7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia đầy tham vọng với mong muốn trở thành siêu cường về đổi mới khoa học và công nghệ vào sinh nhật thứ 100 năm 2049. Số hóa quá trình sản xuất công nghiệp là trọng tâm trong tham vọng này. Một loạt các chính sách thử nghiệm ở cấp quốc gia và cấp địa phương được đề xuất. Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ để trở thành nước đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Công ty nghiên cứu và tư vấn Gartner ước tính Trung Quốc chi tiêu cho CNTT đạt 2,6 nghìn tỷ CNY (337 tỷ EUR) vào năm 2018.
Hình 1.12. Số lượng các nhà cung cấp mô hình kinh tế nền tảng tại Trung Quốc
Nguồn: Merics (2020)
Các mô hình kinh tế nền tảng của Trung Quốc đang cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu. Việc Trung Quốc thúc đẩy mô hình kinh tế nền tảng nằm trong hệ sinh thái của Internet + mà Trung Quốc hướng tới vào năm 2025. Mô hình kinh tế nền tảng sự thúc đẩy nhà nước nhằm tích hợp các ngành công nghiệp truyền thống sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến (ICT). Tại Trung Quốc hiện nay, các mô hình kinh
tế nền tảng hướng đến người tiêu dùng đang phát triển mạnh như chia sẻ video TikTok, cổng TMĐT Taobao và hệ sinh thái WeChat của Tencent. Trung Quốc đã thiết lập 10 mô hình kinh tế nền tảng đa ngành và 300.000 ứng dụng công nghiệp trong năm 2020.
Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc thiếu năng lực cốt lõi để phát triển mô hình kinh tế nền tảng. Nguyên nhân là bởi sự phụ thuộc của Trung Quốc vào các thành phần quan trọng của nước ngoài như ngành công nghiệp phần mềm, Trung Quốc thiếu các giải pháp bản địa trong các lớp quan trọng của nền tảng internet, ví dụ: cảm biến (Trung Quốc phải nhập khẩu gần 80% cảm biến cao cấp và hơn 90% chip để đáp ứng nhu cầu trong nước), thiết bị kết nối (năm 2019, 95% bộ điều khiển logic lập trình cao cấp được nhập khẩu), phần mềm (hơn 90% phần mềm được sử dụng ở Trung Quốc có nguồn gốc từ nước ngoài),... Các công ty như SAP, Microsoft và Salesforce thống trị thị trường này. Hiện nay, chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu giải quyết những thiếu sót bằng các bản thiết kế triển khai tập trung. Các cơ chế thực hiện chính là:
- Xây dựng các dự án quốc gia nhưng thí điểm theo khu vực, liên quan đến chính quyền địa phương, các công ty nhà nước và các công ty tư nhân như Alibaba’s SupET ở Chiết Giang, CASICloud ở Quý Châu hoặc XCMG’s XREA ở một số quốc gia BRI được chọn.
- Thử nghiệm các cơ chế tài trợ theo định hướng thị trường hơn, bao gồm cả đầu tư cổ phần tư nhân, để giảm sự chi phối của trợ cấp nhà nước.
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn hóa cho ngành công nghiệp internet toàn diện vào năm 2025.