Kết quả khảo sát thời gian chiết bằng các dung môi khác nhau

Một phần của tài liệu ĐỊNH DANH CẤU TỬ HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT N-HEXAN, ETYL ACETAT, DICLOMETAN TỪ QUẢ SUNG 10600843 (Trang 40 - 42)

a. Dung môi n-Hexan

Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng sản phẩm chiết đối với dung môi n – hexan được trình bày ở Bảng 3.4 .

33

Bảng 3.4. Khảo sát thời gian chiết bằng dung môi n-Hexan

T(h) mo(g) mc(g) ms(g) V(ml) V(ml) d(g/ml m'(g) %mchiết 4 10.003 0.828 7.213 149.400 6.385 0.639 0.1494 1.494 6 10.003 0.817 7.214 147.500 6.397 0.640 0.2950 2.949 8 10.002 0.849 7.280 145.500 6.431 0.643 0.7275 7.273 10 10.002 0.852 7.293 145.200 6.441 0.644 0.8712 8.710 12 10.003 0.852 7.292 143.700 6.440 0.644 0.8622 8.622 Nhận xét:

Từ kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy khi tăng thời gian chiết từ 4 giờ lên 10 giờ thì khối lượng sản phẩm chiết tăng lên nhưng khi tiếp tục tăng thời gian chiết thì khối lượng sản phẩm chiết giảm. Điều này có thể giải thích là do ban đầu khi được gia nhiệt khả năng hòa tan của các chất trong nguyên liệu vào dung môi lớn nên khối lượng chất chiết ra tăng lên. Sau một thời gian, các chất có trong nguyên liệu không thể tan vào dung môi thêm được nữa, khi đó quá trình hòa tan kém dần và quá trình bay hơi tang lên nên khối lượng sản phẩm chiết giảm. Hơn nữa, những chất tan được trong dung môi n – hexan là những chất kém phân cực, dễ bay hơi nên khi đun càng lâu thì lượng chất tiết ra càng hao hụt dần. Vì vậy, đối với dung môi n – hexan, thời gia chiết tốt nhất là 10 giờ, tỷ lệ % khối lượng sản phẩm chiết là 8.710%.

b. Dung môi etylaxetat

Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng sản phẩm chiết đối với dung môi etylaxetat được trình bày ở Bảng 3.5

Bảng 3.5. Khảo sát thời gian chiết bằng dung môi etylacetat

T(h) mo(g) mc(g) ms(g) V(ml) m(g) d(g/ml) m'(g) %mchiết 4 10.002 0.843 9.563 148.300 8.720 0.872 0.1483 1.482 6 10.001 0.842 9.591 146.200 8.749 0.875 0.585 5.847 8 10.000 0.854 9.624 145.100 8.770 0.877 0.8706 8.706 10 10.001 0.835 9.903 144.500 8.768 0.877 0.867 8.670 12 10.003 0.842 9.598 141.500 8.756 0.876 0.8665 8.665

34

Nhận xét:

Từ kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy khối lượng sản phẩm chiết tăng lên khi

tăng thời gian từ 4 giờ đến 8 giờ và đạt kết quả cao nhất sau 8 giờ. Nếu tiếp tục tăng thời gian chiết thì khối lượng sản phẩm chiết giảm (Giải thích tương tự như đối với dung môi n- hexan). Vì vậy, đối với dung môi etylaxet, thời gian chiết tốt nhất là 8 giờ, tỷ lệ % khối lượng sản phẩm chiết ra là 8.706%.

c. Dung môi diclometan

Qua thời gian khảo xác thực nghiệm, tính toán số liệu dựa vào công thức (2.5) (2.6) ta thu được kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng sản phẩm chiết đối với dung môi diclometan được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Khảo sát thời gian chiết bằng dung môi điclometan

T(h) mo(g) mc(g) ms(g) V(ml) m(g) d(g/ml) m'(g) %mchiết 4 10.003 0.861 13.693 142.200 12.832 1.2832 0.17064 1.7058 6 10.004 0.858 13.903 141.800 13.045 1.3045 3.1905 31.892 8 10.006 0.855 13.956 141.200 13.101 1.3101 3.9677 39.653 10 10.002 0.840 13.931 137.500 13.091 1.3091 3.8262 38.626 12 10.003 0.844 13.934 135.700 13.090 1.3090 3.8639 38.639 Nhận xét:

Từ kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy khối lượng sản phẩm chiết tănglên khi tăng thời gian từ 4 giờ đến 8 giờ và đạt kết quả cao nhất sau 8 giờ. Nếu tiếp tục tăng thời gian chiết thì khối lượng sản phẩm chiết giảm (Giải thích tương tự như đối với dung môi điclometan). Vì vậy, đối với dung môi etylaxet, thời gian chiết tốt nhất là 8 giờ, tỷ lệ % khối lượng sản phẩm chiết ra là 39.653%.

Một phần của tài liệu ĐỊNH DANH CẤU TỬ HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT N-HEXAN, ETYL ACETAT, DICLOMETAN TỪ QUẢ SUNG 10600843 (Trang 40 - 42)