Tiếng cười trào phúng biến hóa

Một phần của tài liệu (Trang 68 - 73)

5. Bố cục đề tài

2.2.3.Tiếng cười trào phúng biến hóa

Là một nhà thơ trào phúng xuất sắc, tuy nay mới được đi vào văn học sử nhưng thơ văn Tú Quỳ thực sự đã chinh phục lòng người. Để làm được điều đó một phần là nhờ nghệ thuật trào phúng biến hóa tinh vi, biến hóa từ bút pháp đến đối tượng. Tú Quỳ thường lựa chọn những sự vật hết sức gần gũi với đời sống nhân dân, từ những vật nuôi: con mèo, con bò, trâu già,… đến những con vật nhỏ bé: con tôm, dế dũi, con cóc,… Từ địa danh: Cồn Con, Gành Móm, Tháp Hời,… đến cây cối: cây vông, cây đa thần, trái mít,… Và cả những hoạt động trong đời sống hằng ngày: hớt tóc, đi mượn bàn cờ,… Tú Quỳ vè, vịnh mọi thứ lớn nhỏ trong cuộc sống. Điểm độc đáo trong thơ văn Tú Quỳ là nhờ sử dụng nghệ thuật chơi chữ, ẩn dụ,… tác phẩm ông trở nên đa nghĩa. Nghĩa bề mặt giành cho những người bình dân, nghĩa bề sâu giành cho những người văn chương hay chữ. Nhưng dù nói về vấn đề gì thì tựu chung lại ngòi bút Tú Quỳ vẫn hướng đến lịch sử, xã hội lúc bấy giờ. Thông qua những hình ảnh cụ thể, gần gũi Tú Quỳ đã thể hiện cách nhìn và thái độ của mình trước thời cuộc. Qua đó, các cung bậc trào phúng cũng được thể hiện. Thơ Tú Quỳ chỉ trích, đụng chạm đến nhiều người (cũng chính vì lẽ này mà có lần ông nguy hiểm tính mạng), đằng sau đó là một sự châm biếm sắc sảo, có khi là nỗi niềm đau xót, chua cay; và đôi lúc cũng cười rất dí dỏm:

Phiên âm:

Nhuận nhị ngã Dịch nghĩa:

Nhuần hai ta Đọc lái:

Nhà hai Tuân

(Câu đối cho bạn đi mừng nhà mới hai Tuân ở Ái Nghĩa) Thơ văn Tú Quỳ biến hóa từ khâu sáng tác đến thưởng thức, nhờ lối văn gần gũi nên dễ đi vào lòng người, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người dân miền Trung nói chung và người dân Quảng Nam nói riêng.

KẾT LUẬN

Tú Xương và Tú Qùy sống vào thời điểm đất nước có nhiều biến động, sự suy tàn của chế độ phong kiến và sự xâm nhập của chế độ thực dân tạo nên một xã hội lai căng, pha tạp. Những mặt xấu xa trong xã hội nổi cộm lên, con người bắt đầu viêm nhiễm, tha hóa, đồi bại nhân cách. Trước tình hình đó, là những người nghệ sĩ yêu nước, nhận thức được những biến đổi tiêu cực trong xã hội nhưng bản thân bất lực, họ đã dùng ngòi bút của mình vạch thẳng mọi thói hư tật xấu, bóc trần bản chất xã hội nhằm thức tỉnh mọi người.

Là hai nhà thơ sống trên hai miền khác nhau, chịu sự ảnh hưởng của lịch sử khác nhau. Hơn nữa, Tú Quỳ sinh trước Tú Xương hơn 40 năm nên chất trào phúng của mỗi người có một sắc thái riêng. Song song với hoàn cảnh của cá nhân nhà thơ, ta thấy ở Tú Xương một giọng trào phúng cay độc, còn ở Tú Quỳ với lối trào tiếu dân dã, “Tú Quỳ là một hiện tượng văn học xuất hiện như cái dấu gạch nối giữa giọng điệu cười cợt cay chua mà tinh tế của miền Bắc và cách nói mỉa sỗ sàng mà chất phác của miền Nam trong dòng văn học trào phúng bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX trong văn học dân tộc” [8, tr.283].

Chúng ta đã biết Tú Xương là một nhà thơ lớn của dân tộc, “ông tổ của làng thơ trào phúng Việt Nam”, “bậc thần thơ thánh chữ”. Tác phẩm của Tú Xương được giới nghiên cứu rất quan tâm, ở lĩnh vực văn học sử, lí luận phê bình, văn bản học trong nhà trường,… mảng nào Tú Xương cũng có mặt. Trong khi đó, Tú Quỳ khá “im ắng”, danh tính của Tú Quỳ vẫn chưa được nhiều người biết đến. “Đối với trường hợp Tú Quỳ hiện nay – chúng tôi xin giả dụ nếu cụ được sinh trưởng ở miền Bắc, cái nôi văn hóa của nước ta đương thời, chắc chắn tên tuổi cụ sẽ được ghi nhận chẳng khác nào những văn nhân khác có tiếng tăm đương thời. Thơ văn Tú Quỳ thật sự có giá trị nội dung và nghệ thuật – và cái nghiễm nhiên đã là những viên ngọc quý thì tự nó

sẽ sáng mãi không dễ gì lại lu mờ… Nếu như chúng ta đã có Nguyễn Khuyến, Tú Xương ở ngoài Bắc, Học lạc trong Nam thì cớ chi một danh nhân đất Quảng, có thể là một trong những đại biểu cho văn chương miền Trung thuộc thơ ca trào phúng chúng ta lại đánh rơi, để sót lại, xóa nhà đi trong khi danh nhân đó, nhà thơ đó đã được nhắc gợi nhiều trong dân gian và cụ thể là trong những năm gần đây 1993 – 1996 tên tuổi cụ Tú Huỳnh Quỳ đã hân hạnh được đưa vào Từ điển danh nhân và Từ điển văn học nước nhà” [8, tr.300-301].

Qua việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trào phúng trong thơ văn Tú Xương và Tú Quỳ, hi vọng chúng ta sẽ có cái nhìn thấu đáo về sự nghiệp thơ ca của hai nhà thơ nói riêng và mảng thơ trào phúng nói chung. Trong thời gian tới mong rằng sẽ có nhiều công trình nghiên cứu về Tú Quỳ hơn nữa để đưa trả ông về vị trí trong nền văn học nước nhà, sánh vai với cái nhà thơ trào phúng lớn: Nguyễn khuyến, Tú Xương, Nhiêu Tâm, Học Lạc,... Đề tài còn mới và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, hi vọng bạn đọc sẽ tiếp tục bổ sung để chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn về sự nghiệp thơ ca và những đặc sắc trào phúng của hai nhà thơ này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1995), Từ điển văn học Việt Nam, NXB Đại học Quốc

gia, Hà Nội.

2. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1994), Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ,

Nxb Giáo dục.

3. Nguyễn Sinh Duy (1996), Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, NXB Đà

Nẵng.

4. Lê Bá Hán (chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Trên hành trình văn học Trung đại, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Huyền (tuyển chọn) (1986), Tú Xương tác phẩm và giai thoại, Nxb Hội văn hóa thông tin Hà Nam Ninh.

7. Thy Hảo Trương Duy Hy (1993), Tú Quỳ - danh sỹ Quảng Nam, NXB Đà

Nẵng.

8. Thy Hảo Trương Duy Hy (2008), Thơ văn Tú Quỳ, NXB Văn hóa thông

tin.

9. Thy Hảo Trương Duy Hy (2012), Trên đường đi tìm Tú Quỳ, NXB Văn

học.

10. Mạnh Linh (sưu tầm, tuyển chọn) (2014), Thơ Tú Xương, Nhà xuất bản

Văn học.

11. Hồ Giang Long (2006), Thi pháp thơ Tú Xương, NXB Văn học.

12. Nguyễn Đăng Mạnh (2004), Từ điển tác giả tác phẩm văn học dùng cho

nhà trường, NXB Đại học Sư phạm.

13. Nguyễn Đăng Na (chủ biên) (2007), Văn học trung đại Việt Nam tập 2,

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php?id=1260&so=52

15. Đoàn Hồng Nguyên (2000), Thơ Tú Xương với kiểu tự trào thị dân, Tạp

chí khoa học số 24, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.

16. Hoàng Thị Kim Phượng (2011), Thơ văn Tú Quỳ, Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm – Đại Học Đà Nẵng.

17. Vũ Tiến Quỳnh (Biên soạn) (1991), Phê bình – Bình luận Văn học Trần

Tế Xương, NXB Tổng hợp Khánh Hòa.

18. Đỗ Lai Thúy (2014), “Cười Tú Xương, một trào phúng khác”, Tạp chí

sông Hương, http://tapchisong huong.com.vn/tin-tuc/p0/c7/n14058/Cuoi-

Tu-Xuong-mot-trao-phung-khac.html

19. Vũ Văn Sỹ - Đinh Minh Hằng – Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn và giới

thiệu) (2001),Trần Tế Xương về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục. 20. Tuấn Thành – Anh Vũ (Tuyển chọn và giới thiệu) (2007), Thơ Trần Tế

Xương tác phẩm và lời bình, NXB Văn học.

21. Nguyễn Q Thắng (1999), Từ điển Tác gia Việt Nam, NXB Văn hóa.

22. Nguyễn Bá Thế (1992), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, NXB Văn

hóa.

23. Trần Đình sử (2015), Cái cười tết của Tú Xương,

https://trandinhsu.wordpress.com/2015/01/10/cai-cuoi-tet-cua-tu-xuong/

24.Nguyễn Hữu Vĩnh (2012), Nghệ thuật chơi chữ trong thơ văn Tú Quỳ, Bài đăng trên Đặc san Văn nghệ Đại Lộc,

http://thinhdailoc.blogspot.com/2012/01/95-choi-chu-trong-tho-van-tu- quy.html

Một phần của tài liệu (Trang 68 - 73)