Hoàn cảnh ra đời

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 26)

6. Bố cục đề tài

1.2.1Hoàn cảnh ra đời

Nghệ thuật sân khấu cải lương ra đời trên mảnh đất Nam Bộ - cụ thể hơn là miền đồng bằng sông Cửu Long, trong vài thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Cách đây khoảng 3 thế kỷ, Nam Bộ là một vùng đất mới, các lưu dân Việt trong quá trình Nam tiến đã tới khai phá và định cư lại ở vùng đất màu mỡ này, truyền thồng văn hoá cũng theo chân họ tới đây, tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh mới đã tạo nên những nét văn hoá đặc sắc.

Từ “cải lương”có lẽ rút từ câu :“Cải biến kỳ sự, sử ích tự thiên lương”[45, tr.16].Danh nghĩa là đổi những gì cũ còn lại ra thành những gì mới và hay. Danh từ cải lương được xuất hiện đầu tiên trên bảng hiệu của gánh Tân Thịnh của ông Trương Văn Thông vào năm 1920. Sân khấu được trang hoàng đẹp đẽ, có màn nhung, có tranh cảnh, và hát bài La Madelon bằng tiếng Việt trước khi kéo màn.

Ở vùng đất Nam Bộ, cho đến những năm đầu thế kỷ XX, bộ môn sân khấu gần như độc nhất vẫn là hát bội. Bên cạnh hát bội còn có nhạc cung đình do nho sĩ, nhạc công từ Huế vào. Một số bài bản được sử dụng trong việc tế thần, đám tang, gọi là nhạc lễ.

Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình được hình thành vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bản chất phóng khoáng của con người và nếp sống tại miền Nam khiến cho các bài bản không còn y khuôn bản gốc. Người đờn, người ca không giữ nguyên xi như thầy đã dạy mà luôn thêm thắt, thay đổi, tô điểm, đưa một chút riêng vào trong cái chung, khiến những bài bản đậm đà, thấm thía hơn. Mặt khác, do lòng nhớ thương cội nguồn, các điệu, các hơi của đờn ca tài tử đều phảng phất nỗi buồn và được người mộ điệu ưa thích. Hàng đêm, người Nam Bộ thường tổ chức những buổi đàn ca với phong cách nghiêm túc mà vui vẻ. Cũng thời gian này, hát bội mất dần khán giả vì số người biết chữ Hán giảm, vì hát bội quá khuôn mẫu và phải mất

nhiều đêm để theo dõi một vở. Từ năm 1900, người Pháp đã khai trương nhà hát, diễn kịch với phong cách gọn gàng, thời gian vở diễn chỉ vài tiếng đồng hồ, nội dung ca ngợi sự tự do cá nhân rất thích hợp với nhịp sống đô thị. Sân khấu trang trí lạ mắt, nhiều màu sắc, có nhà cửa, vườn tược, dụng cụ, bàn ghế… Nhiều công chức, điền chủ sau khi đến nhà hát xem kịch đã nghĩ đến việc cải cách hát bội cho hợp thời.

Thời gian này, những ban nhạc tài tử đã tìm ra phong cách biểu diễn mới. Người ca không chỉ đứng nghiêm nghị mà ca có điệu bộ theo kiểu độc diễn. Ở các trường học, các học sinh, giáo viên khi trình diễn văn nghệ đã mô phỏng theo kiểu recital(ca ra bộ).

Từ hát bội, từ phong trào đờn ca tài tử cải tiến ra tuồng cải lương là một quá trình sôi động, một yêu cầu bức bách. Các nhà nghiên cứu Trần Văn Khải, Vương Hồng Sển, Trần Văn Khê, Vũ Đào,... cho rằng ngày 15 và 16/11/1918 là thời điểm khai sinh ra nghệ thuật cải lương với vở diễn đầu tiên là Kim Vân Kiều của soạn giả Trương Duy Toản. Sân khấu cải lương lúc mới hình thành từ kịch bản, âm nhạc đến hình thức sân khấu còn mang nặng yếu tố nghệ thuật dân gian.

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 26)