Bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu mô HÌNH KINH tế nền TẢNG và KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN tại VIỆT NAM (Trang 53)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.3.3. Bài học rút ra cho Việt Nam

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển mô hình kinh tế nền tảng, nhiều nước đã xây dựng và triển khai các chiến lược/chương trình quốc gia, điển hình như Anh, Úc, Đan Mạch, Estonia, Israel, Mexico, Singapore, Thái Lan, Uruguay,…Nội dung phát triển mô hình kinh tế nền tảng của các nước có khác nhau, phụ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Thông qua bài học kinh nghiệm của các nước, rút ra một số bài học chính cho Việt Nam như sau:

- Cần chuyển đổi nền kinh tế: bao gồm phát triển các doanh nghiệp nền tảng,

chuyển đổi nền tảng cho các doanh nghiệp truyền thống hướng tới sản phẩm tích hợp số, chuyển đổi kinh doanh mô hình kinh tế nền tảng, thay đổi quy trình sản xuất dựa trên dữ liệu số, tự động hóa, ảo hóa,…

- Cần chuyển đổi xã hội trên mô hình kinh tế nền tảng, trong đó tập trung vào

các lĩnh vực như: ứng dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm khoảng cách xã hội (như giáo dục, y tế, văn hóa, an toàn an ninh xã hội,…).

- Chuyển đổi trong một số ngành trọng điểm để phát triển kinh tế xã hội như nông nghiệp, du lịch, điện lực, giao thông,…

- Chuyển đổi mô hình kinh tế nền tảng trong cơ quan chính phủ, hướng tới cung

cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân, tăng cường sự tham gia người dân trong các hoạt động cơ quan nhà nước, tăng cường hiệu quả hoạt động và đổi mới, phát triển dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.

CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM

2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

Sau hơn 30 năm thực hiện đổi mới, kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Năm 2018, với tốc độ tăng trưởng đạt được là 7,08%, nền kinh tế Việt Nam đã đánh dấu mốc mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2008. Việt Nam đã được các tổ chức và bạn bè quốc tế đánh giá thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất châu Á cũng như thế giới. Sự gia tăng của Internet và điện thoại thông minh cùng với dân số trẻ sẽ thúc đẩy thị trường TMĐT Việt Nam.

Tại Việt Nam, theo Báo cáo về nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Tamesek và Bain&Company năm 2019 cho thấy kinh tế số của Việt Nam và Indonesia tăng trưởng dẫn đầu khu vực Đông Nam Á (khoảng 38%). Theo dự báo từ GlobalData - công ty hàng đầu về phân tích dữ liệu dự báo thị trường TMĐT Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 16,3% từ 218,3 nghìn tỷ đồng (9,4 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2019 lên 99,5 nghìn tỷ đồng (17,3 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2023. Nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam dự kiến đạt 43 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025. Năm 2020, Hiệp hội TMĐT Việt Nam khảo sát 4.693 doanh nghiệp để xây dựng Báo cáo Chỉ số TMĐT mới ban hành ngày 20/4/2021. Có 3 nhóm doanh nghiệp tham gia khảo sát chính gồm có: Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp ngoài Nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó đa số doanh nghiệp tham gia khảo sát là doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 89%). Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website không có thay đổi gì so với năm 2019, tầm 42% và mức độ chênh lệch với các năm trước cũng không cao. Trái ngược với xu hướng kinh doanh trên website, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm tới nền tảng mạng xã hội để hỗ trợ kinh doanh nhiều hơn. Trong nhiều năm, tỷ lệ doanh nghiệp có bán hàng trên các mạng xã hội đều có chiều hướng tăng dần.

Hình 2.1. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh trên mạng xã hội qua các năm

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT năm 2021

Tương tự như các nền tảng mạng xã hội, xu hướng quay trở lại của các sàn TMĐT thời gian gần đây ngày càng thể hiện rõ rệt hơn. Theo đó năm 2020 có tới 22% doanh nghiệp tham gia khảo sát có tham gia sàn giao dịch TMĐT (tăng 5% so với năm 2019). Đặc biệt trong số các doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT thì có tới 23% cho biết họ tham gia sau khi dịch Covid-19 khởi phát.

Hình 2.2. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT qua các năm

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT năm 2021

Tỷ lệ doanh nghiệp có website phiên bản di động không có nhiều thay đổi so với các năm trước, có thể thấy đa số các doanh nghiệp không còn lựa chọn hình thức xây dựng một website riêng dành cho phiên bản di động, thay vào đó là giải pháp xây dựng website mới có công nghệ tự động điều chỉnh giao diện tương thích với các nền tảng khác nhau như máy tính, máy tính bảng, di động...Khác với website phiên bản di động, việc xây dựng ứng dụng trên nền tảng di động của doanh nghiệp đòi hỏi ở mức cao hơn là một website thông thường, thay vào đó muốn người tiêu dùng tải về cài đặt

và sử dụng thường xuyên thì ứng dụng đòi hỏi cần phải cung cấp đa dạng các giải pháp, sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Năm 2020 cũng xuất hiện khái niệm về “super app” hay còn có nghĩa là “siêu ứng dụng” đề cập tới vai trò và lợi thế của những ứng dụng cung cấp một hệ sinh thái cho người tiêu dùng trên di động. Khảo sát cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động năm 2020 (17%) có tăng một chút so với năm trước (16%). Nhiều năm liền, Android vẫn luôn là nền tảng hàng đầu được doanh nghiệp ưu tiên khi xây dựng các ứng dụng bán hàng trên các thiết bị di động. Năm 2020 có 75% doanh nghiệp cho biết ưu tiên xây dựng các ứng dụng trên nền tảng Android (tăng 5% so với năm 2019), tiếp sau đó là trên nền tảng IOS (48%) và Windows (37%).

Hình 2.3. Tỷ lệ doanh nghiệp phát triển ứng dụng bán hàng trên các nền tảng di động qua các năm

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT năm 2021

52% doanh nghiệp đã có cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động, tỷ lệ này cao hơn một chút so với năm 2019 và có xu hướng đang tăng dần qua các năm. Ngoài ra có 35% doanh nghiệp cho biết có triển khai chương trình khuyến mại dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị di động để mua hàng hóa/dịch vụ và có 48% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động.

Hình 2.4. Thời gian trung bình lưu lại của khách hàng khi truy cập website TMĐT phiên bản di động hoặc ứng dụng bán hàng

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT năm 2021

Dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhìn chung đa số các doanh nghiệp đều cắt giảm chi phí quảng cáo website/ứng dụng di động qua các phương tiện trực tuyến và ứng dụng di động. Năm 2020 có 57% doanh nghiệp cho biết chỉ chi dƣới 10 triệu đồng vào hoạt động quảng bá.

Hình 2.5. Ước tính chi phí quảng bá website/ứng dụng di động của doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến qua các năm

Nguồn: Báo cáo chỉ số TMĐT năm 2021

Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn là hai thành phố dẫn đầu về mức chi ngân sách cho các hoạt động quảng cáo trực tuyến trong doanh nghiệp. Theo đó có 35% doanh nghiệp ở TP. HCM và 33% doanh nghiệp ở Hà Nội chi trên 50 triệu đồng cho hoạt động quảng cáo trực tuyến, mức chi này với các khu vực còn lại là rất thấp.

Việt Nam sở hữu các mô hình kinh tế nền tảng hoạt động đa dạng lĩnh vực tương như trên thế giới, ngoại trừ trên hệ điều hành hoặc năng lượng và công nghiệp

nặng. Tuy nhiên Việt Nam chứng kiến không ít những thành công và thất bại của các mô hình kinh tế nền tảng. Một số mô hình kinh tế nền tảng có tốc độ phát triển nhanh và mạnh như Momo – dịch vụ ví điện tử tiếp cận hơn 10 triệu người dùng (năm 2018) và thành công gọi vốn trị giá trị hơn 100 triệu USD từ Warburg Pincus, đồng thời lọt top 100 công ty công nghệ tài chính lớn nhất toàn cầu. Zalo - ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí tương tự như Whatssap của Facebook chứng kiến doanh thu tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2019 và lợi nhuận trước thuế tăng 1,5 lần lên mức 641 tỷ đồng. Tuy nhiên, cũng không ít những tên tuổi nhanh chóng biến mất trên thị trường như Lotus, Gapo – những mô hình được kỳ vọng sẽ thay thế Facebook.

2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Giới thiệu mẫu khảo sát

Để có thể phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, nhóm tác giả đã thu thập thông tin từ phiếu điều tra khảo sát về 1- Tỷ lệ các mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, 2-Tỷ lệ các thành phần tham gia phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, 3-Cơ sở hạ tầng và chi phí phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, 4-Chuỗi giá trị phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, 5-Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam thông qua các bước như sau:

- Điều tra thử nghiệm bằng cách gửi phiếu điều tra đến một số doanh nghiệp phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam.

- Hiệu chỉnh, bổ sung phiếu điều tra và tiến hành điều tra chính thức trên diện rộng.

- Phương pháp chọn mẫu: nhóm tác giả chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên. Kết quả trả lời là nghiêm túc. Trong các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, nhóm tác giả lựa chọn mẫu định ngạch. Đây là phương pháp tiến hành phân tổng thể theo các loại hình doanh nghiệp theo tiêu thức phần trăm.

+ Kích thước mẫu kỳ vọng: các nội dung thống kê mô tả, không yêu cầu số mẫu tối thiểu. Với phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam thì cần đảm bảo số mẫu tối thiểu. Có 8 biến, tương đương với 30 thang đo.

Bảng 2.1. Số lượng mẫu tối thiểu/tốt nhất cho nghiên cứu

STT Quan điểm của

các học giả Công thức Tiêu chí

Số lượng mẫu tối thiểu/tốt nhất

1 Hair và cộng sự (1998)

Tỷ lệ tối thiểu 5: 1 tốt nhất 10:1

30 thang đo N (tối thiểu) = 150 N (tốt) = 300 2 Tabacknick và

Fidell (1996)

Mẫu

n = 50 + 8*m 8 biến N (tối thiểu) = 114 3 Burns và Grove (1997) N = Z 2 (p*q)/e2 N = 1,962 (0,5*0,5)/0,052 = 384,16 N (tốt nhất) = 385

Nguồn: nhóm tác giả tính toán

Theo quan điểm của các học giả trên, số mẫu tối thiểu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam là 114, số mẫu tốt hơn là 385 doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi điều tra thực tế, do bị hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ điều tra được 153 doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng được phân chia theo 3 loại hình B2B, B2C và C2C.

Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp điều tra thực tế phân chia theo nhóm

Nhóm các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng

Số lượng tổng thể Tỷ lệ phần trăm trên tổng thể Số lượng DN điều tra thực tế Số lượng DN điều tra thực tế (làm tròn) (1) (2) = [(1)/535]*100 (3) = (2)*153/100 [1] Doanh nghiệp B2B 121 22,62 % 34,6 35 [2] Doanh nghiệp B2C 150 28,04 % 42,9 43 [3] Doanh nghiệp C2C 264 49,35 % 75,5 75 Tổng 535 DN 100% 153 153 DN

Nguồn: nhóm tác giả tính toán dựa trên số liệu thực tế của thị trường

Trong đó có 35 doanh nghiệp B2B (chiếm 23,55%), 64 doanh nghiệp trung gian cung cấp phương tiện đi lại (chiếm 22,62%), 43 doanh nghiệp B2C (chiếm 28,04%), 75 doanh nghiệp C2C (chiếm 49,35%).

- Thời gian điều tra: nhóm tác giả điều tra vào 3 tháng 10,11,12 năm 2020. Tất cả các câu trả lời thiếu dữ liệu đều bị loại bỏ khỏi kết quả phân tích. Dữ liệu thu thập được làm sạch, tổng hợp và phân tích theo phần mềm SPSS 20.

2.2.2. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Nhóm tác giả tiến hành khảo sát ở nhiều tỉnh thành, nhưng tập trung tại Hà Nội (70,59%) và Thành phố Hồ Chí Minh (15,03%). Chi tiết tại hình sau:

Hình 2.6. Địa điểm đặt văn phòng đại diện của các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu

Một số tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số khu vực khác chỉ có từ 3-8 doanh nghiệp tham gia khảo sát. Lĩnh vực của các doanh nghiệp tham gia khảo sát kinh doanh chủ yếu là truyền thông, du lịch, bán lẻ lần lượt là 30,35 và 41 doanh nghiệp. Tỷ lệ các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ 12-22/153 doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Hình 2.7. Tỷ lệ ngành nghề của các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu

70,59% 15,03% 4,58% 1,96% 2,61% 5,23% 7,84%

Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Đà Nẵng

Hải Phòng Cần Thơ Khu vực khác

35 22 30 41 12 13

2.2.3. Thực trạng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam

Đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng lợi ích khi phát triển mô hình kinh tế nền tảng là tăng cường hoạt động tiếp thị, nhận diện thương hiệu và đa dạng hóa vai trò của các doanh nghiệp. Cắt giảm quy trình vận hành và giúp tăng cường quản lý chỉ chiếm lần lượt 61 và 78/153 doanh nghiệp tham gia khảo sát.

Hình 2.8. Lợi ích và hạn chế của phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu

Về hạn chế thì cạnh tranh về giá là hạn chế lớn nhất (106/153) với các doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam. Một số vấn đề như các vấn đề tranh chấp và phản ứng của chính quyền địa phương cũng là những hạn chế khi phát triển mô hình kinh tế nền tảng.

Trong 153 doanh nghiệp mô hình nền tảng tham gia khảo sát tại Việt Nam, 67/153 doanh nghiệp, chiếm 43,79% sử dụng mô hình nền tảng trung gian cho các nền tảng khác. 51/153 (chiếm 33,33%) doanh nghiệp sử dụng mô hình nền tảng cung cấp dịch vụ. 35/153 (chiếm 22,88%) doanh nghiệp sử dụng mô hình siêu nền tảng.

128 132 78 61 82 106 94 0 20 40 60 80 100 120 140

Đa dạng hóa vai trò cho các doanh nghiệp Tăng cường hoạt động tiếp thị và nhận diện

thương hiệu cho doanh nghiệp Quản lý hiệu quả Cắt giảm quy trình vận hành Phản ứng của chính quyền địa phương Cạnh tranh về giá Vấn đề tranh chấp

L ợi ích c ủa p há t tri ển m ô hìn h kin h tế n ền tản g vớ i do an h ng hiệp Hạ n ch ế củ a ph át tri ển m ô hìn h kin h tế nề n tản g vớ i d oa nh ng hiệp

Hình 2.9. Tỷ lệ các mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu

Trong 35 doanh nghiệp phát triển theo mô hình siêu nền tảng, tỷ lệ mô hình siêu nền tảng C2C là 8 doanh nghiệp, mô hình siêu nền tảng thương mại trực tuyến là 7 doanh nghiệp, mô hình siêu nền tảng B2B là 6 doanh nghiệp, mô hình siêu nền tảng B2C và mô hình siêu nền tảng một chiều đều là 4 doanh nghiệp, mô hình siêu nền tảng hai chiều và mô hình siêu nền tảng O2O đều là 3 doanh nghiệp.

Hình 2.10. Tỷ lệ các mô hình trong mô hình siêu nền tảng tại Việt Nam

Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu

Hiện nay, 153 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có 42,28% có hiệu ứng mạng

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu mô HÌNH KINH tế nền TẢNG và KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN tại VIỆT NAM (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)