Vị trí của Tú Quỳ trong nền văn học Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 25)

5. Bố cục đề tài

1.2.3.Vị trí của Tú Quỳ trong nền văn học Việt Nam

Tác phẩm của Tú Quỳ rất đặc sắc, mang một giọng điệu, một thi pháp rất riêng trong làng trào phúng Việt Nam. Nhưng vì nhiều lí do, thơ văn Tú Quỳ không được xuất bản và được các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều. Tuy nhiên, sáng tác của ông vẫn được nhân dân gìn giữ, coi trọng và lưu giữ suốt hơn một thế kỷ qua. Cũng chính vì lẽ đó mà Nguyễn Văn Xuân đã gọi ông là “kiện tướng của nền văn học quần chúng”. Cần nhanh chóng có một công trình nghiêm túc về ông Tú Quỳ, trong bài viết này Hoàng Thanh Thụy đã rút

ra “Hai bài viết trên của 2 tác giả Đông Trình và Trương Duy Hy tuy mức độ, nội dung vấn đề được đề cập có khác nhau, nhưng đều có chung một tiếng nói tha thiết là yêu cầu phải nhanh chóng làm rõ về sự nghiệp thơ ca Tú Quỳ. Đây là một món nợ lớn của giới văn học tỉnh nhà” [9, tr.198]. Sở dĩ gọi đó là món nợ bởi vì sự nghiệp văn học của Tú Quỳ vẫn bị giới văn học bỏ lửng. Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc xung quanh vấn đề này như Tú Quỳ có thật hay chỉ là giai thoại? Sự nghiệp thơ ca Tú Quỳ có những gì? Ông có vai trò, vị trí như thế nào trong nền văn học nước nhà? Ảnh hưởng thơ ca ông đến đời sống xã hội ra sao? Tất cả những điều đó vẫn chưa có một câu trả lời cụ thể, thỏa mãn. Với công trình Tú Quỳ - Danh sĩ Quảng Nam, Tổng tập Thơ văn Tú Quỳ,

Hồi ký Trên đường đi tìm Tú Quỳ, nhà nghiên cứu Thy Hảo Trương Duy Hy

đã được mệnh danh là “người tìm lại tên cho Tú Quỳ”, nhờ quá trình vất vả nghiên cứu, gặp gỡ giới nghiên cứu Văn học thuyết trình về thi nghiệp của Tú Quỳ bằng những dẫn chứng sắc sảo, thuyết phục. Từ đó, tên Tú Quỳ mới được công nhận và chính thức xuất hiện trên thi đàn Việt Nam. Đến nay Tú Quỳ đã có chỗ đứng trong lịch sử văn học nước nhà, qua gần chục cuốn Từ điển văn học Việt Nam,Tú Quỳ đã được xếp bên cạnh các nhà thơ trào phúng lớn của dân tộc như Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thiện Kế, Tú Xương, Học Lạc, Nhiêu Tâm,… Đây sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu tìm hiểu, khai thác giá trị thơ văn Tú Quỳ để trả về cho ông một vị trí đích thực.

1.3. Những điểm tƣơng đồng trong phong cách trào phúng của hai nhà thơ

1.3.1. Khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội mục rỗng, thối nát

Hiện thực là mảnh đất màu mỡ của thơ ca, bất kỳ nhà văn nhà thơ nào khi sáng tác cũng xuất phát từ hiện thực. Đó là nơi người nghệ sỹ có thể khai thác chất liệu, nung nấu đề tài để cho ra một đứa con đẻ tinh thần. Hiện thực đem lại cho văn chương sức sống và sự tồn tại lâu dài trong lòng bạn đọc.

Việt Nam, vào những năm cuối thế kỷ XIX chế độ phong kiến trở nên lạc hậu thối nát, cường quyền bạo ngược, nhân dân đói khổ lầm than. Những năm gần bước sang thế kỷ XX thực dân Pháp tràn vào xâm lược nước ta, xã hội bị đảo lộn từ văn hóa, giáo dục, đến kinh tế, chính trị,… Mọi giá trị bị băng hoại, suy đồi. Trước tình hình đó, triều đình phong kiến dường như bất lực, ký kết hiệp định trao nước ta cho giặc. Nhân dân nổi dậy đấu tranh, phần lớn các cuộc khởi nghĩa do nhân dân tự phát, vua quan bất lực trước thời cuộc.

Tú Xương và Tú Quỳ là hai nhà thơ trào phúng tiêu biểu của miền Bắc và miền Trung. Sinh ra trong thời kỳ loạn lạc, bao biến cố của đất nước đều được các nhà thơ ghi lại một cách chân thực, tự nhiên. Tú Quỳ sinh trước Tú Xương hơn 40 năm, chứng kiến được bao đổi thay của đất nước, từ ngày chế độ phong kiến bắt đầu bộc lộ sự thối nát, đi ngược lại với lợi ích của nhân dân:

Kiện tụng làm chi cực lắm mà! Thua hơn thì cũng bạn làng ta. Chung tiền đem bỏ hang không đáy Góp của mà mua cục í hà!

Giục giặc nghêu cò chài đắc thắng, Lơ mơ cờ bạc để không tha

Mười lăm mười bốn so le mấy Giúp miệng nào ai giúp được ta.

(Tranh giành lý trưởng)

Đám quan lại tham tiền hám của này cũng đã được Tú Xương nhắc đến: Tri phủ Xuân Trường được mấy niên

Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên

Chữ “y” chữ “chiểu” không phê đến Ông chỉ quen phê một chữ tiền.

Sống ở hai miền khác nhau, sống cách nhau mấy chục năm nhưng cái xấu xa, dơ bẩn thì ở đâu, thời nào cũng có. Tiếng cười xuất phát từ hiện thực đó, tiếng cười trào phúng của Tú Quỳ thiên về sự nghịch ngợm, dân dã, còn Tú Xương lại thiên về sự châm biếm sắc sảo, sâu cay. Dù ở sắc thái nào thì hai nhà thơ cũng vẽ lại bức tranh xã hội ấy thật sinh động, mọi khía cạnh trong xã hội được phơi bày thật rõ nét. Nổi bật lên đó là sự chạy chức chạy quyền, tranh giành chức tước (Tranh giành lý trưởng), nhiều tiền thì mua “quan” to, ít tiền thì cũng ráng kiếm được chức quan nhỏ (Bỡn ông phó

bảng). Thời thế thay đổi, xã hội thối rữa ngay từ trong lòng nó, các vị sư cũng

bị tha hóa không còn mang cái vẻ thanh cao ngày trước (Sư nữ II, Ông sư và

mấy ả lên đồng),…

Tú Xương và Tú Quỳ đều khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội, chung một đề tài nhưng mỗi người có một cách thể hiện khác nhau, mỗi người một phong cách góp phần làm cho bức tranh trào phúng của nền văn học Việt Nam thêm phong phú và đầy sinh động.

1.3.2. Tự trào – một hình thức trào phúng đặc biệt

Tự trào là một hình thức trào phúng đặc biệt, người nói tự chế giễu, mỉa mai mình, đưa mình ra làm đối tượng trào phúng. Một “ông tổ của làng thơ trào phúng Việt Nam” và một “kiện tướng của nền văn học quần chúng” đã tự cười “đểu” mình, cười một cách sâu cay, tự đưa bản thân ra mà châm chọc, giễu nhại. Cười người là một việc dễ, nhìn thấy thói hư tật xấu của họ mà cười, còn cười mình mới khó. Có ai moi móc hết tất cả mọi thói hư tật xấu của mình “vạch áo cho người xem lưng”? Xưa nay người ta vẫn thường quan niệm “tốt khoe, xấu che”. Nhưng hình như trong ý thức của hai nhà thơ trào phúng này dường như không hề có điều này. Hai ông Tú vẫn luôn đưa mình ra làm đối tượng để cười cợt, vốn chính hai ông cũng là con đẻ của thời đại.

Thói hư, tật xấu, mọi lố lăng của xã hội đang từng ngày xâm nhập cuộc sống của nhân dân, nó như một thứ vi rút đang hủy hoại dần nhân cách con người, sống trong xã hội ấy không ai có thể cách ly khỏi nó. Điều đặc biệt là khác với những người khác chạy ùa theo xu thế, các nhà thơ đương thời đã biết nhìn thẳng vào hiện thực, lên án, tố cáo, mỉa mai nó. Họ không chịu sống trong cảnh xã hội thực dân mục rữa, họ sẵn sàng phơi bày mọi xấu xa, ngang trái của xã hội, nhìn vào hiện thực mà ngao ngán, xót xa. Nhưng “một cây làm chẳng nên non”, những vần thơ chỉ thể hiện được ý thức phản kháng chứ chưa làm cho lũ tay sai, cường hào, bọn vô danh tiểu tốt thức tỉnh, nhìn nhận lại hiện thực đương thời. Và rồi, nhà thơ cay đắng nhận ra bên trong bản chất con người mình, cái xấu cũng bắt đầu xâm nhập, mình cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Chất tự trào trong thơ Tú Xương là một tiếng cười mỉa mai đến cao độ. Lúc tự ái, khi tự đắc, thơ Tú Xương vẫn nhắm thẳng mục tiêu mà “bắn”. Ông bắn thẳng vào tất tần tật mọi thứ xấu xa nhất của bản thân, không ai thấy thì ông moi ra để cho mọi người thấy. Chính vì vậy, tiếng cười tự trào đã mang một sắc thái riêng, không thể trộn lẫn với các đối tượng khác:

Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ,

Rượu, chè, trai, gái đủ tam khoanh; Thế mà vẫn tưởng rằng ta giỏi, Cứ việc ăn chơi chẳng học hành!

(Tự cười mình) Đã vậy thi cử cũng không thành: Đau đớn đòn hằn

Rát hơn lửa bỏng Hổ bút, hổ nghiên Tủi lều, tủi chõng

Các bài thơ tự trào của Tú Xương chiếm số lượng lớn trong hệ thống tác phẩm: Tự cười mình, Buồn thi hỏng, Hễ mai tớ hỏng, Hỏi ông trời, Thương

vợ,… Còn ở Tú Quỳ chất tự trào cũng có nhưng ít hơn, chủ yếu ông cười vào

hiện thực xã hội, thể hiện sự bất bình trước thời cuộc lúc bấy giờ. Bài vịnh dế

dũi được xem là một bài thơ tự trào, bởi thông qua hình ảnh dế dũi Tú Quỳ

muốn nói đến bản thân mình. Ông vẫn cao ngạo trước cái chết, “kiến chẳng kiến voi chẳng voi”, con người ông chẳng làm việc lớn nhưng cũng không phải là bậc tầm thường, cũng phải hạng “choi choi”. Bản chất ngang tàng, ông muốn bay nhảy “lên trời”, “vạch đất”, nhảy vào “lửa đỏ dầu sôi”,… Nhưng Nghĩa hội đã giam cầm, không được thỏa nguyện, ông mong một sự cảm thông “quân tử có thương đừng búng rảy”. Ngay khi cái chết kề cổ ông vẫn thể hiện mình là con người có khí phách, bất chấp mọi thế lực, nếu còn sai trái thì ông còn “lăng xăng bay nhảy” để đi tìm lại chính nghĩa cho nhân dân.

Sở dĩ số lượng các bài thơ tự trào của hai nhà thơ có sự khác biệt bởi hoàn cảnh của mỗi người khác nhau. Tú Xương là một nhà nho sớm đòi nghiệp học, cả đời ông vẫn luôn coi nó là món nợ công danh và luôn theo đuổi. Nhưng oái oăm thay, càng cố gắng bao nhiêu thì nó lại càng xa vời bấy nhiêu. Cuộc đời Tú Xương chỉ “hao cơm, tốn vải”, đi thi đến 8 lần nhưng cũng chỉ đậu mỗi tú tài, mà lại là tú tài lấy thêm. Cay đắng cho bản thân, từ khi biết đi thi đến cuối đời ông vẫn chỉ có thi, ông không có lấy một nghề chính mà chỉ ăn bám vợ. Vừa bất tài vừa vô dụng chính cái đó đã khơi nguồn cho cảm xúc tự trào của nhà thơ. Cuộc đời Tú Quỳ bằng phẳng hơn, Tú Quỳ đi thi hai lần, vẫn chỉ đậu mỗi tú tài nhưng là tú tài đầu bảng. Sau đó ông yên vị về quê dạy học, sống một cuộc sống an nhàn. Chính vì lẽ đó, tự trào của Tú Quỳ rất ít, chất tự trào cũng không nhạo báng sâu cay như Tú Xương.

CHƢƠNG 2

NÉT ĐẶC SẮC CỦA THƠ CA TRÀO PHÚNG TÚ XƢƠNG VÀ TÚ QUỲ

2.1. Trào phúng sâu cay – gam màu đậm đặc trong thơ Tú Xƣơng

2.1.1. Chủ đề trào phúng trong thơ Tú Xương

Cả cuộc đời hầu như Tú Xương dành trọn cho việc thi cử. “Nhà nước ba năm mở một khoa”, vậy mà Tú Xương đi thi những tám khoa. Năm 1885, khi mới 15 tuổi ông bắt đầu dự khoa thi đầu tiên và khoa thi cuối cùng là năm 1906, một năm sau ông qua đời. Tú Xương là người thơ hay chữ giỏi nhưng đời thi gập ghềnh “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”. Quyết tâm học hành đỗ đạt, Tú Xương đã không nhụt chí:

Tấp tểnh người đi tớ cũng đi, Cũng lều cũng chõng cũng đi thi.

(Đi thi)

Qua nhiều lần thi cử không đậu, ông lại khăn gói về quê dùi mài kinh sử. Trong thời gian đó ông vừa ôn luyện vừa sáng tác thơ. Chủ đề thi cử đã trở đi trở lại, ám ảnh trang thơ ông. Ra đi với một trí tuệ, trở về với một lều thơ, thơ Tú Xương vừa thể hiện hình ảnh của bản thân vừa mở ra một bức tranh trường quy trong thời kỳ bị thực dân Pháp chiếm đóng. Bắt đầu đi thi ông đã sáng tác một loạt bài thơ: Đi thi, Thi cơm rượu, Thi phúc, Đổi thi,… Lúc thi

hỏng, tâm trạng thất vọng cộng với những mặt trái của xã hội được ông nhìn thấu trong trường quy lúc bấy giờ là cơ sở ra đời của các bài thơ: Lễ xướng

danh khoa Đinh Dậu, Giễu người thi đỗ, Khoa Canh Tý (1900), Hỏng khoa Quý Mão (1903), Than thân chưa đạt, Than sự thi, Buồn thi hỏng, Ông tiến sĩ mới,… Đi thi nhiều lần vẫn không đạt, nghiệp học không trọn vẹn, sĩ tử lại lọ

mọ đèn sách và chờ ngày ra trận, trước khi đi ông đã để lại bài Hễ mai tớ hỏng như một lời trăng trối:

Hễ mai tớ hỏng, tớ đi ngay! Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày! Học đã sôi cơm nhưng chửa chín Thi không ăn ớt thế mà cay! Sách đèn phó mặc đàn con trẻ Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày. “Cống hỉ”, “mét xì” thông mọi tiếng, Chẳng sang Tầu cũng tếch sang Tây…

Trong hệ thống tác phẩm Tú Xương nổi bật lên là các hình ảnh nho sĩ đi thi, những ông cử, ông tú, cảnh trường thi và hình ảnh của một nền nho học. Đó là những gam màu chính trong bức tranh xã hội lúc bấy giờ. Ngày xưa người tài là người thông thạo thi, thư, lễ, nhạc, người ta dùng cái tài đó để thi cử đỗ đạt, giúp nước giúp dân. Còn bấy giờ tài ấy là tài xu nịnh, luồn lọt để chen chân vào hệ thống vua quan triều đình, nho học trở nên suy đồi:

Đạo học ngày nay đã chán rồi,

Mười người theo học chín người thôi, Cô hàng bán sách lim dim ngủ,

Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi. Sĩ khí rụt rè gà phải cáo,

Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi… (Đạo học)

Sống trong khoảng thời gian nền nho học suy tàn, sự xâm nhập của kẻ “bảo hộ” đã làm thay đổi tất cả các quy tắc trường quy. Ở đó không còn không khí nghiêm trang xưa mà đầy rẫy những chuyện lố lăng, kỳ quặc:

Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra…

(Vịnh khoa thi Hương)

“Học tài thi phận”, những người nghèo văn hay chữ giỏi thường mang chữ về quê sáng tác thơ ca; còn những kẻ dốt kém có quan hệ với vua quan thì được leo lên hàng danh vị. Xã hội bất công, trường thi thối nát, Tú Xương đã dấy lên trong lòng một câu hỏi:

Ông có đi thi kí lục không?

Nghe ông quốc ngữ đọc chưa thông! Ví dù “nhà nước” cho ông đỗ,

Thì hạng lương ông được mấy đồng?

(Hỏi đùa mình)

Cái nghiệp thi cử bấy giờ chỉ là “nhà nước” cho đỗ hay không, cho dù “quốc ngữ đọc chưa thông”. Tú Xương u uất, ngậm ngùi trước cuộc đời đen bạc. Bao lần đi thi bấy nhiêu lần uất nghẹn, ông sỉ vả thói đời và cũng tự sỉ vả mình:

Một việc văn chương thôi cũng nhảm, Trăm năm thân thế có ra gì?

Được gần trường ốc vùng Nam Định, Thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ. Rõ thực văn hay mà chữ dốt,

Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy.

(Buồn thi hỏng)

Tài năng sớm bộc lộ, nhưng khốn nỗi cái bản tính ngông nghênh, ngay thẳng nên lần nào đi thi tên ông cũng chỉ được ghi trên bảng nhỏ: “Văn chương ngoại hạn quan không chấm”. Ông làm đủ cách: Nào đổi chữ tên đệm

“Tế” thành “Cao”, nào “lễ thánh xem giờ”, bà Tú thì “sáng đi lễ Phật”, “đêm dậy cầu trời” vậy mà cũng chẳng ích gì. Chán nản, cay đắng, tức giận,… cứ đi thi, cứ trượt và cứ hy vọng:

Năm nay ta học sang năm đỗ,

Chẳng những Lương Đường có thủ khoa.

(Than thân chưa đạt)

Trong thời phong kiến, công danh được coi là cái nợ mà nam nhi phải trả. Như Phạm Ngũ Lão đã từng nói:

Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Thì ở đây, Tú Xương cũng là một người đồng tư tưởng: Ta phải trang xong cái nợ ta,

Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà?

(Than thân chưa đạt)

Long đong lận đận bao phen, đến khoa thi cuối cùng, tình hình giáo dục ngày càng phức tạp. Toàn quyền Đu-me đặt ra những cải cách nhằm đẩy lùi và giết dần nho học: Bớt chữ Hán thêm phần quốc ngữ, sử ký, địa dư,… những món mà nhà nho “khuôn khổ”, thuần túy bấy giờ không thông thạo.

Một phần của tài liệu (Trang 25)