Sự kết hợp giữa ngôn từ trong Phật giáo và ca từ cải lương

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 59)

6. Bố cục đề tài

2.4.Sự kết hợp giữa ngôn từ trong Phật giáo và ca từ cải lương

Từ ngữ sinh hoạt Phật giáo mang tính giáo dục tự thân và cộng đồng, giáo dục tự thân qua thái độ từ bi, hỷ xả [46.tr.56].

Ngoài tính chọn lọc, uyển ngữ của từ, làm cho từ ngữ Phật giáo mang tính trang trọng, uyên bác, sâu sắc, lớp từ ngữ này còn hàm tính giáo dục cao về đạo đức, trước hết là giáo dục tự thân, làm cho cuộc sống chính mình trở nên thanh thản nhẹ nhàng hơn. Biết rõ “phiền não” là chất đốt tai hại, có thể hủy diệt tâm lương thiện, nên con người luôn hoan hỷ, nhẫn nhục tránh va chạm những điều phiền phức

“một câu nhịn chín câu lành” hay “tránh voi chẳng hổ mặt nào”, hoặc là “chén chung sóng còn va chạm huống chi con người”, v.v.. Do vậy, trong cuộc sống, con người thường mở lòng mình khoan thứ, bao dung.

Từ quan niệm ở hiền thì gặp lành, “ác giả ác báo” hay “chạy trời không khỏi nắng”; sông có khúc, người có lúc; không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời, nên “từ bi, hỷ xả” là nền tảng thiết lập mối quan hệ tình làng nghĩa xóm trong nếp sống và nếp nghĩ của dân gian Việt Nam “thương người như thể thương thân”

“làm lành để đức cho con”.

Giá trị đạo đức có ảnh hưởng sâu rộng nhất của lớp từ sinh hoạt Phật giáo là đạo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp. Quan niệm nhân quả, luân hồi chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của dân gian Việt Nam. Con người phải có trách nhiệm về những hành động của mình, chết đi không phải chấm dứt tất cả mà là sự luân chuyển sang một hình thái khác tương ứng với nghiệp nhân mình đã làm trong quá khứ. Câu chuyện Tấm Cám là một ví dụ điển hình, kẻ làm ác sẽ bị báo ứng. Nhờ đạo lý này

mà an ninh trật tự xã hội ổn định, nó kiềm hãm được những cá tính bồng bột, nông nổi, thiết lập tính chuẩn mực công bằng của xã hội. Tham gia giao thông trên đường, vi phạm luật đèn đỏ sẽ bị phạt; hay sát hại người thì phải đền mạng, v.v.. Nếu không có luật nhân quả hiện hành thì mọi thứ đều sẽ đảo lộn, con người sẽ mất đi nhân cách, phẩm chất tốt đẹp vốn có của mình. Không chỉ như thế, tính nhân văn tốt đẹp của đạo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp báo khiến mọi người phát tâm từ thiện, tự nguyện trích phần chi tiêu hằng ngày của mình để chia sẻ với những người bất hạnh hiện tại, và mong đem phước đức ấy hồi hướng đến cho người thân của mình trong một cõi vô hình nào đó được an vui.

Từ tính thực tiễn được thể hiện qua đạo lý nhân quả, luân hồi, nghiệp báo, v.v. của Phật giáo có giá trị thiết thực trong đời sống con người, hiện nay không chỉ giới tri thức mà giới bình dân cũng để tâm tìm hiểu về đạo Phật. Mọi người đến với đạo Phật không phải để thỏa mãn tri thức mà là nhằm tìm ra phương hướng giải tỏa những khúc mắc trong đời sống, cân bằng trạng thái tâm sinh lý, tìm đến sự thanh thản bình yên của tâm hồn và tạo nền tảng phúc lành cho tương lai. Chính do những nhân tố trên nên từ ngữ Phật giáo được phổ cập rộng rãi trong các giới.

Vì thế, nếu như trước đây, từ ngữ sinh hoạt Phật giáo chỉ xuất hiện trong “bút ngữ” thì hiện nay đã được dùng qua khẩu ngữ. Mọi người sử dụng từ ngữ Phật giáo không phải vì muốn tỏ ra mình là đệ tử Phật giáo, người có nghiên cứu về Phật giáo hay vì tính uyên bác của từ ngữ, mà chủ yếu là do nghĩa của lớp từ đó thích hợp để chuyển tải những điều mà người nói muốn thể hiện như các từ “cúng dường, bố thí, nhẫn nhục, từ bi, sám hối, phiền não, thanh tịnh, hoan hỷ, an lạc, tùy hỷ, giác ngộ, tùy duyên, nghiệp, nghiệp chướng, v.v.” hiện đã đi vào ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày của mọi người.

Từ đó có thể thấy, việc sử dụng lớp từ ngữ sinh hoạt Phật giáo ngày càng đi sâu vào xã hội là do giá trị đạo lý thiết thực trong đời sống được thể hiện qua từ ngữ, giúp cho sự phát triển của các lớp từ ngữ này ổn định, không bị mai một theo thời gian và không gian. Đồng thời với tinh thần tùy duyên nên phạm vi hành chức lớp từ sinh hoạt Phật giáo ngày càng được nhân rộng theo khẩu ngữ vùng miền.

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 59)