Nghĩa của Phật giáo trong nghệ thuật cải lương Nam Bộ

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 60)

6. Bố cục đề tài

2.5.nghĩa của Phật giáo trong nghệ thuật cải lương Nam Bộ

- Ảnh hưởng Phật giáo trong nghệ thuật cải lương Nam Bộ đã giúp hình thành nên trào lưu mới trong việc thưởng thức nghệ thuật cải lương. Thêm một màu sắc mới cho loại hình nghệ thuật này.

- Những tư tưởng Phật giáo đã góp phần làm cho nghệ thuật cải lương đến gần với khán giả. Cải lương chuyên chở những triết lý Phật giáo đến với con người một cách gần gũi, chân thật. Con người cảm nhận được cải lương từ những giá trị giản đơn trong cuộc sống nhưng lại sâu sắc.

- Trong quá trình tồn tại và phát triển, tư tưởng Phật giáo và nghệ thuật cải lương có sự giao thoa lẫn nhau. Chứng minh cho quan điểm ấy xuất phát từ việc các nhà tư tưởng Phật giáo đã sớm ý thức được vai trò của nghệ thuật cải lương nên đã cho soạn ra những vở cải lương Phật giáo để Phật giáo có thể đến gần với con người hơn. Đồng thời, những người nghệ sĩ cải lương, trong bản thân loại hình nghệ thuật này đã có sự tương giao với những tư tưởng, triết lý nhà Phật nên việc tiếp thu và vận dụng những giá trị từ Phật giáo cho những vở cải lương là điều dễ hiểu.

- Trong tiến trình giao kết, vai trò của Phật giáo đã làm chất men thúc đẩy lòng hướng thiện của con người thông qua các tác phẩm trên sân khấu truyền thống và người nghệ sĩ thể hiện trước công chúng. Tư tưởng Phật giáo rõ ràng đã trở thành cái nền vững chắc hỗ trợ sân khấu truyền thống, cũng như trong nghệ thuật cải lương, khẳng định tính nhân bản trong dòng văn hóa dân tộc.

- Phật giáo là tư tưởng, cải lương là một trong những công cụ để truyền bá tư tưởng Phật giáo thông qua các âm nhạc. Trong thời kỳ hiện đại, khi mà con người dễ dàng tiếp cận những phương tiện tiên tiến thì các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ bị mai một. Thì Phật giáo thông qua cải lương đã đem đến cho con người một cái nhìn, một cách cảm nhận bớt khô khan. Đồng thời nghệ thuật cải lương được duy trì, phát triển hơn.

- Qua sự tiếp nhận những tư tưởng Phật giáo trong lĩnh vực nghệ thuật, cho thấy tính chất “mở” của cải lương, “hình thức cải lương” nào hợp thì tiếp thu,

“hình thức cải lương”[20,tr.78] nào không phù hợp thì đào thải. Thực tế đã chứng minh rằng, nghệ thuật cải lương đã vận dụng rất tốt các ảnh hưởng từ Phật giáo

bằng sự tin yêu, hâm mộ từ khán giả.

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 60)