7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH TẾ
TẾ NỀN TẢNG TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Giới thiệu mẫu khảo sát
Để có thể phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, nhóm tác giả đã thu thập thông tin từ phiếu điều tra khảo sát về 1- Tỷ lệ các mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, 2-Tỷ lệ các thành phần tham gia phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, 3-Cơ sở hạ tầng và chi phí phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, 4-Chuỗi giá trị phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam, 5-Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam thông qua các bước như sau:
- Điều tra thử nghiệm bằng cách gửi phiếu điều tra đến một số doanh nghiệp phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam.
- Hiệu chỉnh, bổ sung phiếu điều tra và tiến hành điều tra chính thức trên diện rộng.
- Phương pháp chọn mẫu: nhóm tác giả chọn mẫu theo phương pháp phi ngẫu nhiên. Kết quả trả lời là nghiêm túc. Trong các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, nhóm tác giả lựa chọn mẫu định ngạch. Đây là phương pháp tiến hành phân tổng thể theo các loại hình doanh nghiệp theo tiêu thức phần trăm.
+ Kích thước mẫu kỳ vọng: các nội dung thống kê mô tả, không yêu cầu số mẫu tối thiểu. Với phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam thì cần đảm bảo số mẫu tối thiểu. Có 8 biến, tương đương với 30 thang đo.
Bảng 2.1. Số lượng mẫu tối thiểu/tốt nhất cho nghiên cứu
STT Quan điểm của
các học giả Công thức Tiêu chí
Số lượng mẫu tối thiểu/tốt nhất
1 Hair và cộng sự (1998)
Tỷ lệ tối thiểu 5: 1 tốt nhất 10:1
30 thang đo N (tối thiểu) = 150 N (tốt) = 300 2 Tabacknick và
Fidell (1996)
Mẫu
n = 50 + 8*m 8 biến N (tối thiểu) = 114 3 Burns và Grove (1997) N = Z 2 (p*q)/e2 N = 1,962 (0,5*0,5)/0,052 = 384,16 N (tốt nhất) = 385
Nguồn: nhóm tác giả tính toán
Theo quan điểm của các học giả trên, số mẫu tối thiểu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam là 114, số mẫu tốt hơn là 385 doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi điều tra thực tế, do bị hạn chế về thời gian và không gian nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ điều tra được 153 doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng được phân chia theo 3 loại hình B2B, B2C và C2C.
Bảng 2.2. Số lượng doanh nghiệp điều tra thực tế phân chia theo nhóm
Nhóm các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng
Số lượng tổng thể Tỷ lệ phần trăm trên tổng thể Số lượng DN điều tra thực tế Số lượng DN điều tra thực tế (làm tròn) (1) (2) = [(1)/535]*100 (3) = (2)*153/100 [1] Doanh nghiệp B2B 121 22,62 % 34,6 35 [2] Doanh nghiệp B2C 150 28,04 % 42,9 43 [3] Doanh nghiệp C2C 264 49,35 % 75,5 75 Tổng 535 DN 100% 153 153 DN
Nguồn: nhóm tác giả tính toán dựa trên số liệu thực tế của thị trường
Trong đó có 35 doanh nghiệp B2B (chiếm 23,55%), 64 doanh nghiệp trung gian cung cấp phương tiện đi lại (chiếm 22,62%), 43 doanh nghiệp B2C (chiếm 28,04%), 75 doanh nghiệp C2C (chiếm 49,35%).
- Thời gian điều tra: nhóm tác giả điều tra vào 3 tháng 10,11,12 năm 2020. Tất cả các câu trả lời thiếu dữ liệu đều bị loại bỏ khỏi kết quả phân tích. Dữ liệu thu thập được làm sạch, tổng hợp và phân tích theo phần mềm SPSS 20.
2.2.2. Thông tin cơ bản về doanh nghiệp
Nhóm tác giả tiến hành khảo sát ở nhiều tỉnh thành, nhưng tập trung tại Hà Nội (70,59%) và Thành phố Hồ Chí Minh (15,03%). Chi tiết tại hình sau:
Hình 2.6. Địa điểm đặt văn phòng đại diện của các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu
Một số tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và một số khu vực khác chỉ có từ 3-8 doanh nghiệp tham gia khảo sát. Lĩnh vực của các doanh nghiệp tham gia khảo sát kinh doanh chủ yếu là truyền thông, du lịch, bán lẻ lần lượt là 30,35 và 41 doanh nghiệp. Tỷ lệ các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ 12-22/153 doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Hình 2.7. Tỷ lệ ngành nghề của các doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu
70,59% 15,03% 4,58% 1,96% 2,61% 5,23% 7,84%
Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Đà Nẵng
Hải Phòng Cần Thơ Khu vực khác
35 22 30 41 12 13
2.2.3. Thực trạng phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam
Đa số các doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam cho rằng lợi ích khi phát triển mô hình kinh tế nền tảng là tăng cường hoạt động tiếp thị, nhận diện thương hiệu và đa dạng hóa vai trò của các doanh nghiệp. Cắt giảm quy trình vận hành và giúp tăng cường quản lý chỉ chiếm lần lượt 61 và 78/153 doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Hình 2.8. Lợi ích và hạn chế của phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu
Về hạn chế thì cạnh tranh về giá là hạn chế lớn nhất (106/153) với các doanh nghiệp tham gia khảo sát tại Việt Nam. Một số vấn đề như các vấn đề tranh chấp và phản ứng của chính quyền địa phương cũng là những hạn chế khi phát triển mô hình kinh tế nền tảng.
Trong 153 doanh nghiệp mô hình nền tảng tham gia khảo sát tại Việt Nam, 67/153 doanh nghiệp, chiếm 43,79% sử dụng mô hình nền tảng trung gian cho các nền tảng khác. 51/153 (chiếm 33,33%) doanh nghiệp sử dụng mô hình nền tảng cung cấp dịch vụ. 35/153 (chiếm 22,88%) doanh nghiệp sử dụng mô hình siêu nền tảng.
128 132 78 61 82 106 94 0 20 40 60 80 100 120 140
Đa dạng hóa vai trò cho các doanh nghiệp Tăng cường hoạt động tiếp thị và nhận diện
thương hiệu cho doanh nghiệp Quản lý hiệu quả Cắt giảm quy trình vận hành Phản ứng của chính quyền địa phương Cạnh tranh về giá Vấn đề tranh chấp
L ợi ích c ủa p há t tri ển m ô hìn h kin h tế n ền tản g vớ i do an h ng hiệp Hạ n ch ế củ a ph át tri ển m ô hìn h kin h tế nề n tản g vớ i d oa nh ng hiệp
Hình 2.9. Tỷ lệ các mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu
Trong 35 doanh nghiệp phát triển theo mô hình siêu nền tảng, tỷ lệ mô hình siêu nền tảng C2C là 8 doanh nghiệp, mô hình siêu nền tảng thương mại trực tuyến là 7 doanh nghiệp, mô hình siêu nền tảng B2B là 6 doanh nghiệp, mô hình siêu nền tảng B2C và mô hình siêu nền tảng một chiều đều là 4 doanh nghiệp, mô hình siêu nền tảng hai chiều và mô hình siêu nền tảng O2O đều là 3 doanh nghiệp.
Hình 2.10. Tỷ lệ các mô hình trong mô hình siêu nền tảng tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu
Hiện nay, 153 doanh nghiệp tham gia khảo sát thì có 42,28% có hiệu ứng mạng khác chiều trên mô hình kinh tế nền tảng và 57,52% sử dụng hiệu ứng mạng cùng chiều. Trong gần 60% hiệu ứng mạng cùng chiều, có 34,64% sử dụng hiệu ứng mạng
43,79% 33,33% 22,88% 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 40.00 45.00 50.00
Mô hình nền tảng trung gian cho các nền tảng
khác
Mô hình nền tảng cung
cấp dịch vụ Mô hình siêu nền tảng
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Mô hình siêu nền tảng C2C Mô hình siêu
nền tảng B2Cnền tảng B2BMô hình siêu Mô hình siêu nền tảng một chiều
Mô hình siêu nền tảng hai
chiều
Mô hình siêu
nền tảng O2OMô hình siêu nền tảng thương mại
cùng chiều tích cực, 22,28% sử dụng hiệu ứng mạng cùng chiều tiêu cực. Tỷ lệ sử dụng hiệu ứng mạng khác chiều tích cực và tiêu cực lần lượt là 27,45% và 15,03%.
Hình 2.11. Tỷ lệ hiệu ứng mạng của mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam
Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu
Các hiệu ứng mạng cùng chiều tích cực bao gồm các lợi ích tích cực mà người dùng nhận được khi số lượng người dùng trong cùng thị trường tăng lên. Nhưng không phải tất cả các hiệu ứng cùng chiều đều tích cực. Đôi khi sự phát triển số lượng trên cùng chiều của một nền tảng lại tạo ra sự bất lợi. Còn hiệu ứng mạng khác chiều tích cực xảy ra tại doanh nghiệp khi người sử dụng thu lợi từ sự gia tăng số lượng người tham gia trong chiều ngược lại của thị trường.
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng tại Việt Nam
2.2.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Việc đánh giá độ tin cậy của thang đo và giá trị thang đo được thực hiện bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, kỹ thuật này được thực hiện bằng phần mềm SPSS 20. Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ dữ liệu, tức khả năng giải thích cho một khái niệm của một mô hình. Việc đánh giá độ tin cậy của thang đo là hết sức cần thiết trong các nghiên cứu định lượng (PGS. Nguyễn Đình Thọ, 2005). Độ tin cậy của các thang đo được đánh giá thông qua việc hệ số Cronbach’s Alpha, với các kết quả thu được như sau:
- Độ tin cậy của nhân tố SBE. Nhận thức về lợi ích của mô hình kinh tế nền tảng: Hệ số tương quan qua biến tổng của biến quan sát SBE1,2,3,4,5,6 đều > 0.3 (lớn
34,64% 22,88%
27,45%
15,03% 42,28%
Hiệu ứng mạng cùng chiều tích cực Hiệu ứng mạng cùng chiều tiêu cực Hiệu ứng mạng khác chiều tích cực Hiệu ứng mạng khác chiều tiêu cực
hơn tiêu chuẩn cho phép). Hệ số Cronbach’ Alpha tổng thể của SBE là 0,890 thỏa điều kiện > 0,6. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của nhân tố MRE. Sự sẵn sàng của thị trường: Hệ số tương quan qua biến tổng của biến quan sát MRE1,2,3,4 đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Hệ số Cronbach’ Alpha tổng thể của MRE là 0,893 thỏa điều kiện > 0,6. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của nhân tố ORE. Sự sẵn sàng của doanh nghiệp: Hệ số tương
quan qua biến tổng của biến quan sát ORE1,2,3,4 đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Hệ số Cronbach’ Alpha tổng thể của ORE là 0,799 thỏa điều kiện > 0,6. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của nhân tố PPO. Sự hỗ trợ của nhà nước: Hệ số tương quan qua biến tổng của biến quan sát PPO1,2,3 đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Hệ số Cronbach’ Alpha tổng thể của PPO là 0,881 thỏa điều kiện > 0,6. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của nhân tố PEF. Hiệu quả cảm nhận của việc phát triển mô hình
kinh tế nền tảng: Hệ số tương quan qua biến tổng của biến quan sát PEF1,2,3,4 đều >
0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Hệ số Cronbach’ Alpha tổng thể của PEF là 0,775 thỏa điều kiện > 0,6. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của nhân tố HBF. Rào cản cản trở sự phát triển mô hình kinh tế
nền tảng: Hệ số tương quan qua biến tổng của biến quan sát HBF1,2,3 đều > 0.3 (lớn
hơn tiêu chuẩn cho phép). Hệ số Cronbach’ Alpha tổng thể của HBF là 0,694 thỏa điều kiện > 0,6. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của nhân tố ATT. Thái độ của doanh nghiệp mô hình kinh tế nền tảng: Hệ số tương quan qua biến tổng của biến quan sát ATT1,2,3 đều > 0.3 (lớn hơn
tiêu chuẩn cho phép). Hệ số Cronbach’ Alpha tổng thể của ATT là 0,697 thỏa điều kiện > 0,6. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
- Độ tin cậy của nhân tố ADT. Ý định phát triển mô hình kinh tế nền tảng: Hệ số tương quan qua biến tổng của biến quan sát ADT1,2,3 đều > 0.3 (lớn hơn tiêu chuẩn cho phép). Hệ số Cronbach’ Alpha tổng thể của ADT là 0,785 thỏa điều kiện > 0,6. Thang đo đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt.
Kết luận: Kết quả tính toán hệ số Cronbach's Alpha đối với các khái niệm nghiên cứu đưa ra cho thấy, hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các khái niệm đều lớn
hơn 0,6. Toàn bộ các thành phần của thang đo đều đảm bảo độ tin cậy và sẽ được đưa vào phân tích các bước tiếp theo nhằm kiểm định mô hình nghiên cứu của đề tài.
Bảng 2.3. Kiểm định độ tin cậy Crobach’s Alpha của các biến
Mã
biến Tên biến
Thống kê các biến quan sát
Hệ số tương quan qua biến
tổng
Cronbach’s Alpha tổng thể
nếu loại biến
SBE Nhận thức về lợi ích của mô hình kinh tế nền tảng: Cronbach’s Alpha = 0,890
SBE1 Mô hình kinh tế nền tảng tận dụng cơ hội kinh doanh .699 .872 SBE2 Mô hình kinh tế nền tảng giúp tiếp cận với khách hàng
mới .685 .874
SBE3 Mô hình kinh tế nền tảng cung cấp thông tin nhanh
chóng .715 .869
SBE4 Mô hình kinh tế nền tảng giúp xây dựng hình ảnh
doanh nghiệp .678 .875
SBE5 Mô hình kinh tế nền tảng giúp tăng doanh thu .747 .865 SBE6 Mô hình kinh tế nền tảng giúp tăng lợi nhuận .721 .869
MRE Sự sẵn sàng của thị trường: Cronbach’s Alpha = 0,893
MRE1 Nguồn nhân lực của mô hình kinh tế nền tảng đáp ứng
yêu cầu .726 .876
MRE2 Các hoạt động kinh tế trên địa bàn tấp nập .825 .840 MRE3 Khách hàng nhận thức về mô hình kinh tế nền tảng .697 .888 MRE4 Chi phí cho đầu tư mô hình kinh tế nền tảng hợp lý .813 .844
ORE Sự sẵn sàng của doanh nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0,799
ORE1 Doanh nghiệp có nguồn lực công nghệ cho mô hình
kinh tế nền tảng .563 .774
ORE2 Doanh nghiệp có nguồn nhân lực phù hợp .624 .745 ORE3 Doanh nghiệp chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho mô
hình kinh tế nền tảng .702 .708
ORE4 Doanh nghiệp có nguồn lực tài chính cho mô hình kinh
tế nền tảng .586 .766
PPO Sự hỗ trợ của nhà nước: Cronbach’s Alpha = 0,881
kinh tế nền tảng
PPO2 Chính phủ cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng cho mô
hình kinh tế nền tảng với chi phí hợp lý .829 .781 PPO3 Chính phủ hoàn thiện môi trường pháp lý cho mô hình
kinh tế nền tảng .645 .948
PEF Hiệu quả cảm nhận của việc phát triển mô hình kinh tế nền tảng: Cronbach’s Alpha = 0,775
PEF1 Mô hình kinh tế nền tảng làm giảm chi phí .548 .736 PEF2 Mô hình kinh tế nền tảng giúp doanh nghiệp tiết kiệm
thời gian .575 .722
PEF3 Mô hình kinh tế nền tảng giúp doanh nghiệp mở rộng
kênh tiếp xúc .600 .709
PEF4 Mô hình kinh tế nền tảng giúp doanh nghiệp tận dụng
nhiều cơ hội kinh doanh .588 .716
HBF Rào cản cản trở sự phát triển mô hình kinh tế nền tảng: Cronbach’s Alpha = 0,694
HBF1 Thói quen mua hàng truyền thống không tác động đến
phát triển mô hình kinh tế nền tảng .453 .675 HBF2 Sức ép từ khách hàng và nhà cung cấp không tác động
đến phát triển mô hình kinh tế nền tảng .533 .575 HBF3 Sự không sẵn có của các dịch vụ hỗ trợ không tác động
đến phát triển mô hình kinh tế nền tảng .546 .553
ATT Thái độ của doanh nghiệp: Cronbach’s Alpha = 0,697
ATT1 Phát triển mô hình kinh tế nền tảng phù hợp với cách
thức kinh doanh .565 .535
ATT2 Phát triển mô hình kinh tế nền tảng phù hợp với khách
hàng và nhà cung cấp .589 .529