NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu mô HÌNH KINH tế nền TẢNG và KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN tại VIỆT NAM (Trang 77)

7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ

GIAI ĐOẠN 2021-2025

3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM

Sự phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam có nhiều thành công nhưng cũng gặp không ít hạn chế. Cụ thể như sau:

* Những điểm đạt được:

- Tỷ lệ doanh nghiệp có website phiên bản di động không có nhiều thay đổi so với các năm trước.

- Siêu ứng dụng có vai trò và lợi thế trong cung cấp một hệ sinh thái cho người tiêu dùng trên mô hình kinh tế nền tảng.

- Các doanh nghiệp ở TP. HCM và Hà Nội chi cho hoạt động quảng cáo trực tuyến trên mô hình kinh tế nền tảng nhiều hơn các khu vực khác.

- Lĩnh vực của các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam chủ yếu là truyền thông, du lịch, bán lẻ.

- Đa số các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam nhận thấy lợi ích khi phát triển mô hình kinh tế nền tảng là tăng cường hoạt động tiếp thị, nhận diện thương hiệu và đa dạng hóa vai trò của các doanh nghiệp, cắt giảm quy trình vận hành và giúp tăng cường quản lý.

- Nhận thức về lợi ích của mô hình kinh tế nền tảng (SBE), Sự sẵn sàng của thị trường (MRE), Sự hỗ trợ của nhà nước (PPO), Thái độ của doanh nghiệp (ATT) có tác động cùng chiều và tích cực đến thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng. Trong đó, Nhận thức về lợi ích của mô hình kinh tế nền tảng (SBE) có tác động chủ yếu và mạnh nhất là 80,3%. Sự hỗ trợ của nhà nước (PPO), Sự sẵn sàng của thị trường (MRE), Thái độ của doanh nghiệp (ATT) có tác động lần lượt là 27,4%, 26,7% và 20,3% đến thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng.

* Những điểm còn hạn chế:

- Tập trung các hiệu ứng mạng cùng chiều, chưa khác các hiệu ứng mạng khác chiều giữa 2 nhóm đối tượng của mô hình kinh tế nền tảng là người bán và người mua.

- Các yếu tố như Sự sẵn sàng của doanh nghiệp (ORE), Hiệu quả cảm nhận (PEF) và Rào cản cản trở (HBF) không ảnh hưởng đến ý định thúc đẩy và định hướng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam

* Nguyên nhân của hạn chế:

- Đôi khi sự phát triển số lượng hiệu ứng mạng khác chiều của một mô hình kinh tế nền tảng lại tạo ra sự bất lợi. Còn hiệu ứng mạng khác chiều tích cực xảy ra tại doanh nghiệp khi người sử dụng thu lợi từ sự gia tăng số lượng người tham gia trong chiều ngược lại của thị trường.

- Do mẫu khảo sát còn nhỏ (153 doanh nghiệp) và chưa đa dạng khu vực điều tra, lĩnh vực hoạt động, loại hình doanh nghiệp.

3.2. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI

Việt Nam sở hữu các nền tảng số hoạt động đa dạng lĩnh vực tương như trê thế

giới, ngoại trừ trên hệ điều hành hoặc năng lượng và công nghiệp nặng. Để thực hiện chuyển đổi bứt phá để hướng tới một Việt Nam số, trong đó phát triển mô hình kinh tế nền tảng là một nội dung trọng tâm, trong đề án chuyển đổi số tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam phân chia các giai đoạn phát triên như sau:

- Giai đoạn 1 (2019 – 2020): Số hóa các lĩnh vực kinh tế - xã hội Triển khai

việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp; chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số xã hội, chuyển đổi số cơ quan nhà nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động, năng suất lao động, tạo ra các nguồn tăng trưởng mới. Tập trung xây dựng hạ tầng nền tảng; tạo điều kiện môi trường pháp lý; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đặc biệt là SMEs; phát triển start-up số; phát triển nguồnnhân lực số.

- Giai đoạn 2 (2021 – 2025): Số hóa thành lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn

cầu Nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế bằng cách triển khai các hệ sinh thái số tích hợp mới, hội tụ quanh các nhu cầu khách hàng. Tập trung thúc đẩy chuyển đổi mô hình doanh nghiệp, dịch chuyển các doanh nghiệp lên các nền tảng số/các hệ sinh thái, hình thành các chuỗi giá trị hội tụ,…; chuyển đối số rộng rãi trong các ngành/lĩnh vực KTXH.

- Giai đoạn 3 (2026 – 2030): Kinh tế - xã hội số toàn diện Tiến tới nền kinh tế,

xã hội số toàn diện, mọi lĩnh vực được số hóa, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới, các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Tập trung hỗ trợ phát triển các ngành công nghệ số mới như AI, Immersive Media,IoT, Cybersecurity; chuyển số toàn diện, sâu sắc trong các lĩnh vực KTXH.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025

3.3.1. Gia tăng nhận thức về lợi ích của phát triển mô hình kinh tế nền tảng

Nhận thức về lợi ích của mô hình kinh tế nền tảng (SBE) có tác động chủ yếu (80,3%) và tích cực đến thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng. Trọng tâm của yếu tố này là giúp các mô hình kinh tế nền tảng tận dụng cơ hội kinh doanh, giúp tiếp cận với khách hàng mới, cung cấp thông tin nhanh chóng, giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, giúp tăng doanh thu và lợi nhuận. Nhóm tác giả đề xuất một số định hướng cho các mô hình kinh tế nền tảng gia tăng hơn nữa nhận thức về lợi ích của phát triển mô hình.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Mô hình kinh tế nền tảng cần đa dạng hóa sản

phẩm dịch vụ giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn là một trong những yếu tố tăng cường lợi ích cho khách hàng, từ đó gia tăng lợi ích cho mô hình. Nên lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, điều này sẽ giúp mở rộng mặt hàng gia tăng lựa chọn cho người tiêu dùng. Xây dựng các chương trình khuyến mãi, các chương trình đặc biệt nhằm thu hút khách hàng đến với mô hình kinh tế nền tảng.

- Tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng: Mô hình kinh tế nền tảng cần tăng

cường dịch vụ chăm sóc khách hàng. Chính sách hoàn trả, khiếu nại được dễ dàng tìm thấy trên trang chủ sẽ góp phần gia tăng thiện chí của khách hàng. Một chính sách cho phép khách hàng hoàn trả rõ ràng có khả năng thu hút được nhiều đề nghị tín nhiệm và việc tái mua hàng của người tiêu dùng. Hơn nữa, việc này còn giúp giảm thiểu những đơn hàng bị hủy hoặc trở thành hàng mua không chính thức. Ngoài ra, mô hình kinh tế nền tảng nên hỗ trợ kịp thời và hợp lý khi nhận được những khiếu nại từ khách hàng, điều này sẽ làm tăng giá trị cảm nhận khi đặt hàng. Mô hình kinh tế nền tảng nên lắng nghe, tạo cho khách hàng cuộc đối thoại mở để tư vấn, giải quyết nhanh chóng các vấn đề phát sinh hoặc gia tăng sự quan tâm của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Các câu hỏi, ý kiến và mối quan tâm của khách hàng luôn được tiếp cận một cách tích cực. Bên cạnh đó, mô hình kinh tế nền tảng cần xây dựng hệ thống hoạt động chuyên nghiệp giữa các bộ phận từ khâu vận chuyển đến giải đáp mọi thắc mắc, chính sách hỗ trợ đổi trả để tạo sự tin tưởng đảm bảo khách hàng quay lại trong những lần sau.

- Thiết kế giao diện dễ sử dụng đối với người tiêu dùng: Giao diện dễ sử dụng kể cả với những người không thành thạo về công nghệ tạo được cảm giác thoải mái và tiện dụng. Chức năng tìm kiếm trên mô hình kinh tế nền tảng phải giúp khách hàng nhanh chóng tìm ra sản phẩm, dịch vụ. Nội dung trên mô hình kinh tế nền tảng phải được trình bày ngắn gọn nhất nhưng vẫn cung cấp đầy đủ thông tin của sản phẩm, chỉ nhấn mạnh những mục khách hàng thực sự sử dụng như các chức năng mua hàng, tránh những quảng cáo làm che mất tầm nhìn của người tiêu dùng. Các chức năng về quy trình mua bán, thanh toán, giao hàng phải có hướng dẫn sử dụng rõ ràng và đơn giản. Các mô hình kinh tế nền tảng cần cải tiến quy trình bán hàng, thanh toán nhanh gọn, linh hoạt và phù hợp cho tất cả khách hàng. Thao tác mua hàng phải thật đơn giản như: khách hàng chỉ cần nhấp chuột vào sản phẩm họ lựa chọn, điền các thông tin cần thiết như tên người mua hàng, điện thoại, là đã hoàn tất.

3.3.2. Phát triển sự sẵn sàng của thị trường với phát triển mô hình kinh tế nền tảng

Sự sẵn sàng của thị trường (MRE) có tác động 26,7% và tích cực đến thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng. Trong đó cần tập trung các nội dung như nguồn nhân lực của mô hình kinh tế nền tảng để đáp ứng yêu cầu, gia tăng sự tấp nập của các hoạt động kinh tế trên địa bàn,…Một số giải pháp được đề xuất như sau:

- Đảm bảo chất lượng mô hình kinh tế nền tảng: Song hành với việc đa dạng hóa

sản phẩm, dịch vụ, các mô hình kinh tế nền tảng cũng cần đảm bảo chất lượng nhằm tạo uy tín và niềm tin cho người tiêu dùng. Lựa chọn các thương hiệu sản phẩm, các nhà cung ứng có uy tín để thỏa mãn mong muốn người tiêu dùng.

- Đa dạng các phương thức thanh toán di động: Nền tảng cần đa dạng các

phương thức thanh toán. Đa số khách hàng thích thanh toán bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, họ e ngại về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, về chính sách đổi trả, về giả cả, … Những lo lắng này làm cho họ không thích thú giao dịch. Vì vậy, các mô hình kinh tế nền tảng cần phải đảm bảo uy tín, thực hiện đúng cam kết, đáp ứng như kỳ vọng của người tiêu dùng nếu triển khai thanh toán trực tuyến, đặc biệt thanh toán di động trước khi nhận hàng, từ đó khiến khách hàng quay lại những lần sau.

3.3.3. Gia tăng sự hỗ trợ của nhà nước với phát triển mô hình kinh tế nền tảng

Sự hỗ trợ của nhà nước (PPO) có tác động 27,4% và tích cực đến thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng. Những ưu đãi về thuế cho mô hình kinh tế nền tảng, cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng với chi phí hợp lý, hoàn thiện môi trường pháp lý là những nội dung chính để gia tăng sự hỗ trợ của nhà nước. Cụ thể như sau:

- Cần tiếp tục cải thiện khung khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi và ổn định cho các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng đổi mới sáng tạo, tiếp cận tài chính, khuyến khích cạnh tranh, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D.

- Xây dựng cơ chế chính sách giảm thiểu rủi ro cho các bên trong hoạt động phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam.

3.3.4. Tăng cường thái độ của doanh nghiệp với phát triển mô hình kinh tế nền tảng

Thái độ của doanh nghiệp (ATT) có tác động 20,3% và tích cực đến ý định phát triển (ADT) mô hình kinh tế nền tảng. Doanh nghiệp cần nhận thức rõ sự phù hợp phát triển mô hình kinh tế nền tảng là phù hợp với cách thức kinh doanh, phù hợp với khách hàng và nhà cung cấp và phù hợp với sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng có những ý định mở rộng phát triển mô hình kinh tế nền tảng trong những năm tới hoặc tiếp tục đầu tư và nhận thức rõ phát triển mô hình kinh tế nền tảng là hướng phát triển hiệu quả của doanh nghiệp trong tương lai. Để tăng cường thái độ của doanh nghiệp, cần yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các giải pháp sau:

- Trung thực trong cung cấp sản phẩm dịch vụ: Thực tế cho thấy, có rất nhiều

doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận nên cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, sản phẩm làm từ chất độc hại, không đảm bảo sức khỏe. Bởi vậy, vấn đề chất lượng luôn được người tiêu dùng quan tâm, đặc biệt là những sản phẩm được đặt hàng trực tuyến thông qua ứng dụng di động hay trên website. Doanh nghiệp muốn phát triển hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng, cần tạo sự tin tưởng và hài lòng cho người tiêu dùng. Nếu có thể, công khai quy trình cung cấp. Qua đó, người tiêu dùng chia sẻ lên cộng đồng, đưa ra những phản hồi tích cực – trở thành kênh quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp và thu hút nhiều khách hàng trong những lần mua sau.

- Nâng cao hiệu ứng mạng tích cực: Để tăng cường hiệu ứng mạng tích cực, mô

hình kinh tế nền tảng phải đối mặt với rào cản là thu hút một lượng người dùng đủ để tạo ra động lực cho hiệu ứng mạng diễn ra. Hiệu ứng mạng đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh đó là bởi vì các doanh nghiệp tạo ra được hiệu ứng mạng đáng tin cậy có khả năng đứng vững trước cạnh tranh cao, tỷ lệ duy trì và tương tác khách hàng cao, có nhiều đặc điểm điển hình của sự độc quyền và có khả năng tồn tại bền vững trong thời gian dài. Một người dùng trong một mạng lưới vừa là nhà sản xuất vừa là khách hàng. Mỗi người dùng cần trở thành một phần của vòng lặp phản hồi đơn giản. Vòng lặp này kéo người dùng quay trở lại sử dụng dịch vụ. Đó không phải các tương tác 1:1 mà đó là các tương tác giữa 1 người với rất nhiều người. Do đó, để thành công, các mô hình kinh tế nền tảng cần tăng trưởng quy mô, lôi kéo thật nhiều người dùng tham gia. Khi có nhiều người dùng tham gia thì sẽ có nhiều nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ, từ đó mạng lớn hơn, tỷ suất lợi nhuận được cải thiện khi cơ sở người dùng tăng lên. Khi các mô hình kinh tế nền tảng thu hút đủ người dùng, họ có thể bắt đầu tận dụng các hiệu ứng mạng tích cực và có khả năng duy trì sự tăng trưởng mạng lưới và năng lực dựa trên cơ sở người dùng.

3.3.5. Một số giải pháp khác

Một số giải pháp đối với người tiêu dùng:

- Tìm hiểu kỹ về mô hình kinh tế nền tảng trước khi quyết định mua: người tiêu

dùng nói chung chủ yếu tìm kiếm thông tin về nền tảng qua công cụ tìm kiếm và mạng xã hội, tuy nhiên đây lại là những nơi mà thông tin không có sự chọn lọc và đảm bảo. Người tiêu dùng nên mua hàng trên những nền tảng uy tín, có thể dễ dàng nhìn thấy những điểm chung trên website của các mô hình kinh tế nền tảng uy tín: (1)-Mô hình kinh tế nền tảng có mục thông tin rõ ràng: tên, giấy phép kinh doanh, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hỗ trợ,….(2)-Có chứng chỉ uy tín từ các tổ chức chuyên nghiệp: các giấy chứng nhận của các tổ chức có uy tín để bảo đảm thanh toán cũng như chính sách bán hàng, bảo mật thông tin….(3)-Quyền lợi của khách hàng được nêu rõ ràng cụ thể: các quy định, chính sách giao hàng, bảo hành đổi trả rõ ràng, cụ thể được ghi ngay trên website/ ứng dụng di động.

- Tìm hiểu kỹ về sản phẩm/ dịch vụ trước khi quyết định mua: Nhiều người tiêu

dùng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ bằng cách xem xét kỹ hình ảnh được nhà cung ứng giới thiệu. Hình ảnh càng chân thực thì càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, thực tế thì không

có bất cứ bằng chứng gì chứng minh rằng hình ảnh đó là sản phẩm của nhà cung cấp. Rất có thể, những hình ảnh đó được “vay mượn” từ một website hoặc một người bán khác. Vì vậy, bên cạnh hình ảnh người tiêu dùng nên tìm hiểu những thông tin mô tả về sản phẩm, những lưu ý và chú thích về chính sách liên quan như giao hàng, đổi trả,

Một phần của tài liệu ĐỀ tài NGHIÊN cứu mô HÌNH KINH tế nền TẢNG và KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN tại VIỆT NAM (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)