a. Độ ẩm
Mục tiêu
Dược liệu (thực vật) thường được quy định một giới hạn độ ẩm nhất định gọi là độ ẩm an toàn, quá độ ẩm đó thì nguyên liệu dễ bị mốc, hư hỏng. Việc xây dựng chỉ tiêu độ ẩm cho nguyên liệu là xác định giới hạn tối đa cho phép của một dược liệu để nó có thể giữ được chất lượng trong quá trình bảo quản. Một số được liệu cụ thể có thể có độ ẩm an toàn hay độ ẩm cho phép cao hơn hay thấp hơn [1].
Cách tiến hành
Chuẩn bị 5 chén sứ có kí hiệu sẵn các mẫu, các chén sứ được rửa sạch và sấy trong tủ sấy. Sau khi sấy xong lấy ra bỏ vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng thì cân khối lượng của các chén sứ đến khối lượng không đổi.
Lấy vào mỗi chén 5g bột quả sung khô theo kí hiệu của mẫu đã ghi trên chén
sứ. Tiến hành sấy trên tủ sấy ở nhiệt độ 1050C, sau 5h lấy ra cân.
Độ ẩm của mỗi chén là hiệu số khối lượng giữa khối lượng mẫu trước và sau khi cân.
Độ ẩm chung là độ ẩm trung bình của 5 mẫu.
Cách tính độ ẩm
Độ ẩm của mỗi mẫu được tính theo công thức sau:
W(%) =
m2 m3
x100 % (2.1)
25 Độ ẩm trung bình được tính theo công thức sau:
WTB(%)= (2.2) Trong đó
m1 : Khối lượng mẫu (g)
m2 : Khối lượng chén và mẫu chưa sấp (g)
m3 : Khối lượng chén và mẫu sau sấy (g)
W(%) : Độ ẩm của mỗi mẫu
WTB(%) : Độ ẩm trung bình
b. Xác định hàm lượng tro bằng phương pháp tro hóa mẫu Mục tiêu
Xác định hàm lượng tro là xác định hàm lượng các chất vô cơ không bay hơi có trong dược liệu. Đây là thành phần các chất vô cơ của dược liệu nhưng cũng có thêm những tạp chất vô cơ (như đất, cát,…) lẫn vào dược liệu. Các loại cây khác nhau, sinh trưởng ở những vùng khác nhau nên sẽ có thành phần vô cơ khác nhau [1].
Cách tiến hành
Để xác định hàm lượng tro và các nguyên tố vô cơ trong nụ vối ta dùng phương pháp tro hóa mẫu.
Chuẩn bị 5 chén sứ có kí hiệu sẵn các mẫu, các chén sứ được rửa sạch và sấy trong tủ sấy. Sau khi sấy xong lấy ra bỏ vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng thì cân khối lượng của các chén sứ đến khối lượng không đổi.
Lấy vào mỗi chén 2g bột quả sung khô theo kí hiệu của mẫu đã ghi trên chén
sứ. Tiến hành nung ở 5000C trong chén sứ, các chất hữu chơ bị đốt cháy, trong tro
còn lại các chất vô cơ khó bay hơi.
Khối lượng tro chính là phần chất còn lại sau khi nung.
Tiến hành tro hóa mẫu ở nhiệt độ 5000C trong thời gian 8 – 12h, cho đến
khi thu được tro trắng (Hình 2.4).
Lấy mẫu ra làm nguội đến nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm, cân lại mẫu đến khối lượng không đổi.
Cách tính hàm lượng tro:
A(%)= ×100% (2.3)
26
ATB(%)= (2.4)Trong đó
m0 : Khối lượng chén sứ (g)
m1 : Khối lượng mẫu (g)
m3 : Khối lượng chén sứ và mẫu sau khi tro hóa mẫu (g)
Hình 2.4. Mẫu xác định hàm lượng tro
Xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong quả sung bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS
Mục tiêu
Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng mà hàm lượng các kim loại nặng trong cây có thể thay đổi. Ở những vùng đất bị ô nhiễm, các dược liệu có thể có một lượng kim loại nặng rất cao có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Cách tiến hành
Tro thu được sau khi nung đem hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng, định mức
bằng nước cất và xác định hàm lượng kim loại bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử AAS.
Cơ sở của phương pháp hấp thụ nguyên tử AAS
Phép đo phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) là một kỹ thuật phân tích tương đối mới đã và đang được phát triển mạnh mẽ và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học – kỹ thuật ở các nước phát triển. Cơ sở lý thuyết của phép đo là sự hấp thụ năng lượng ánh sáng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ theo định luật hấp thụ ánh sáng Lambert – Beer.
27
Mẫu được nguyên tử hóa bằng phương pháp ngọn lửa, với hỗn hợp khí đốt là C2H2
– không khí. Định lượng bằng phương pháp lập đường chuẩn.