Kết quả định danh thành phần hóa học của dịch chiết quả sung bằng dung môi diclometan được trình bày tại Hình 3.3 và Bảng 3.9 dưới đây.
Hình 3.3. Sắc kí đồ GC – MS thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết diclometan
40
Bảng 3.9. Thành phần hóa học của dịch chiết quả sung trong dung môi diclometan
Nhận xét:
Từ kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy phương pháp GC – MS đã định danh được 18 cấu tử trong dịch chiết diclometan từ quả sung. Cấu tử có hàm lượng cao nhất là n- Hexadecanoic axit (11,4%). Nó là một chất được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, bên cạnh đó khoa học còn chứng minh nếu sử dụng một lượng lớn n-
STT Thời Diện gian tích Tên chất lưu peak (phút) (%) 1 3.949 0.24 Butyrolactone 2 4.243 0.30 Bicyclo[3.1.1] hept-2-ene,3,6,6- trimethyl- 3 4.955 0.48 .beta.-Pinene 4 5.535 0.91 3-Carene 5 5.873 0.74 Limonene 6 9.156 0.26 Dodecane 7 11.988 0.45 Bicyclo[4.1.0] hept-2-ene,3,7,7- trimethyl- 8 12.846 0.26 .alpha.-Cubebene 9 13.862 2.01 Caryophyllene 10 19.582 1.16 Tributyl phosphate 11 19.854 0.32 Ethyl citrate 12 26.300 0.85 Hexadecanoic
axit, methyl ester
13 27.386 11.04 n-Hexadecanoic axit
14 30.140 1.06 9,12- Octadecadienoic axit, methyl ester
15 30.287 1.76 9,12,15- Octadecatrienoic axit,methyl ester,
(z,z,z)
16 30.604 1.14 Phytol
17 40.691 0.29 Piperine
41
Hexandecanoic axit thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có các cấu tử khác như caryophyllene (2,01%), beta.-Sitosterol (1,79%), 9,12,15- Octadecatrienoic axit, methyl ester, (z,z,z)- (1,76%).
Beta-Sitosterol(2.10%). Trong đó 9,12- Octadecadienoic axit, methyl ester là một chất được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm vì nó có đặc tính kháng viêm giảm sưng tấy trên da. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cholest-8-en-3-ol,14-methyl- (3.beta.,5.alpha.) làm giảm cholesterol trong huyết thanh và làm thay đổi sự phân bố của cholesterol trong lipoprotein. Còn Beta-Sitosterol được sử dụng trong dược phẩm để giảm hàm lượng cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch. Nó cũng được sử dụng để thúc đẩy hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư ruột kết cũng như sỏi mật, các bệnh cảm cúm (influenza), HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh lao, bệnh vẩy nến, dị ứng, ung thư cổ tử cung, đau cơ xơ, lupus hệ thống ban đỏ (SLE), hen suyễn, rụng tóc, viêm phế quản, đau nửa đầu đau đầu và hội chứng mệt mỏi mãn tính . Nam giới sử dụng Beta- sitoterol cho tuyến tiền liệt còn phụ nữ sử dụng để trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh . Nó còn được sử dụng để tăng cường trong hoạt động tình dục. Ngoài ra một số vận động viên chạy marathon đôi khi sử dụng beta-sitosterol để giảm đau và sưng sau khi chạy. Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu Beta- sitoterol vì có thể gấy ảnh hưởng đối với trẻ chưa sinh và trẻ sơ sinh.
Các cấu tử còn lại có hàm lượng thấp và một số khác tạm thời chưa định danh.
Ngoài ra thành phần hóa học trong dịch chiết chứa hàm lượng nhỏ các chất Butyrolactone (0.24%) , Bicyclo[3.1.1]hept-2-ene,3,6,6- trimethyl-(0.30%), beta.- Pinene (0.48%), 3-Carene (0.91%), Limonene (0.74%) , Dodecane (0.26%) Bicyclo[4.1.0]hept-2-ene, 3,7,7- trimethyl(0.45%), alpha.-Cubebene (0.26%), Ethyl citrate ( 0.32%) ,Piperine (0.29%)
42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau khi nghiên cứu về quả sung chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: Phương pháp trọng lượng đã xác định được độ ẩm trung bình của mẫu quả sung là 9,16%, hàm lượng tro trung bình của mẫu quả sung là 4,320 %. Phương pháp quang phổ nguyên tử AAS đã xác định hàm lượng các kim loại nặng: As, Hg, Pb, Cu, Zn trong mẫu quả sung cho thấy hàm lượng trong quả sung là hàm lượng cho phép sử dụng an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người (theo quyết định của Bộ Y tế số 46/2007/QD – BYT ngày 19 – 12 – 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm với hàm lượng các kim loại nặng cho phép trong thực phẩm và mỹ phẫm. Đã khảo sát được thời gian chiết tốt nhất mẫu quả sung trong các dung môi n – hexan, etylaxetat, diclometan lần lượt là 10 giờ, 8 giờ và đã định danh được 13 cấu tử trong dịch chiết n – hexan, 17 cấu tử trong dịch chiết etylaxetat, 18 cấu tử trong dịch chiết diclometan Một số cấu tử
có hoạt tính sinh học cao như: n-Hexadecanoic acid, phytol, limonen và
caryophyllene.
2. Kiến nghị
Tiếp tục nghiên cứu, phân lập, tinh chế các chất có trong quả sung từ cao chiết n– hexan, etylaxetat, diclometan. Xác định cấu trúc các chất phân lập được, sau đó thử hoạt tính sinh học của các chất đó để có thể nhận định một cách toàn diện hơn các tác dụng điều trị bệnh từ quả sung.
Nghiên cứu thử trên lâm sàng để có thể phát triển thành thuốc có chứa các hoạt chất trên, ứng dụng rộng rãi trong công tác chữa bệnh. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu đối với các bộ phận còn lại của cây sung để đóng góp thêm vào nguồn tư liệu về dược chất của cây sung.
43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
[1] Bộ môn dược liệu (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại
học y dược thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng,Tập 1, Nhà xuất bản Khoa
học và Kỹ thuật. Tr. 1166.
[3] Lưu Thị Thanh Hằng (2010), sự thay đổi thành phần hóa học của quả sung
(Ficus racemosa) theo mức độ chín, khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Cần Thơ.
[4] Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vịthuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y
học. Tr.495.
Tài liệu tiếng Anh
[5] Ahmed F., M.R.Asha, A.Urooj and K.K.Bhat, (2010). Ficus racemosa bark:
Nutrient composition, physicochemnical properties and its ultilization as nutra tea. International Journal of Nutrition and Metabolism. Vol 2(2). Pp 033 – 039.
[6] Paarakh P.M., (2009). Ficus racemosa Linn. – An overview. Natural product
radiance. Vol. 8(1). Pp 84 – 90.
[7] Sophia. D and Manoharan. S, (2007). Hypolipidemic activities of Ficus
racemosa Linn. bark in alloxan induced diabetic rats. Afr. J. Traditional. CAM. 4(3): 279 – 288.
[8] Rajvaidhya S., (2006). Activity – guide separation of phytoconstituents from
Ficus racemosa (glomerata)Linn. And evaluation of the same for anti – asthmaticactivity. Master of pharmacy in pharmacognosy. K.l.E Society’s college of pharmacy Hubli – 580031. Karnataka. India.
Website [9] http://duocthaothucdung.blogspot.com/2012/04/cay-sung-goolar-gular-fig.html [10] http://www.health-galaxy.com/Figs-Nutritional-Value.html [11] http://duocanbinh.vn/db2033-tac-dung-ky-dieu-cua-qua-sung-doi-voi-con-nguoi [12] https://www.vinaorganic.com/loi-ich-va-dinh-duong-tu-trai-sung.html [13] https://khoahoc.tv/an-sung-chong-ung-thu-7973 [14] http://chanlyislam.net/home/qur-an-noi-ve-qua-cha-la-va-qua-sung-89/ [15] http://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=news&newsid=825