Để thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử phải thực hiện các quá trình sau:
Quá trình nguyên tử hóa mẫu
Mục đích của quá trình này là tạo ra được các đám hơi nguyên tử tự do từ mẫu phân tích với hiệu suất cao và ổn định. Có thể nguyên tử hóa mẫu phân tích bằng ngọn lửa và bằng kỹ thuật nguyên tử hóa không ngọn lửa. Đây là giai đoạn quan trọng nhất có ảnh hưởng đến kết quả đo AAS.
Nguồn bức xạ đơn sắc
Muốn thực hiện phép đo phổ hấp thụ nguyên tử, cần phải có nguồn phát tia bức xạ đơn sắc của nguyên tố cần phân tích để chiếu qua đám hơi nguyên tử tự do của mẫu cần phân tích. Nguồn phát tia bức xạ đơn sắc cần thỏa mãn các yêu cầu sau.
- Nguồn phát tia bức xạ đơn sắc tạo ra phải là các tia bức xạ nhạy của nguyên
tố phân tích. Chùm tia bức xạ phải có cường độ (Io) ổn định, lặp lại trong nhiều lần
đo khác cùng điều kiện và phải điều chỉnh được để có cường độ cần thiết cho mỗi phép đo.
- Nguồn phát tia bức xạ phải tạo ra được chum tia bức xạ thuần khiết, chỉ bao gồm một số vạch nhạy của nguyên tố phân tích. Phổ nền của nó phải không đáng kể.
- Nguồn phát tia bức xạ phải tạo ra được chùm tia sáng có cường độ cao, nhưng phải bền theo thời gian và không bị các yếu tố vật lý khác gây nhiễu, không bị ảnh hưởng bởi các dao động của điều kiện làm việc. Ngoài ra không quá đắt và không quá phức tạp khi sử dụng.
Quá trình ghi đo
Gồm hệ thống phân ly ánh sáng sau khi hấp thụ, detector, bộ khuếch đại và ghi đo.
Nhờ một hệ thống máy quang phổ, người ta thu, phân ly và chọn vạch hấp thụ một nguyên tố cần nguyên cứu để đo cường độ của nó. Cường độ đó chính là hấp thụ của vạch phổ. Trong một giới hạn nhất định của nồng độ, giá trị cường độ này là phụ thuộc tuyến tính vào cường độ C của nguyên tố trong mẫu phân tích. Cường độ của
18
các vạch hổ hấp thụ sau khi được detector thu nhận và khuếch đại sẽ được chuyển sang hệ thống chỉ thị, ở đây nó sẽ được khuếch đại tiếp và được xử lý để có được cường độ thực của vạch phổ hấp thụ.