CHIẾT TÁCH XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA DỊCH CHIẾT

Một phần của tài liệu ĐỊNH DANH CẤU TỬ HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT N-HEXAN, ETYL ACETAT, DICLOMETAN TỪ QUẢ SUNG 10600843 (Trang 38)

CHIẾT TRONG CÁC DUNG MÔI KHÁC NHAU TỪ BỘT QUẢ SUNG

Cách tiến hành

Tiến hành chiết soxhlet 10g bột quả sung, ở thời gian tối ưu cho mỗi loại dung môi tương ứng là n – hexan, etylaxetat, diclometan, methanol; nhiệt độ chiết ứng với nhiệt độ sôi của mỗi dung môi. Thư được các dịch chiết tương ứng trong 4 bình tam giác có ký hiệu sẵn. Làm bay hơi dung môi ta được các cao chiết tương ứng. Các loại cao chiết này đươc đem đi phân tích GC – MS tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng II, số 2 – Ngô Quyền – Đà Nẵng.

31

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ

3.1.1. Độ ẩm

Mẫu quả sung khô được tiến hành xác định độ ẩm. Số lượng mẫu là 5. Độ ẩm chung là độ ẩm trung bình của 5 mẫu.

Kết quả xát định độ ẩm trung bình của mẫu quả sung khô được trình bày ở Bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ẩm STT mo(g) m1(g) m2(g) m3(g) m(g) W(%) WTB (%) 1 10.342 1.808 12.876 13.041 0.165 9.156 9.16 2 10.456 1.809 13.466 13.630 0.164 9.099 3 10.398 1.808 13.245 13.411 0.116 9.234 Nhận xét:

Theo cách xử lý như mục 2.2.2 độ ẩm trung bình của quả sung khô là 9.16% và nằm trong khoảng độ ẩm cho phép. Với độ ẩm này có thể bảo quả mẫu tốt ở nơi khô thoáng, tránh sự xâm hại của vi sinh vật và nấm mốc.

3.1.2. Hàm lượng tro

Mẫu quả sung khô được tiến hành xác định hàm lượng tro. Số lượng mẫu là 5. Hàm lượng tro là hàm lượng trung bình của 5 mẫu.

Kết quả xát định hàm lượng tro trung bình của mẫu quả sung khô được trình bày ở

bảng Bảng 3.2. Kết quả khảo sát hàm lượng tro

STT mo(g) m1(g) m2(g) m3(g) m4(g) A(%) ATB(%) 1 10.342 1.808 12.876 10.418 0.076 4.230 4.320 2 10.456 1.809 13.466 10.537 0.081 4.509 3 10.398 1.808 13.245 10.474 0.076 4.221 Nhận xét:

Hàm lượng tro trung bình của quả sung khô là 4.320%. Có thể thấy hàm lượng

32

tro khá lớn. Vì vậy có thể dự đoán, hàm lượng chất vô cơ trong mẫu quả sung khô tương đối nhiều.

3.1.3 Xác định hàm lượng một số kim loại nặng bằng phương pháp quang phổ hấp thu nguyên tử AAS hấp thu nguyên tử AAS

Mẫu sau khi tro hóa được hòa tan bằng dd HNO3 loãng rồi định mức trong

bình định mức 100ml.

Kết quả xác định hàm lượng một số kim loại nặng được trình bày tại Bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả xác định hàm lượng một số kim loại nặng

Kim loại Hàm lượng (mg/l) Hàm lượng hàm lượng cho phép (mg/kg) STT mg/l (mg/kg) 1 As 0.00137 0.90728 1.00000 2 Pb 0.00069 0.45695 2.00000 3 Cu 0.01583 10.4834 30.0000 4 Zn 0.01881 12.4570 40.0000 5 Hg không phát hiện 0.0500 Nhận xét:

Căn cứ quyết định của Bộ Y tế số 46/2007/QD – BYT ngày 19 – 12- 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm với với hàm lượng các kim loại nặng cho phép trong thực phẩm (rau, quả, chè và các sản phẩm chè), cho thấy hàm lượng trong kim loại trong

quả sung như ở Bảng 3.3 là hàm lượng cho phép sử dụng, an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

3.1.4. Kết quả khảo sát thời gian chiết bằng các dung môi khác nhau

a. Dung môi n-Hexan

Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng sản phẩm chiết đối với dung môi n – hexan được trình bày ở Bảng 3.4 .

33

Bảng 3.4. Khảo sát thời gian chiết bằng dung môi n-Hexan

T(h) mo(g) mc(g) ms(g) V(ml) V(ml) d(g/ml m'(g) %mchiết 4 10.003 0.828 7.213 149.400 6.385 0.639 0.1494 1.494 6 10.003 0.817 7.214 147.500 6.397 0.640 0.2950 2.949 8 10.002 0.849 7.280 145.500 6.431 0.643 0.7275 7.273 10 10.002 0.852 7.293 145.200 6.441 0.644 0.8712 8.710 12 10.003 0.852 7.292 143.700 6.440 0.644 0.8622 8.622 Nhận xét:

Từ kết quả ở Bảng 3.4 cho thấy khi tăng thời gian chiết từ 4 giờ lên 10 giờ thì khối lượng sản phẩm chiết tăng lên nhưng khi tiếp tục tăng thời gian chiết thì khối lượng sản phẩm chiết giảm. Điều này có thể giải thích là do ban đầu khi được gia nhiệt khả năng hòa tan của các chất trong nguyên liệu vào dung môi lớn nên khối lượng chất chiết ra tăng lên. Sau một thời gian, các chất có trong nguyên liệu không thể tan vào dung môi thêm được nữa, khi đó quá trình hòa tan kém dần và quá trình bay hơi tang lên nên khối lượng sản phẩm chiết giảm. Hơn nữa, những chất tan được trong dung môi n – hexan là những chất kém phân cực, dễ bay hơi nên khi đun càng lâu thì lượng chất tiết ra càng hao hụt dần. Vì vậy, đối với dung môi n – hexan, thời gia chiết tốt nhất là 10 giờ, tỷ lệ % khối lượng sản phẩm chiết là 8.710%.

b. Dung môi etylaxetat

Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng sản phẩm chiết đối với dung môi etylaxetat được trình bày ở Bảng 3.5

Bảng 3.5. Khảo sát thời gian chiết bằng dung môi etylacetat

T(h) mo(g) mc(g) ms(g) V(ml) m(g) d(g/ml) m'(g) %mchiết 4 10.002 0.843 9.563 148.300 8.720 0.872 0.1483 1.482 6 10.001 0.842 9.591 146.200 8.749 0.875 0.585 5.847 8 10.000 0.854 9.624 145.100 8.770 0.877 0.8706 8.706 10 10.001 0.835 9.903 144.500 8.768 0.877 0.867 8.670 12 10.003 0.842 9.598 141.500 8.756 0.876 0.8665 8.665

34

Nhận xét:

Từ kết quả ở Bảng 3.5 cho thấy khối lượng sản phẩm chiết tăng lên khi

tăng thời gian từ 4 giờ đến 8 giờ và đạt kết quả cao nhất sau 8 giờ. Nếu tiếp tục tăng thời gian chiết thì khối lượng sản phẩm chiết giảm (Giải thích tương tự như đối với dung môi n- hexan). Vì vậy, đối với dung môi etylaxet, thời gian chiết tốt nhất là 8 giờ, tỷ lệ % khối lượng sản phẩm chiết ra là 8.706%.

c. Dung môi diclometan

Qua thời gian khảo xác thực nghiệm, tính toán số liệu dựa vào công thức (2.5) (2.6) ta thu được kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối lượng sản phẩm chiết đối với dung môi diclometan được trình bày ở bảng 3.6

Bảng 3.6. Khảo sát thời gian chiết bằng dung môi điclometan

T(h) mo(g) mc(g) ms(g) V(ml) m(g) d(g/ml) m'(g) %mchiết 4 10.003 0.861 13.693 142.200 12.832 1.2832 0.17064 1.7058 6 10.004 0.858 13.903 141.800 13.045 1.3045 3.1905 31.892 8 10.006 0.855 13.956 141.200 13.101 1.3101 3.9677 39.653 10 10.002 0.840 13.931 137.500 13.091 1.3091 3.8262 38.626 12 10.003 0.844 13.934 135.700 13.090 1.3090 3.8639 38.639 Nhận xét:

Từ kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy khối lượng sản phẩm chiết tănglên khi tăng thời gian từ 4 giờ đến 8 giờ và đạt kết quả cao nhất sau 8 giờ. Nếu tiếp tục tăng thời gian chiết thì khối lượng sản phẩm chiết giảm (Giải thích tương tự như đối với dung môi điclometan). Vì vậy, đối với dung môi etylaxet, thời gian chiết tốt nhất là 8 giờ, tỷ lệ % khối lượng sản phẩm chiết ra là 39.653%.

3.2 XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, CẤU TẠO CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT TRONG CÁC DỊCH CHIẾT KHÁC NHAU CỦA QUẢ SUNG KHÔ TRONG CÁC DỊCH CHIẾT KHÁC NHAU CỦA QUẢ SUNG KHÔ

3.2.1. Dịch chiết bằng dung môi n-Hexan

Kết quả định danh thành phần hóa học của dịch chiết quả sung bằng dung môi n – hexan được trình bày tại Hình 3.1 và Bảng 3.8 dưới đây.

35

Hình 3.1. Sắc kí đồ GC – MS thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết n – hexan

36

Bảng 3.7. Thành phần hóa học của dịch chiết quả sung trong dung môi n – hexan ST T Thời gian lưu (phút) Diện tích peak (%) Tên chất

1 4.211 0.24 Bicyclo[3.1.1]hept-2- ene, 3,6,6- trimethyl-

2 4.927 0.31 beta.-Pinene 3 5.406 0.16 alpha.-Phellandrene 4 5.512 0.66 3-Carene 5 5.852 0.50 Limonene 6 11.983 0.19 Bicyclo[3.1.1]hept-2-ene, 3,6,6- trimethyl- 7 13.856 1.07 Caryophyllene 8 27.287 4.48 n-Hexadecanoic acid 9 7.492 0.77 Maltol 10 8.117 3.28 4H-Pyran-4-one,2,3- dihydro-3,5-di hydroxy-6-methyl- 11 9.047 1.85 4H-Pyran-4-one, 3,5- dihydroxy-2- methyl- 12 9.365 1.15 1,2-Benzenediol 13 11.898 0.59 Piperonal 14 13.862 1.73 Caryophyllene 15 27.341 5.54 n-Hexadecanoic axit 16 30.606 2.13 Phytol 17 43.541 0.77 .beta.-Sitosterol

37

Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.7 cho thấy bằng phương pháp GC – MS đã định danh được 13 cấu tử trong dịch chiết n – hexan từ quả sung. Thành phần hóa học trong dịch chiết n – hexan chủ yếu là những cấu tử có độ phân cực yếu đến không phân cực, bao gồm các acid mạch dài 13C ÷ 17C và este của chúng, các dẫn xuất của terpen. Một số cấu tử có hàm lượng cao là 9,12,15-Octadecatrienoic acid, (Z,Z,Z)- (9,21%), n-Hexadecanoic acid (4,48%), Phytol (3,02%), gamma.-Sitosterol (2,25%). Các cấu tử còn lại đều có hàm lượng thấp và các hợp chất khác tạm thời chưa thể định danh.

Dịch chiết n – hexan chứa một số cấu tử có hoạt tính sinh học cao đáng quan

tâm như: 9,12,15-Octadecatrienoic acid, (Z,Z,Z)-, n-Hexadecanoic acid:có tác dụng

kháng khuẩn; gamma.-Sitosterol: giảm mỡ máu, điều hòa chuyển hóa cholesterol trong máu; phytol: nhuận tràng, giải độc gan; Limonen: chống oxy hóa, kháng nấm; caryophyllene: chống nhiễm khuẩn và nhiễm nấm mốc.

3.2.2 Dịch chiết bằng dung môi etylacetat

Kết quả định danh thành phần hóa học của dịch chiết quả sung bằng dung

môi etylaxetat được trình bày tại hình 3.2 và Bảng 3.8 dưới đây.

Hình 3.1. Sắc kí đồ GC – MS thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết n – hexan

38

Bảng 3.8. Thành phần hóa học của cao chiết quả sung trong dung môi etylaxetat

Thời Diện

STT tích

gian lưu Tên chất

peak (phút) (%) 1 3.914 0.33 Butyrolactone 3 4.952 0.38 Bicyclo[3.1.1]hept-2- ene, 3,6,6- trimethyl- beta.-Pinene 4 5.063 0.29 Phenol 5 5.530 0.79 3-Carene 6 5.865 0.70 Limonene 7 6.549 1.29 Ethanone,1-(1H- pyrrol-2-yl)- 8 7.032 0.63 Phenol, 2-methoxy- 9 7.492 0.77 Maltol 4H-Pyran-4-one,2,3- 10 8.117 3.28 dihydro-3,5-di hydroxy-6-methyl- 11 9.047 1.85 4H-Pyran-4-one, 3,5- dihydroxy-2- methyl- 12 9.365 1.15 1,2-Benzenediol 13 11.898 0.59 Piperonal 14 13.862 1.73 Caryophyllene 15 27.341 5.54 n-Hexadecanoic axit 16 30.606 2.13 Phytol 17 43.541 0.77 .beta.-Sitosterol

Nhận xét: Từ kết quả ở Bảng 3.8 cho thấy phương pháp GC – MS đã được 17cấu tử trong dịch chiết etylaxetat từ quả sung. Thành phần hóa học trong dịch chiết chủ yếu là những cấu tử có độ phân cực trung bình và yếu như các acid hữu

39

cơ tồn tại chủ yếu ở dạng tự do và este, các hợp chất dị vòng chứa oxi và nitơ. Do có cấu trúc tương tự nên các cấu tử này dễ dàng phân bố vào pha dung môi etylaxetat. Các cấu tử có hàm lượng cao là n-Hexadecanoic acid (5,54%), 4H- Pyran-4-one, 2,3-dihydro-3,5-dihydroxy-6-methyl-(3,28%), phytol (2,13%). Các cấu tử còn lại có hàm lượng thấp và nhiều hợp chất khác chưa thể định danh. Cũng giống như trong dịch chiết n – hexan, dịch chiết etylaxetat chứa một số cấu tử có hoạt tính sinh học cao đáng quan tâm như: n-Hexadecanoic acid, phytol, limonen và caryophyllene.

3.2.3 Dịch chiết diclometan

Kết quả định danh thành phần hóa học của dịch chiết quả sung bằng dung môi diclometan được trình bày tại Hình 3.3 và Bảng 3.9 dưới đây.

Hình 3.3. Sắc kí đồ GC – MS thành phần hóa học các hợp chất trong dịch chiết diclometan

40

Bảng 3.9. Thành phần hóa học của dịch chiết quả sung trong dung môi diclometan

Nhận xét:

Từ kết quả ở Bảng 3.9 cho thấy phương pháp GC – MS đã định danh được 18 cấu tử trong dịch chiết diclometan từ quả sung. Cấu tử có hàm lượng cao nhất là n- Hexadecanoic axit (11,4%). Nó là một chất được sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm, bên cạnh đó khoa học còn chứng minh nếu sử dụng một lượng lớn n-

STT Thời Diện gian tích Tên chất lưu peak (phút) (%) 1 3.949 0.24 Butyrolactone 2 4.243 0.30 Bicyclo[3.1.1] hept-2-ene,3,6,6- trimethyl- 3 4.955 0.48 .beta.-Pinene 4 5.535 0.91 3-Carene 5 5.873 0.74 Limonene 6 9.156 0.26 Dodecane 7 11.988 0.45 Bicyclo[4.1.0] hept-2-ene,3,7,7- trimethyl- 8 12.846 0.26 .alpha.-Cubebene 9 13.862 2.01 Caryophyllene 10 19.582 1.16 Tributyl phosphate 11 19.854 0.32 Ethyl citrate 12 26.300 0.85 Hexadecanoic

axit, methyl ester

13 27.386 11.04 n-Hexadecanoic axit

14 30.140 1.06 9,12- Octadecadienoic axit, methyl ester

15 30.287 1.76 9,12,15- Octadecatrienoic axit,methyl ester,

(z,z,z)

16 30.604 1.14 Phytol

17 40.691 0.29 Piperine

41

Hexandecanoic axit thì sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra còn có các cấu tử khác như caryophyllene (2,01%), beta.-Sitosterol (1,79%), 9,12,15- Octadecatrienoic axit, methyl ester, (z,z,z)- (1,76%).

Beta-Sitosterol(2.10%). Trong đó 9,12- Octadecadienoic axit, methyl ester là một chất được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm vì nó có đặc tính kháng viêm giảm sưng tấy trên da. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cholest-8-en-3-ol,14-methyl- (3.beta.,5.alpha.) làm giảm cholesterol trong huyết thanh và làm thay đổi sự phân bố của cholesterol trong lipoprotein. Còn Beta-Sitosterol được sử dụng trong dược phẩm để giảm hàm lượng cholesterol và phòng ngừa bệnh tim mạch. Nó cũng được sử dụng để thúc đẩy hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa ung thư ruột kết cũng như sỏi mật, các bệnh cảm cúm (influenza), HIV / AIDS, viêm khớp dạng thấp, bệnh lao, bệnh vẩy nến, dị ứng, ung thư cổ tử cung, đau cơ xơ, lupus hệ thống ban đỏ (SLE), hen suyễn, rụng tóc, viêm phế quản, đau nửa đầu đau đầu và hội chứng mệt mỏi mãn tính . Nam giới sử dụng Beta- sitoterol cho tuyến tiền liệt còn phụ nữ sử dụng để trị các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh . Nó còn được sử dụng để tăng cường trong hoạt động tình dục. Ngoài ra một số vận động viên chạy marathon đôi khi sử dụng beta-sitosterol để giảm đau và sưng sau khi chạy. Tuy nhiên đối với phụ nữ đang mang thai và cho con bú nên hạn chế sử dụng thực phẩm giàu Beta- sitoterol vì có thể gấy ảnh hưởng đối với trẻ chưa sinh và trẻ sơ sinh.

Các cấu tử còn lại có hàm lượng thấp và một số khác tạm thời chưa định danh.

Ngoài ra thành phần hóa học trong dịch chiết chứa hàm lượng nhỏ các chất Butyrolactone (0.24%) , Bicyclo[3.1.1]hept-2-ene,3,6,6- trimethyl-(0.30%), beta.- Pinene (0.48%), 3-Carene (0.91%), Limonene (0.74%) , Dodecane (0.26%) Bicyclo[4.1.0]hept-2-ene, 3,7,7- trimethyl(0.45%), alpha.-Cubebene (0.26%), Ethyl citrate ( 0.32%) ,Piperine (0.29%)

42

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Sau khi nghiên cứu về quả sung chúng tôi đã đạt được một số kết quả như sau: Phương pháp trọng lượng đã xác định được độ ẩm trung bình của mẫu quả sung là 9,16%, hàm lượng tro trung bình của mẫu quả sung là 4,320 %. Phương pháp quang phổ nguyên tử AAS đã xác định hàm lượng các kim loại nặng: As, Hg, Pb, Cu, Zn trong mẫu quả sung cho thấy hàm lượng trong quả sung là hàm lượng cho phép sử dụng an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người (theo quyết định của Bộ Y tế số 46/2007/QD – BYT ngày 19 – 12 – 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm với hàm lượng các kim loại nặng cho phép trong thực phẩm và mỹ phẫm. Đã khảo sát được thời gian chiết tốt nhất mẫu quả sung trong các dung môi n – hexan, etylaxetat, diclometan lần lượt là 10 giờ, 8 giờ và đã định danh được 13 cấu tử trong dịch chiết n – hexan, 17 cấu tử trong dịch chiết etylaxetat, 18 cấu tử trong dịch chiết diclometan Một số cấu tử

có hoạt tính sinh học cao như: n-Hexadecanoic acid, phytol, limonen và

caryophyllene.

2. Kiến nghị

Tiếp tục nghiên cứu, phân lập, tinh chế các chất có trong quả sung từ cao chiết n– hexan, etylaxetat, diclometan. Xác định cấu trúc các chất phân lập được, sau đó thử hoạt tính sinh học của các chất đó để có thể nhận định một cách toàn diện hơn các tác dụng điều trị bệnh từ quả sung.

Nghiên cứu thử trên lâm sàng để có thể phát triển thành thuốc có chứa các hoạt chất trên, ứng dụng rộng rãi trong công tác chữa bệnh. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu đối với các bộ phận còn lại của cây sung để đóng góp thêm vào nguồn tư liệu về dược chất của cây sung.

43

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

[1] Bộ môn dược liệu (2012), Phương pháp nghiên cứu dược liệu, Trường Đại

học y dược thành phố Hồ Chí Minh.

[2] Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng,Tập 1, Nhà xuất bản Khoa

Một phần của tài liệu ĐỊNH DANH CẤU TỬ HÓA HỌC TRONG DỊCH CHIẾT N-HEXAN, ETYL ACETAT, DICLOMETAN TỪ QUẢ SUNG 10600843 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)