Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (Trang 26)

6. Bố cục đề tài

1.2.2.Quá trình hình thành và phát triển

Cải lương là một loại hình kịch hát hình thành trên cơ sở nhạc tài tử và dân ca Nam Bộ. Âm nhạc tài tử bắt nguồn từ sự kết hợp giữa nhạc dân gian và nhạc bác học (cụ thể là nhạc lễ và ca Huế) ở những loại bản lớn như Nam, Oán, Ngự. Điệu thức oán và hai điệu thức Bắc, Nam đã được kế thừa đủ sức phục vụ cho một sân khấu trữ tình hỷ, nộ, ái, ố. Thêm vào đấy là sự tiếp thu những đặc tính của dân ca Nam Bộ (giai điệu vừa là nhạc kể chuyện, vừa là nhạc đối đáp), đã tạo cho âm nhạc cải lương ngoài chất trữ tình, còn có chất tự sự, điều này đã làm nên đặc trưng nghệ thuật của sân khấu cải lương: đó là tính tự sự - trữ tình.

Do vậy, trong nghệ thuật biểu diễn, ca và nói đều giữ vai trò quan trọng như nhau: ca kết hợp với nói, nói giữa hai bài ca, hay nói ngay trong lòng bản của câu ca. Cải lương đã nảy sinh từ nền văn hóa Nam Bộ. Từ bản “Tứ đại oán” cho đến

oán - một điệu thức đặc sản tinh thần Nam Bộ và đều là bài bản chủ chốt của âm nhạc cải lương, phát triển cùng với sự phát triển của sân khấu cải lương.

Sân khấu cải lương rất đa dạng về đề tài và phong cách biểu diễn: Nó có thể miêu tả được tất cả các loại đề tài của cuộc sống mà không bị các điều kiện của thể loại gò bó, kết hợp được chặt chẽ giữa tính hiện thực và tính ước lệ, cách điệu. Kết cấu của một vở cải lương bao giờ cũng gọn gàng, trọn vẹn, liên tục, hình ảnh nhân vật rõ ràng, chú ý nêu bật trọng điểm, cách bố cục gần với cuộc sống, đậm chất trữ tình, kết hợp được nhuần nhuyễn, chặt chẽ giữa tính dân tộc và tính phổ biến thế giới, do vậy cải lương dễ dàng đi vào các đề tài hiện đại, và đây là một thế mạnh của sân khấu cải lương trong hoàn cảnh hiện nay.

Đời sống âm nhạc của người dân Nam Bộ cũng phát triển trên cơ sở của nền văn hoá ấy, do vậy sinh hoạt ca hát của cư dân ở đây rất phong phú đa dạng. Đầu thế kỷ XX, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân trên vùng đất mới ngày một tăng, những hình thức sân khấu trước đó chưa đáp ứng được (như nói thơ, nói truyện, hát bội...), đòi hỏi phải có một hình thức sân khấu mới, về nội dung tuồng tích gần gũi hơn với cuộc sống, về nghệ thuật phải thoả mãn được nhu cầu nghe ca và xem hát của khán giả. Trước tình hình đó, và trước ảnh hưởng của kịch nói Pháp, những màn ca ra bộ bắt đầu ra đời, đây là một hình thức trình diễn sân khấu: một ca khúc trong khi hát có cả minh hoạ bằng điệu bộ, là gạch nối của quá trình chuyển dần từ hình thái âm nhạc sang hình thái sân khấu.

Sau một thời gian ca ra bộ chuyển dần sang hát chập. Hát chập là cách hát nhiều người cùng biểu diễn một bài ca, hoặc nhiều bài nối tiếp có chung một cốt truyện, có các động tác biểu diễn linh hoạt, phong phú. Hát chập càng ngày càng phát triển, từ một vài bài ca, cho đến lúc nhiều bài ca kết nối lại thành một vở diễn tương đối hoàn chỉnh, và vở cải lương đầu tiên ra đời là vở “Lục Vân Tiên”.

Ở miền Nam vào thời đó, một số nhà yêu nhạc cổ như Trần Văn Thiệt, Tống Hữu Định đã đưa một số bài nhạc cổ trong đàn tài tử lên sân khấu vừa hát vừa ra bộ diễn cảnh Bùi Kiệm thi rớt, hay Bùi Ông rầy Bùi Kiệm trích trong vở Lục Vân Tiên và bài ca Tứ đại oán được đem trình bày và rất được ưa thích .

rơi vào hoàn cảnh lệ thuộc, là thuộc địa của thực dân phương Tây. Có những tác phẩm đầu tiên ra đời như “Lục Vân Tiên và Kim Vân Kiều” của Trương Duy Toản là một vở cải lương có sự thu hút rộng rãi đối với quần chúng không chỉ là một phương tiện giải trí đơn thuần mà là công cụ hữu hiệu để truyền bá tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc.

Chỉ trong một thời gian ngắn (khoảng 1910 - 1920) cải lương ra đời, vừa tiếp tục định hình vừa phát triển nhanh chóng, và ngay từ khi mới ra đời cải lương đã là một sân khấu có kịch bản, có tác giả, không có hiện tượng chồng lớp của nhiều thế hệ vô danh như tuồng, chèo. Các gánh cải lương đầu tiên xuất hiện ở đồng bằng sông Cửu Long, rồi lần lượt các tỉnh Nam Bộ và Sài Gòn đều có, đến năm 1919 cải lương Nam Kỳ ra bắc, trước hết là ở Hà Nội, được các nghệ sĩ miền Bắc tiếp thu và học tập.

Cải lương dần dần lan ra Trung và Bắc sau Thế chiến thứ nhất (1914-18). Người đầu tiên giới thiệu nghệ thuật cải lương trên sân khấu Hà Nội là ông Nguyễn Văn Súng, tự Sáu Súng. Ít lâu sau mới có hai gánh Phước Hội và Tân Lập Ban từ Nha Trang ra Hà Nội trình diễn tại rạp Quảng Lạc .

Giai đoạn 1920 – 1930, các kịch bản cải lương cổ trang dựa vào tích truyện Việt Nam hay Trung Hoa đều có nội dung ca ngợi những người tận trung với nước, vì nghĩa quên thân theo đạo lý truyền thống của người Việt Nam.

Từ những năm 1930 – 1945, các kịch bản cải lương mang tính hiện thực, phản ánh sự hình thành xã hội Âu hóa thuộc địa và những mâu thuẫn bên trong của nó. Ví dụ như vở cải lương “Đời cô Lựu” hay “Tô Ánh Nguyệt” của soạn giả Trần Hữu Trang là tiếng nói phủ nhận quyết liệt xã hội thực dân phong kiến nữa thuộc địa, đòi hỏi các quyền sống, quyền hưởng tình yêu hạnh phúc của con người.

Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trở thành nguồn cảm hứng chính và là nội dung chủ yếu của nghệ thuật cải lương. Trong khi đất nước đang trong cuộc kháng chiến ác liệt và miền Bắc đang trong quá trình tiến lên Chủ nghĩa xã hội từ 1945- 1975.

Sau năm 1975, cách mạng giải phóng dân tộc toàn thắng, đất nước thống nhất cùng với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tư tưởng yêu nước, tinh thần dân

tộc và trách nhiệm của nghệ thuật cải lương được nâng lên một bước. Ca ngợi lịch sử dựng nước và giữ nước, những chiến công vĩ đại, chủ nghĩa anh hùng…

Từ đó đến nay, qua gần một thế kỷ phát triển, cải lương đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ, và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cái nôi sân khấu truyền thống Việt Nam

Như vậy, nghệ thuật cải lương được sản sinh ra từ lòng yêu nước, tinh thần dân tộc cà trách nhiệm xã hội. Từ trong lòng chế độ thực dân phong kiến, trong quá trình xây dựng và phát triển đã tích tụ trong nó nội dung yêu nước và tinh thần dân tộc, sự nghiệp dựng nước và giữ nước luôn song hành và đóng góp đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Trở thành di sản văn hóa văn nghệ hết sức quý giá, góp phần làm nên hồn cốt dân tộc, cần được giữ gìn cho hôm nay và mai sau.

Từ nhạc cổ, nhạc tài tử trở thành hình thái ca ra bộ, để từ đó trở thành nghệ thuật sân khấu cải lương từ đầu những năm hai mươi (1922) của thế kỷ này ở Nam Bộ. Có thể nói chưa có nghệ thuật dân tộc nào phát triển nhanh chóng, có sức cuốn mạnh mẽ và dung nạp nhiều mãng dân ca như bộ môn cải lương. Chính vì yếu tố phóng khoáng đó, cải lương dễ dàng tiến sâu vào chân lý của Phật giáo, mở ra cánh cửa được sự tích Phật Thích Ca và nhiều điển tích khác của Phật giáo vào gia sản nghệ thuật của mình. Đây là một loại hình nghệ thuật được đông đảo bà con lao động Việt Nam nhất là các vùng ngoại ô mến chuộng và ưa thích. Giáo lý “nhân quả báo ứng, thưởng thiện phạt ác”... được các soạn giả thể hiện các vở cải lương và đã được khán giả say mê thưởng thức và đã đứng vững trên diễn đàn sân khấu trong suốt mấy chục năm qua. Tiêu biểu như các vở “Thích Ca Đắc Đạo”, “Quan Âm Thị Kính”, “Quan Âm Diệu Thiện”, “Mục Liên Thanh Đề”, đặc biệt gần đây (đầu thập niên 90) có hai vở đáng chú ý là “Thoát Vòng Tục Lụy” “Thái Tử A Xà Thế” của soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành, là hai vở tuồng chuyên chính đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, đã được trình diễn nhiều nơi và đã thực hiện băng video và băng cassette phát hành rộng rãi trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có các vở chịu ảnh hưởng ít nhiều tư tưởng Phật giáo như các vở “Phạm Công Cúc Hoa”,

giáo nên luôn luôn các tuồng cải lương ở phần kết thúc đều có hậu. Nhà nghiên cứu Sơn Nam từng phát biểu về điều này : “Nước ta từ xưa vẫn theo truyền thống Tam giáo, nhất là nhờ ảnh hưởng văn hóa Phật giáo mà tiến lên, nhân vật trong vở tuồng dù lố lăng (...) điều quan trọng là nhân vật chính, nhân vật phụ ấy phải được giải quyết ở màn chót theo tinh thần bi trí, dũng, theo luật nhân quả của Phật giáo (...)Phật giáo là phép màu dung hòa mọi mâu thuẫn, chỉ nẻo cho con người thoát khỏi những cảnh ngộ éo le, khó xử nhất. Nếu thoát khỏi luân lý ấy, cải lương sẽ là cái xác không hồn” [24, tr.117].

1.2.3. Đặc điểm của nghệ thuật cải lƣơng

- Cải lương-sản phẩm của lòng ái quốc, tinh thần dân tộc và trách nhiệm xã hội. Từ trong lòng chế độ thực dân phong kiến, trong quá trình xây dựng và phát triển đã tích tụ trong nó nội dung yêu nước và tinh thần dân tộc, sự nghiệp dựng nước và giữ nước luôn song hành và đóng góp đắc lực cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước.

- Có khả năng thể hiện mọi đề tài, mọi loại nhân vật nhưng ưu thế vượt trội là thể hiện đề tài tâm lý xã hội đương đại và các nhân vật đương đại.

- Bố cục: Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như “Trảm Trịnh Ân”, “Cao Lũng vít thiết xa”, “Ngưu Cao tảo mộ”, “Thoại Khanh Châu Tuấn”

[7.tr.200]...hay còn giữ mang hơi hướm theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như “Tội của ai”, “Khúc oan vô lượng”, “Tứ đổ tường”... thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.

- Đề tài và cốt truyện: Buổi đầu, kịch bản cải lương lấy cốt truyện của các truyện thơ Nôm như “Kim Vân Kiều”, “Lục Vân Tiên”...hoặc các vở tuồng hát bội, hoặc phỏng theo truyện phim và kịch bản Pháp, như “Bằng hữu binh nhung”, “Sắc giết người”.

Sau đó, lại có thêm các kịch bản dựa vào các truyện cổ Ấn Độ, Ai Cập, La Mã, Nhật Bản, Mông Cổ...Thế là cải lương có đủ loại tuồng ta, tuồng Tàu, tuồng Tây...sau có thêm dạng tuồng kiếm hiệp, tuồng Hồ Quảng v.v...chứng tỏ khả năng phong phú, biết đáp ứng sở thích của nhiều tầng lớp công chúng.

- Những giai đoạn phát triển cải lương Nam Bộ đã hình thành phong cách cải lương nổi lên hai loại:

+Phong cách ca diễn cải lương đồng bằng Nam Bộ

+Phong cách ca diễn cải lương thành thị (cải lương Sài Gòn).

Hai phong cách diễn cải lương đặc sắc này còn tồn tại đến nay, ngày càng tô đậm qua các Hội diễn sân khấu cải lương toàn quốc.

Phong cách ca diễn cải lương đồng bằng Nam Bộ mang tính dân dã, đồng quê chân chất giản dị. Các vở diễn nói về sinh hoạt thôn quê của người nông dân. Mỗi vở có lối ca diễn tự nhiên, tiết tấu chậm rãi, kể chuyện tâm tình, ít xung đột bạo liệt, cảnh trí tả thực trữ tình, mộc mạc. Nghệ thuật ca đằm thắm đầy chất dân ca sông nước của đồng bằng Nam Bộ, ngọt mùi sống thực.

Phong cách cải lương thành thị, lộng lẫy, phù hoa, hào nhoáng cuốn hút. Nghệ sĩ ca diễn xưa nặng về khoe giọng ca trưng mốt thời trang. Giọng ca óng chuốt, kỹ thuật ca cao siêu, nghệ thuật diễn điêu luyện mang chất văn hoá đô thị. Trang trí sân khấu biến ảo sử dụng nhiều kỹ xảo, gây ảo giác thực, cảm giác mới lạ hấp dẫn.

- Các soạn giả cải lương không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc cho phù hợp với các sắc thái tình cảm. Sau này, ngoài những bài bản có sẵn, các nhạc sĩ cũng soạn thêm những bản mới theo thang âm ngũ cung Việt hóa một số điệu ca vốn là nhạc Trung Quốc.

Soạn nhạc trên những điệu nhạc có sẵn đòi hỏi sự sắp xếp khéo và sáng tạo. Tuy là ca kịch nhưng vẫn có nói xen vào hát, diễn viên chỉ nói khi đối đáp ngắn gọn. Những lớp hề thường được nói nhiều hơn. Với những lời nói có nội dung trữ tình nhiều, hoặc sắp bắt vào bài ca thì diễn viên nói ngân nga, trầm bổng có nhạc đệm gọi là nói lối. Trong các vở về đề tài xưa, hầu như chỉ có nói lối và ca. Các vở về đề tài xã hội, vì gần với kịch nói nên phần nói tương đối nhiều hơn.

- Về nhạc cụ, khi ban nhạc tài tử hòa tấu ở thính phòng thường sử dụng: 1 đàn nguyệt (kìm), 1 đàn nhị (cò), 1 tỳ bà, 1 đàn bầu, 1 đàn tranh (thập lục), 1 sáo, 1 tiêu,

khi có người ca thì thêm đôi phách. Khi biểu diễn một vở cải lương lại có thêm: 1 trống ban, 1 song lang, đôi não bạt, 1 đồng la, nhị hồ gáo, tiêu, kèn củn, kèn. Sau này có bổ sung thêm đàn bầu, tam thập lục, đàn sến và hai cây đàn nước ngoài được cải biến: ghi ta phím lõm và violon.

- Diễn xuất (ra bộ) là một yếu tố quan trọng của sân khấu cải lương. Trong các vở về đề tài xưa, diễn xuất ít nhiều còn mang phong cách tượng trưng, cách điệu của hát bội, nhưng không đậm đặc, gò bó với các trình thức như hát bội mà nghiêng về phương pháp hiện thực.

- Về hóa trang, chú trọng theo tính cách nhân vật; những diễn biến tình cảm của nhân vật được diễn tả bằng nét mặt của diễn viên.

- Về phục trang, trong các vở xã hội, diễn viên ăn mặc chân thật như ngoài đời; các vở về đề tài lịch sử dân tộc, các tích của Trung Quốc, hoặc phóng tác từ cốt truyện của nước ngoài thì trang phục của diễn viên chủ yếu để gợi ra xuất xứ cốt truyện, nhân vật, mang tính ước lệ nhiều hơn.

- Về trang trí, sân khấu cải lương chú trọng nhiều đến hiện thực, cố gắng gây cho khán giả cảm tưởng chứng kiến cảnh thật.

CHƢƠNG 2: NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG NGHỆ THUẬT CẢI LƢƠNG NAM BỘ

2.1. Vài nét về vùng đất Nam Bộ và tính cách con người Nam Bộ

2.1.1. Vùng đất Nam Bộ

Nam Bộ hôm nay là địa bàn thuộc lãnh thổ của các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau thuộc miền Tây Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh.

Phần đất được coi là Đông Nam Bộ có diện tích khoảng 26.000km2 bao gồm phần đất đồi núi thấp (phần rìa của cao nguyên đất đỏ) và phần thềm phù sa cổ thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Phần đất được coi là Tây Nam Bộ có diện tích khoảng hơn 4000km2, chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long, cùng một vài dãy núi

Một phần của tài liệu (Trang 26)