2.3.4.2. Chẩn đoán vi sinh
Phân lập vi khuẩn từ các bệnh phẩm như nước tiểu, mủ tai và máu,…tùy theo thể bệnh lâm sàng. Các tổn thương và mủ do Proteus gây ra thường có mùi thối do vi
khuẩn kị khí gây nên. Phân lập khuẩn thành khuẩn lạc riêng rẽ, xác định vi khuẩn dựa trên hình thái khuẩn lạc [27].
2.3.4.3. Khả năng gây bệnh
Proteus gây bệnh có thể xâm nhập từ mơi trường bên ngồi vào cơ thể bằng
thức ăn (có số lượng lớn vi khuẩn trong những thực phẩm quá hạn sử dụng từ nguồn động vật), nước nhiễm vi sinh vật gây bệnh và tiếp xúc với nguồn bệnh (không vệ sinh sạch sẽ tay trước khi ăn) [28].
2.3.4.4. Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng bệnh thường gặp như nôn, đau bụng, tiêu chảy, xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn (sốt thường từ 38 độ, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở có mùi hơi), hình thức ngộ độc thực phẩm vừa phải, nhẹ và được điều trị đầy đủ trong vòng 2 – 3 ngày [28].
2.3.4.5. Các bệnh thường gặp
Các bệnh thường gặp do trực khuẩn Proteus gây ra ở con người như viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, viêm đại tràng,…
2.3.4.6. Phòng bệnh và điều trị
a. Phịng bệnh
Có thể tránh được nhiễm trùng Proteus bằng cách vệ sinh và giữ gìn vệ sinh thích hợp, chẳng hạn như khử trùng đầy đủ các thiết bị và bề mặt y tế.
b. Điều trị bệnh
Nếu bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc đang điều trị nội trú, có thể bắt đầu điều trị kháng sinh bằng cách tiêm tĩnh mạch gentamycin cộng với ampicillin,... Sử dụng kháng sinh dựa vào kết quả của kháng sinh đồ [27][28].
2.3.5. Klebsiella pneumoniae
2.3.5.1. Đặc điểm
Tên khoa học: Klebsiella pneumoniae Giới: Bacteria Ngành: Proteobacteria Lớp: Gammaproteobacteria Bộ: Enterobacterales Họ: Enterobacteriaceae Chi: Klebsiella
* Đặc điểm sinh học
Klebsiella pneumoniae là một loại trực khuẩn ngắn, Gram âm, được tìm thấy
trong hệ thực vật bình thường ở miệng, da và tồn tại trong ruột của con người, nó có thể gây ra những thay đổi phá hủy đối với phổi của con người và động vật nếu bị hút vào, đặc biệt là đối với các phế nang. Trong những năm gần đây, các loài Klebsiella đã trở thành tác nhân gây bệnh quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng bệnh viện [31].
Hình dạng và kích thước: K. pneumoniae là một loại trực khuẩn ngắn và có
nhiều hình dạng, đơi khi có hình dạng của cầu khuẩn và đơi khi có hình dạng dài. Trực khuẩn K. pneumoniae thường có vỏ polysaccharide, khơng sinh nha bào và
không di động.
Nuôi cấy: Trực khuẩn K. pneumoniae dễ mọc trên môi trường nuôi cấy thông
thường, trên thạch dinh dưỡng và thạch máu [31].
Kháng nguyên: Kháng nguyên thân O có 5 type. Kháng nguyên vỏ K có 72 type, trong đó type 1 và type 2 hay gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hơ hấp.
Phân loại: Lồi Klebsiella nhiều type có khả năng gây bệnh như [27][31]:
- Klebsiella pneumoniae: Thường gây ra các bội nhiễm ở đường hô hấp. - Klebsiella rhinoscleromatis: Gây bệnh xơ cứng mũi.
- Klebsiella ozenae: Gây bệnh trĩ mũi.
- Klebsiella pneumoniae (hay còn gọi là phế trực khuẩn Friedlander) là loại vi
khuẩn rất phổ biến trong thiên nhiên như đất, nước và nó ký sinh ở đường hơ hấp trên của người