môi trường giáo dục tinh thần kinh doanh

- Giới tính

- Tiep cận tài chính Bùi Huỳnh Tuan

Duy

và cộng sự (2011)

Ý định KSKD của sinh viên

- Nhu cầu tự chủ - Nhu cầu thành đạt - Định hướng xã hội - Sự tự tin

- Khả năng am hiểu thị trường - Khả năng sáng tạo

- Khả năng thích ứng Nguyễn Doãn Chí

Luân (2012)

Ý định KSKD của sinh viên

- Cảm nhận sự khát khao

- Điều kiện thị trường và tài chính - Cảm nhận tính khả thi

Tác giả Biến phụ

thuộc Biến độc lập

Nguyễn Thu Thủy (2015)

Tiem năng KSKD của sinh viên

- Ý kiến người xung quanh - Vị trí xã hội của doanh nhân - Hình mẫu chủ doanh nghiệp - Năng lực KSKD

- Truyen cảm hứng trong nhà trường - Ngành học

- Học môn KSKD

- Phương thức học qua thực te - Tham gia hoạt động ngoại khóa

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

2.4. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp trong và ngoài nước đã được đề cập bên trên, tác giả đề xuất mô hình cho đề tài:

“Các yếu tổ rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp tại Thành phổ Ho Chí Minh”:

Hình 2.10: Mô hình các rào cản ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp tại TP.HCM

2.4.2. Các giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Thiếu kiến thức và kinh nghiệm có tác động (-) đến ý định khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H2: Thiếu nguồn vốn có tác động (-) đến ý định khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H3: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng có tác động (-) đến ý định khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H4: Thiếu sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng có tác động (-) đến ý định khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H5: Vấn đề ra quyết định có tác động (-) đến ý định khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Giả thuyết H6: Áp lực về thời gian có tác động (-) đến ý định khởi nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt chương 2

Chương 2 đã trình bày các khái niệm, định nghĩa của nghiên cứu. Tiếp đó là trình bày tóm tắt các lý thuyết về hành vi, ý định cũng như các ứng dụng của lý thuyết vào nghiên cứu này. Trong chương 2 cũng đã nêu tóm tắt các nghiên cứu trước đây về ý định khởi sử kinh doanh của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhận thấy, các bài nghiên cứu chỉ tập trung vào ý định khởi sự kinh doanh mà chưa có bài nghiên cứu nào phân tích về các rào cản của ý định khởi sự kinh doanh. Từ đó, tác giả đã tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm sáu yếu tố: (1) Thiếu kiến thức và kinh nghiệm, (2) Thiếu nguồn vốn, (3) Thiếu nguồn nhân lực chất lượng, (4) Thiếu sự tin tưởng và ủng hộ của cộng đồng, (5) Van đề ra quyết định, (6) Áp lực về thời gian và biến phụ thuộc là ý định khởi nghiệp tại Thành phố hồ chí minh.

hiệu

Biến quan sát Nguồn

Thiếu kiến thức và kinh nghiệm

KT1 Các khởi nghiệp còn thiếu nhiều kiến thức thực

Một phần của tài liệu CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNHKHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHÓ HỒ CHÍ MINH 10598585-2433-012533.htm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w