Vai trò của Phật giáo và nghệ thuật cải lương trong đời sống, xã hội

Một phần của tài liệu (Trang 60 - 67)

6. Bố cục đề tài

2.6.Vai trò của Phật giáo và nghệ thuật cải lương trong đời sống, xã hội

- Cải lương Phật giáo đã đưa con người trở về với cuộc sống hiện tại thông qua những vấn đề xã hội diễn ra hằng ngày. Giúp con người nhận ra những mối quan hệ, những biểu hiện về chuẩn mực đạo đức, về cách đối nhân xử thế.

- Trong thời kỳ hiện đại, khi những chuẩn mực đạo đức đã bị mai một bởi nền kinh tế thị trường. Thì văn nghệ Phật giáo lại là cầu nối để con người tìm lại những giá trị quý báu từ cuộc sống.

- Với tư tưởng không phân biệt đẳng cấp “con người cùng dòng máu đỏ - nước mắt cùng mặn”. Văn nghệ Phật giáo giúp con người trở nên gần gũi, thân thiện. Sống bao dung, hòa đồng hơn.

- Cải lương Phật giáo như một tấm gương phản chiếu những những hỷ nộ ái ố của trong đời sống xã hội. Giúp con người nhận ra đúng, sai, lẽ phải và hoàn thiện mình hơn.

- Âm nhạc, văn hoá cũng như ngôn ngữ Phật giáo giúp cho âm nhạc, kịch nghệ truyền thống dân tộc có thêm nhiều yếu tố để làm giàu và phát triển.

- Về phương diện lịch sử, đạo Phật xuất hiện tại Ấn Độ cách nay hơn 25 thế kỷ và du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ hai cho đến nay. Với khoảng thời gian ấy, trải qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, đạo Phật đã có sự gắn bó và gần gũi với các tầng lớp quần chúng nhân dân.

- Về phương diện học thuật, đạo Phật đã có nhiều đóng góp đáng kể: Trong lĩnh vực giáo hóa đồ chúng, tiếng nói của Phật giáo đã góp phần cân bằng đời sống tinh thần của con người trong xã hội. Vì thế Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đối với quần chúng, nhất là ngôn ngữ, có những từ mà không biết tự bao giờ mọi người thường dùng trở thành quen thuộc trong sinh hoạt như: Nhân duyên, nhân quả, nghiệp chướng, nghiệp lực, luân hồi, kiếp số, tùy hỷ, tùy duyên, hoan hỷ, từ bi, nhẫn nhục, v.v... Ảnh hưởng đạo lý đáng kể của lớp từ ngữ này đã làm thay đổi tư tưởng con người hướng đến cách sống thiết thực, lạc quan, thoát ly khỏi trạng thái tâm lý tiêu cực và sẵn sàng thực hiện hạnh nguyện lợi tha cao cả vì con người. Đó

chính là tâm điểm mà đạo Phật có mặt trên thế gian, cũng là yếu tố thiết thực giúp đạo Phật tồn tại, ngày càng phát triển đi sâu vào quần chúng.

KẾT LUẬN

Phật giáo đại diện cho những tư tưởng, triết lý đạo đức của xã hội. Là một tôn giáo nhưng đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Phật giáo đã là một đức tin không thể thiếu trong đời sống trọng ân, trọng tình, trọng nghĩa của người Việt. Và nghệ thuật cải lương cũng là một trong những phương diện về văn hóa, xuất phát từ những điểm tương đồng đã vận dụng một cách khéo léo, thú vị, hài hòa các triết lý nhà Phật để bổ sung vào kho tàng văn hóa dân tộc. Tạo nên một chổ đứng không thể thiếu trong con mắt của người hâm mộ văn hóa nghệ thuật truyền thống. Cải lương Phật giáo ra đời một cách tự nhiên, phù hợp với nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người Việt, nghệ thuật cải lương nói chung và cải lương Nam Bộ nói chung đã tiếp thu những tư tưởng, triết lý của Phật giáo từ Tứ ân Hiếu nghĩa, quy luật nhân quả, tinh thần từ-bi-hỷ-xả hay sự tiếp nhận trong nghệ thuật ngôn từ và âm nhạc…đã làm cho nghệ thuật cải lương thêm phong phú, đa dạng. Đồng thời cũng là một phương diện để đặt dấu ấn sâu đậm tư tưởng Phật giáo trong tâm thức của người Việt. Với sự phát triển như vậy, có thể tin tưởng rằng, nghệ thuật cải lương Phật giáo sẽ ngày càng có nhiều tác phẩm hay, giá trị và sẽ chạm đến trái tim của nhiều tầng lớp khác nhau. Như vậy, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta sẽ trường tồn một cách vững chãi và không ngừng tiến bộ hơn.

Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay, trong khi nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, việc duy trì các giá trị văn hóa truyền thống đang gặp những thách thức, như: Phật giáo là một đức tin của con người, là một trong những chuẩn mực đạo đức, tuy nhiên vẫn tồn tại không ít cá nhân lạm dụng Phật giáo như một hình thức mê tín dị đoan. Đồng thời, vẫn tồn tại hoạt động Phật giáo mang tính thị trường, không xuất phát từ tâm niệm của con người. Một số không nhỏ những người theo Phật giáo mang tính hình thức, bản thân lại không không xuất phát từ làm việc thiện, trong bản tính con người chưa bỏ được lòng tham.

Từ đó, dễ dẫn đến việc tiếp thu tư tưởng Phật giáo cũng bị thay đổi, cũng sẽ tác động đến những tác phẩm nghệ thuật cải lương còn mang tính phiến diện, chưa lột tả hết các thông điệp của Phật giáo.

Gần đây, với những thông tin từ báo chí, truyền thông cho thấy: nhạc trẻ đang có sự phát triển khá rầm rộ với sự tiếp thu nhiều luồng âm nhạc khác nhau, làm phong phú thêm gu thẩm mĩ âm nhạc của người Việt. Đó cũng là một tín hiệu đáng mừng cho nền âm nhạc nước nhà có thể sánh ngang với các các nước khác. Tuy nhiên, với nhu cầu thưởng thức ngày càng cao, đã làm cho số đông các nhạc sĩ, ca sĩ, khán giả đã lãng quên mất những giá trị văn hóa, âm nhạc truyền thống-trong đó có nghệ thuật cải lương. Vì vậy, cần có thêm những nhạc sĩ, nghệ sĩ cải lương, cần phải có các chiến dịch lăng-xê tích cực và mở rộng hơn cho môn nghệ thuật cổ này. Làm cho cải lương không trở thành món ăn tinh thần nhàm chán, khô cứng đối với giới trẻ. Để làm được điều đó, cải lương cũng như nghệ thuật cải lương Phật giáo cần phải nỗ lực hơn nữa trong vấn đề cập nhật hóa những thông tin, có sự gần gũi, tiếp xúc với tâm tư, nguyện vọng của khán giả ở mọi lứa tuổi. Biến cải lương là một hình thức giải trí thân thuộc, nhưng giàu giá trị nhân văn sâu sắc, ca từ dễ đi vào lòng người, không khô khan mà mang tính giáo dục cao.

Bên cạnh đó, bộ phận khán giả, chủ yếu là giới trẻ cần phải có tư duy âm nhạc, “nghe có ý thức” để có thể cảm nhận được những giá trị nhân sinh sâu sắc mà nghệ thuật cải lương Phật giáo mang lại. Cải lương Phật giáo giúp chúng ta có thể nhìn nhận lại bản thân thông qua các lời ca, nhạc điệu kết hợp với những bài học đạo đức có tính minh họa, sinh động cao. Nếu như cho rằng tư tưởng Phật giáo là những triết lý khô khan, nhàm chán thì cải lương Phật giáo sẽ cho chúng ta đến gần với tư tưởng Phật giáo hơn.

Như vậy, trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo và nghệ thuật cải lương Phật giáo vẫn luôn tồn tại và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác những tư tưởng tích cực từ Phật giáo trong nghệ thuật cải lương cũng nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam. Bởi vậy, cần có sự quan tâm đến bộ môn nghệ thuật truyền thống này, cần có những buổi giao lưu cải lương giữa các thế hệ, các cuộc thi…và phải luôn sản sinh ra những vở cải lương Phật giáo đặc sắc, thu hút.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đắc Nhẫn (1907), “Tìm hiểu âm nhạc cải lương” NXB TP.HCM

[2] Đắc Nhẫn, Ngọc Thới (1974), “Bài bản cải lương”, NXB Văn hóa Hà Nội. [3] Đào Duy Anh (1992), “Việt Nam văn hóa sử cương”, NXB TP. HCM

[4] Dương Kinh Thành (Giác Đạo), (tháng 01/1995) , “Bàn về nghệ thuật sân khấu Phật giáo” (cải lương), Tập văn Thành Đạo, số 31, TP. HCM.

[5] Hoàng Chương (1993), “Đi tìm vẻ đẹp sân khấu dân tộc”, NXB Sân khấu. [6] Hoàng Chương (1993), “Những vấn đề sân khấu truyền thống”, Viện Sân

khấu.

[7] Hoàng Chương, Nguyễn Thuyết Phong (2013), “100 năm nghệ thuật cải lương”, NXB Văn hóa – Thông tin.

[8] Hoàng Như Mai (1982), “Trần Hữu Trang soạn giả ca kịch cải lương”, NXB TP. Hồ Chí Minh.

[9] Hội văn nghệ dân gian Việt Nam và trường Đại Học Cần Thơ (2004),“Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa, văn nghệ dân gian Nam bộ”, NXB Khoa học xã hội.

[10] Huyền Cơ (2012), “Nhân và Quả”, NXB Thời Đại.

[11] Lệ Như, Thích Trung Hậu (2002), “ Ca dao tục ngữ Phật giáo Việt Nam”, NXB TP.HCM.

[12] Minh Châu và Minh Chi (1991), “Từ điển Phật Học Việt Nam”, NXB TP. HCM

[13] Minh Chi (1994) , “Tôn giáo học và tôn giáo vùng Đông Á”, trường Đại học tổng hợp, NXB TP.HCM.

[14] Minh Chi (1995) , “Các vấn đề Phật học”, Viện Nghiên Cứu Phật Học VN. [15] Minh Chi (tháng 1/1995), “Vai trò của tôn giáo trong sách lược phát triển của

đất nước”, Tập văn thành đạo số 39, NXB Ban văn hóa Trung ương.

[16] Minh Chi (tháng 12/1995), “Về sự hội nhập của Phật giáo vào nền văn hóa Việt Nam”, tạp chí Giao Điểm, Hoa Kỳ.

TP.HCM.

[18] Nguyễn Công Lý (19908), “Mối quan hệ giữa Phật giáo với Văn học”, Tạp chí nghiên cứu Phật học, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, số 4 – 1998. [19] Nguyễn Đăng Thục (1992) , “Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, Tập I, NXB TP.

HCM.

[20] Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Lê Nguyên (2013), “Hát bội, đờn ca tài tử và cải lương cuối thế kỷ XIX đầu XX”, NXB Văn hóa-Văn nghệ TP.HCM.

[21] Nguyễn Hiền Đức (1995) , “Lịch sử Phật giáo Đàng trong”, NXB TP. HCM. [22] Nguyễn Lang (1994) , “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Tập I, II và III, NXB

Hà Nội.

[23] Nguyễn Tài Thư (1988), “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, NXB Khoa học xã hộị Hà Nội.

[24] Sơn Nam (1974), “Các tỉnh miền Nam”, NXB Đông Phố, Sài Gòn.

[25] Thích Mãn Giác, (1997), “Phật học, thiền học và thi ca...” , Tu thư đại học Vạn Hạnh.

[26] Thích Mật Thể, (1960), “Việt Nam Phật giáo sử lược”, NXB Tôn giáo.

[27] Thích Minh Tuệ (1993) , “Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Thành hội Phật giáo TP. HCM.

[28] Thích Nhất Hạnh (1965) , “Đạo Phật hiện đại hóa”, NXB Sài Gòn.

[29] Thích Nhật Từ (2010), “Phật giáo và thời đại”, Hiệu chỉnh Thích Nữ Tâm Minh, tủ sách Đạo Phật ngày nay, NXB Phương Đông.

[30] Thích Quang Tạng, (tháng 5/1996), “Đạo Phật Việt Nam qua cái nhìn của hai Phật tử Đan Mạch”, Nguyệt San Giác Ngộ, số 2, TP. HCM.

[31] Thích Thanh Từ (1992) , “Bước đầu học Phật”, Thành hội Phật giáo TP. HCM.

[32] Thích Thanh Từ (1992) , “Thiền tông Việt Nam cuối thế kỷ 20”, Thành hội Phật giáo TP. HCM.

[33] Thích Thiện Hoa (1970) , “50 năm chấn hưng Phật giáo”, tập I, Viện Hóa Đạo, NXB Sài Gòn.

[35] Trần Hồng Liên (1996) , “Phật giáo Nam Bộ từ thế kỷ 17 đến 1975”, NXB TP. HCM.

[36] Trần Ngọc Thêm (1996), “Tìm về bản sắc dân tộc Việt Nam”, NXB TP. HCM.

[37] Trần Quốc Vượng (1997), “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, NXB Giáo Dục. [38] Trần Trọng Kim (2011), “Phật giáo”, NXB Tôn giáo.

[39] Trần Văn Giáp (1968) , “Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thế kỷ thứ 13” (tiếng Pháp) Tuệ Sỹ dịch.

[40] Từ điển văn học, Tập I và II, NXB KHXH, Hà Nội 1983-1984.

[41] Tuấn Giang (1997), “Ca nhạc và sân khấu cải lương”, NXB Văn hóa dân tộc Hà Nội

[42] Tuấn Giang (2010), “Nguồn gốc ca nhạc tuồng chèo, cải lương”, NXB Âm nhạc Hà Nội.

[43] Võ Văn Tường (1992) , “Việt Nam Danh Lam cổ tử”, NXB KHXH, Hà Hội. [44] Võ Văn Tường (1995) , “Những ngôi chùa nổi tiếng VN”, NXB Thông tin, Hà Nội. [45] Vương Hồng Sển (1968), “Hồi ký 50 năm mê hát”, NXB. Sài Gòn.

[46] Nguyễn Thị Bích Thủy (2012), Luận văn “Từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ sinh hoạt”, trường Đại học KHXH-NV TP.HCM.

Các tài liệu khác:

1. Nguyễn Văn Hải, “Nghệ thuật cải lương ở đồng bằng Nam Bộ”.

http://tranquanghai.info/p710-nguyen-van-hai%3Anghe-thuat-cai-luong-o-dong- bang-nam-bo.html

2. Nghệ sĩ Bạch Tuyết: Phật Giáo, chất men thúc đẩy lòng hướng thiện của con người”

http://www.chuabuuminh.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=73401B 3. “Cải lương – nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam Bộ”

.http://vnmusic.com.vn/ p2131-cai-luong-nghe-thuat-san-khau-truyen-thong-nam- bo%C2%A0.htm

4. Nghệ sĩ được mùa diễn tuồng Phật.

20140513072441178.htm

5. Thượng Tọa Thích Đạt Đạo, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM (2010), “Những nét tương đồng giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa dân tộc”.

http://www.khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&vie w=article&id=1205:nhng-net-tng-ng-gia-vn-hoa-pht-giao-va-vn-hoa-dan-

Một phần của tài liệu (Trang 60 - 67)