2.3.3.2. Chẩn đoán vi sinh
Kháng sinh đồ nên được thực hiện bởi vì các vi khuẩn kháng methicillin hiện đang tăng lên và cần có phác đồ thay thế. Ngồi ra có thể xét nghiệm sinh thiết xương (mở hoặc qua da), chụp MRI, CT hoặc chụp phóng xạ xương có thể giúp khẳng định mầm bệnh và kháng sinh đồ [30].
2.3.3.3. Khả năng gây bệnh
Đường xâm nhập là da (chỗ bị thương, gốc chân lông) và niêm mạc. Tụ cầu khuẩn không gây nên một chứng bệnh nhất định nhưng thường làm phát sinh nhiều hình thức nhiễm khuẩn khác nhau. Tụ cầu khuẩn thường gây nên những điểm nung mủ ở da, ở niêm mạc nhưng có thể xâm nhập vào những cơ quan khác nhau. Sự nhiễm trùng xảy ra ở những cơ thể đề kháng sút kém như trẻ còn bú, người già yếu, người mắc bệnh đái tháo đường,…
2.3.3.4.Các triệu chứng thường gặp
Các trường hợp nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) dễ gặp các triệu chứng lâm sàng như áp xe, nhọt, viêm mô tế bào, tràn mủ màng tim, viêm nội tâm mạc, tràn dịch màng phổi, mủ màng phổi, viêm phổi, viêm tủy xương, viêm khớp, hội chứng bong da, [30]…
2.3.3.5. Các bệnh thường gặp
Các bệnh thường gặp do tụ cầu khuẩn S. aureus gây ra ở con người như hội chứng da phồng rộp, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng da và nung mủ sâu, hội chứng shock nhiễm độc, viêm ruột cấp tính, ngộ độc thức ăn.
2.3.3.6. Phịng bệnh và điều trị
a. Phòng bệnh
Cách phòng tránh sự lây lan của tụ cầu khuẩn S. aureus là giữ vệ sinh, rửa tay
kĩ với xà phòng hoặc chất diệt khuẩn (dung dịch sát khuẩn) trước khi chế biến thực phẩm và sau khi đi vệ sinh, làm sạch và tiệt trùng nhà bếp, khu vực ăn uống khi nấu, đảm bảo nhiệt độ cao trên 60°C và bảo quản thực phẩm lạnh dưới 4°C. Ngoài ra giữ sạch sẽ và hạn chế tiếp xúc với các bề mặt nhiều người sử dụng như các thanh tay vịn, các vòi nước, hoặc các tay nắm cửa, đặc biệt là trong bệnh viện và các khu cộng đồng [30].
b. Điều trị bệnh
Thực hiện các xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn tụ cầu gây bệnh để lựa chọn loại kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn S. aureus phù hợp. Khi cần điều trị bằng
kháng sinh, thời gian và phương thức điều trị phụ thuộc phần lớn vào loại nhiễm trùng cũng như các yếu tố khác [30].
2.3.4. Trực khuẩn Proteus (Vi khuẩn đường ruột)
2.3.4.1. Đặc điểm
Tên khoa học: Proteus Giới: Bacteria
Ngành: Proteobacteria Lớp: Gammaproteobacteria Họ: Enterobacteriaceae
Bộ: Enterobacterales * Đặc điểm sinh học
Proteus là những trực khuẩn Gram âm, kị khí tùy nghi, rất di động,
sinh sống trong đường ruột, hốc tự nhiên của cơ thể, trong môi trường và phân bố rộng rãi trong tự nhiên dưới dạng hoại sinh, được tìm thấy trong việc phân hủy chất động vật, nước thải, đất phân, phân người và động vật. Proteus là mầm bệnh cho
nhiễm trùng tiết niệu và các bệnh nhiễm trùng bệnh viện [28].
Hình dạng và kích thước: Proteus có dạng hình que, chiều dài điển hình từ 1 μm - 5 μm. Tuy nhiên, trực khuẩn Proteus có nhiều hình dạng thay đổi trên các mơi trường khác nhau, từ dạng trực khuẩn đến dạng hình sợi dài, hầu hết di chuyển bằng roi nhưng một số chi gồm các lồi khơng di động và khơng tạo bào tử.
Nuôi cấy: Vi khuẩn Proteus mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, trên môi trường thạch dinh dưỡng, mơi trường có natri deoxycholate và mơi trường SS hoặc Macconkey.
Kháng nguyên: Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp và không được vận dụng vào công tác thực tế hàng ngày. Có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O của một số chủng Proteus ( OX2 ; OX19; OXK) và Rickettsia. Vì
vậy các chủng này được sử dụng làm kháng nguyên trong chẩn đoán huyết thanh bệnh do Rickettsia [28].