Các sắc thái trào phúng trong thơ Tú Xương

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 53)

5. Bố cục đề tài

2.1.2. Các sắc thái trào phúng trong thơ Tú Xương

Đây là mức độ thấp nhất của tiếng cười trào phúng trong thơ Tú Xương. Tiếng cười trào lộng nhẹ nhàng, hóm hỉnh, hồn nhiên, cười thoảng nhưng không phải là tiếng cười dễ dãi. Ai hiểu thì cười, ai không hiểu thì cũng không sao. Tiếng cười trào lộng của Tú Xương muôn màu muôn vẻ. Xã hội thực dân nửa phong kiến với tất cả sự lố lăng, đồi bại, biến chất, với những sự việc chướng tai gai mắt là nguồn đề tài phong phú để Tú Xương chửi đời và ghi lại được những nét đặc biệt của một thời đại đen tối.

Ngòi bút Tú Xương hướng đến mọi ngóc ngách trong xã hội, chỗ nào có cái xấu, cái trái là có điệu cười Tú Xương. Không chỉ cười trước thực trạng mất nước, cười cho sự tha hóa, méo mó của xã hội Việt Nam, Tú Xương quay sang phản ánh những hình ảnh của bọn thực dân. Đây là hình ảnh của một cô me Tây, chán chồng Pháp cô xoay đi ở chùa:

Rứt cái “mề đay” quẳng xuống sông Thôi thôi tôi cũng “mét xì” ông

(Cô Tây đi tu)

Hay đùa một cô gái hàng phố giả bộ đoan trang: Hẩu lố Khách đà năm bảy chú

Mét xì Tây cũng bốn năm ông (Phòng không)

Chất ý nhị trong hai bài thơ đã tạo nên một nụ cười nhẹ nhàng mà mang đậm chất hiện thực.

Tiếng cười của Tú Xương vẫn bàng bạc, loãng nhẹ, cười đó rồi buồn đó. Cuộc đời Tú Xương gặp phải nhiều cay đắng, nhưng nhà thơ trào phúng vẫn có lúc lạc quan. Cái buồn chỉ như cơn gió thoảng và chất trào phúng lại tràn ra:

Ngủ quách, sự đời thây đứa thức,

(Đêm hè)

Ông vẫn vui vẻ cười đùa những thứ bất đắc dĩ thấy được trong cuộc sống. Ông đùa một ông đàng điếm có tuổi, một con đĩ đực bệ vệ râu bạc tóc bông:

Lắng tai non nước nghe chừng nặng Chớp mắt trăm hoa giả cách nhèm.

Giả đui giả điếc, không quan tâm đến nước non mà chỉ vì ích lợi của bản thân. Âu đây cũng là bản chất của con người ích kỷ trong xã hội bất lương.Tú Xương cứ soi vào đó, cười lên cái sự thật tàn nhẫn, ngán ngẩm với đời.

Trước cuộc đời đen bạc, có lúc Tú Xương cũng nở được nụ cười thật hiền lành:

Ông đỗ khoa nao ở xứ nào? …

Mỗi năm một tết trung thu đến

Tôi gặp ông nhưng chẳng muốn chào

Nhà thơ cười một cỗ đồ chơi tết trung thu của trẻ em - ông tiến sĩ giấy mà nghĩ đến cái “hữu danh vô thực” của các tân khoa, thực chất cũng chỉ là tiến sĩ giấy bất tài, vô dụng. Buồn cho thực trạng trường quy lúc bấy giờ nhưng tiếng cười nghịch đùa vẫn bật ra, ở đây không có cái châm biếm sâu cay mà là một điệu cười hồn ngây góp vào ngày vui của thiếu niên đón đêm trăng tròn.

Cũng nằm trong mạch cười hồn nhiên, mát mẻ đó ông đã kể về câu chuyện bán thực phẩm thừa cho Tây:

Trồng ngô lại trồng đậu Cấy chiêm lại cấy mùa Ăn không hết thì bán Bán đã có Tây mua!

Hầu hết những bài thơ phú nói về thi cử của Tú Xương thường trùm lên một màu ảm đạm, cay đắng mà bức xúc. Nhưng bài Đi thi nói ngông đã thoát ra khỏi cái thông lệ đó:

Ông trông lên bảng thấy tên ông Ông tớp rượu vào, ông nói ngông Trên bảng năm mươi thầy cử đội Bốn kì mười bảy cái ưu thông

Xướng danh tên gọi trên mình tượng Ăn yến xem ra có thịt công

Cụ xứ có cô con gái đẹp

Lăm le xui bố cưới làm chồng.

Đây là lối thơ bông đùa của một thi sĩ ngông. Cái thói đa tình đã khiến ông nảy ra một tứ thơ ngộ nghĩnh, giàu sức tưởng tượng. Tú Xương đã tưởng tượng đến cảnh mình đỗ thủ khoa, được xướng danh hãnh diện, mở tiệc ăn mừng nên người đẹp say mê và rồi “lăm le xui bố cưới làm chồng”. Đọc xong câu kết, ta cảm thấy ngạc nhiên một cách thích thú, khoái trá. Có thể coi đây là tiếng cười giải thoát cá nhân ra khỏi hiện thực bẽ nàng, Tú Xương đã dành cho độc giả một nụ cười lạc quan đầy yêu mến.

Thơ trào lộng chủ yếu được Tú Xương sáng tác trong giai đoạn đầu đời. Lúc này chưa bất lực trước khoa cử, vừa đậu tú tài và đang quyết tâm khắc tên lên bia đá bảng vàng. Cuộc đời đang khá bình lặng nên nụ cười cũng rất “hiền lành”, hồn nhiên và đáng yêu. Về sau, cay cú trước hiện thực đất nước và hoàn cảnh bản thân, tiếng cười đã giảm dần sắc thái trào lộng.

Phê phán, đả kích, châm biếm

Thơ Tú Xương là bức tranh sinh động về xã hội thực dân nửa phong kiến với những nhân vật và hình ảnh hết sức mới mẻ. Đó là hình ảnh những ông Tây, bà Đầm nghênh ngang, lố bịch, ậm ọe nơi trường thi:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra

(Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu)

Tính chất uy nghiêm của một nền nho học thuở nào đã không còn nữa. Mụ Đầm lại ngang nhiên bước ra trong không khí tôn vinh của buổi lễ xướng danh. Nước mất nhà tan, sĩ khí tiêu điều, Tú Xương lắc đầu ngán ngẩm, phê phán thực trạng suy đồi của nền nho học (Than đạo học). Ông còn chế giễu những tầng lớp kéo nhau đi thi ở trường lớp mới mở của bọn thực dân (Đổi

thi). Ngòi bút đả kích của Tú Xương còn ghi lại những hình ảnh đó một cách

sâu sắc hơn ở bài Giễu người thi đỗ:

Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng

Vốn dĩ những nơi linh thiêng đàn bà không được tham gia ấy vậy mà Đầm Tây lại chễm chệ ngồi lên ghế để kén chọn nhân tài. Cảnh chướng mắt hơn là trong không khí long trọng đó, các ông cử tân khoa, các ông tú mền, tú kép sau khi lĩnh mũ áo vua ban lại sì sụp cúi rạp mình xuống mà lạy trước ông Tây, con mụ Đầm. Đó là nỗi nhục của cánh nho sĩ Bắc Hà lúc bấy giờ. “Ngoi” đối với “ngỏng”, “đít” đối với “đầu”, sử dụng từ ngữ bốp chát, Tú Xương cay đắng nói lên sự loạn lạc của trường quy, các chân giá trị bị đảo lộn, nhân dân đang bị bọn thực dân đè đầu cưỡi cổ. Nhà thơ bật ra một tiếng cười chua chát, phê phán cái thực trạng thối nát, mục rỗng của xã hội.

Đối tượng tiếp theo mà ngòi bút Tú Xương phê phán chính là quan lại phong kiến, chúng hiện lên với tất cả diện mạo xấu xa nhất. Quan đã trở thành một món hàng có giá định sẵn “Tri huyện lâu nay giá rẻ mà”, đó là những kẻ chạy chức chạy quyền, bất tài vô dụng, thể hiện trong các bài thơ: Khoa Canh

quan lớn,…

Không học mà sao cũng gọi đồ …

Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt Mũi nó gồ gồ, trán nó gô

(Giễu ông đồ Bốn ở phố hàng Sắt)

Tú Xương đã ghi lại những hình ảnh rất sinh động về quan lại đương thời - một lũ ngu dốt hám danh hám lợi “ông chỉ quen phê một chữ tiền”. Đồng tiền đã xâm nhập vào cuộc sống làm xói mòn đạo đức, hủy hoại, đảo lộn mọi giá trị. Thước đo của yêu, ghét, đúng, sai đều lấy đồng tiền làm chuẩn. Đồng tiền đã sản sinh ra một lớp người rất mới – lớp người suy thoái đạo đức mà những nhà nho chân chính đều rất ghét.

Ngòi bút phê phán của Tú Xương không giới hạn ở một bộ phận, một tầng lớp nào mà ông nhìn thấy cái xấu ở khắp mọi nơi, từ đó bật ra tiếng cười phê phán, châm biếm sâu cay. Ông lên án những người hành đạo mà lòng dạ xấu xa, hành vi bẩn thỉu: cảnh sư vụng trộm trong chùa, sư chứa của gian đến nỗi phải ở tù:

Quảng đại từ bi cũng ở tù Hay là sư cũng vụng đường tu? Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển Ý hẳn còn quên một phép phù?

(Sư ở tù) Sư cũng đam mê sắc dục, làm điều xằng bậy:

Thấp thoáng bên đèn lên bóng cậu, Thướt tha dưới án nguýt sư ông. Chị em thỏ thẻ đêm thanh vắng

(Ông sư và mấy ả lên đồng)

Xưa nay nhà sư là tầng lớp được mọi người kính trọng nhưng ở đây họ đã bộc lộ bản chất phàm tục, bôi nhọ danh dự nhà sư. Tú Xương đã châm biếm một số hình ảnh tiêu biểu, “con sâu làm rầu nồi canh”. Đó là con đẻ của chế độ xã hội thực dân nửa phong kiến.

Tóm lại, đứng trên quan điểm hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, khi nhìn thấy cái xấu xa, lố lăng, rởm đời trong xã hội buộc ông phải chửi. Giọng chửi của Tú Xương được Nguyễn Tuân cho là “tâm phật miệng xà”, nó đánh thẳng vào sự thối nát, đê tiện, giả dối của xã hội, phê phán, đả kích, châm biếm với mong muốn thức tỉnh mọi người, cải tạo xã hội.

Tiếng cười tung hê, phá phách

Hỏng thi lần này đế lần khác, Tú Xương trở nên cay cú, uất ức về cái trường quy tàn nhẫn. Hết than đến chửi, bực tức về chế độ khoa cử đương thời. Những đứa dốt đặc đang được xứng danh trúng tuyển “phụng cầu hiền” vua kêu. Người ta trơ tráo qua mặt mặc mũ áo, cờ biển nhà vua. Kết quả của từng cuộc thi là sự hoành hành của cái dốt. Những người tài hoa như Tú Xương không thể giấu nổi sự bất bình:

Cử nhân: cậu ấm Kỷ Tú tài: con đô Mỹ Ới thi ơi là thi Ới khỉ ơi là khỉ!

(Than sự thi)

Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương cười sằng sặc, vừa cười, vừa chửi, vừa thét gào, vừa mếu xung quanh cuộc đánh giá văn chương của một thời kỳ suy thoái . Ông chửi một cách quyết liệt, cay độc đồng thời cũng mỉa mai, phê phán sự bất công chốn trường quy. Nguyễn Tuân đã nhận xét về tiếng cười của Tú Xương “Tiếng cười như phá. Tiếng cười tung hê đi mâm rượu, tung hê

cả cái sự khen thưởng của triều đình. Trong lòng ngõ sâu, cả bọn chân tài say rượu ra về, rền lên tiếng cười ngặt nghẽo mà phẫn nộ, cái tiếng cười dấy loạn của Tú Xương” [19, tr.316]. “Than sự thi , đến thế là đã hết cả chữ, ráo hết cả mực và cạn nghĩa chữ rồi” [19, tr.324].

Bi kịch cuộc đời Tú Xương là bi kịch thi cử, dù đã làm đủ mọi cách, đổi tên đủ kiểu nhưng vẫn hoàn hỏng thi:

“Tế” đổi làm “Cao”, mà chó thế “Kiện” trông ra “tiệp” hỡi trời ơi.

Uất ức đến nỗi Tú Xương đã đem “trời” đối với “chó”, để rồi cụ Tam Nguyên Yên Đổ cũng phải kêu lên rằng: “Rằng hay thì thật là hay – Giời đem đối chó lão này không ưa!”

Cùng sáng tác văn chương trào phúng trong giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX thế nhưng lối trào phúng của Tú Xương và Nguyễn Khuyến rất khác nhau. Nguyễn Khuyến châm biếm nhẹ nhàng, lồng vào sự khuyên răn để tạo sự thay đổi còn Tú Xương phê phán một cách quyết liệt, lối chửi thâm độc, hằn học, bốp chát. Tiếng cười tung hê là một sắc thái điển hình trong hệ thống tác phẩm Tú Xương. Ông lột trần mọi xấu xa của thời đại để mà chửi, chửi thẳng thừng:

Sơ khảo trường Nam bác cử Nhu Thực ra vừa dốt lại vừa ngu.

Văn chương nào phải là đơn thuốc Chớ có khuyên xằng chết bỏ bu

Cũng nói về những mặt trái đang tồn tại trong xã hội nhưng tác phẩm Tú Quỳ không cay cú đến mức tung hê. Lối văn Tú Quỳ vẫn hay châm chọc, đụng chạm đến nhiều người nhưng thường dùng hình ảnh ẩn dụ, vịnh hết con vật, đồ vật, cây cối để nói về bản chất của một lớp người mà không chĩa súng thẳng thừng, chửi rủa mạnh mẽ như Tú Xương.

Không những bóc mẽ người khác, Tú Xương không ngần ngại tự thoái mạ, sỉ vả bản thân mình:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

(Thương vợ)

Tiếng cười trong thơ Tú Xương là tiếng cười sâu cay, thâm độc; đến với thơ Tú Xương nó mới bộc lộ được hết cung bậc của mình. Khi thì nhẹ nhàng, hóm hỉnh; khi thì phê phán, đả kích, châm biếm sâu xa; khi thì cay cú, độc địa như muốn lật đổ cả xã hội rởm đời, đồi bại đang tồn tại trên đất nước ta.

Tự trào, nỗi buồn nhân tình thế thái

Trong thơ Tú Xương ta bắt gặp một mảng văn chương trào lộng mà nhân vật trữ tình ở đây chính là tác giả. Nhân vật ấy tự nói về mình rất khác lạ, tự bôi đen làm cho nhân vật xấu đi: Tự cười mình, Tự đắc, Tự vị, Tự trào, Hỏi ông trời, … tác giả tự đưa mình ra mà chế, mà giễu, mà bôi:

Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành, Mắt thời thao láo, mặt thời xanh. Vuốt râu nịnh bợ, con bu nó, Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh. Bài bạc, kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè, trai gái đủ tam khoanh. Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi, Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành.

(Tự cười mình 1)

Ông làm cho bản thân mình xấu xí “toàn diện”, lôi toàn bộ những xấu xa, dốt nát của bản thân ra để cợt nhả:

Có một thầy,

Chữ hay chữ lỏng. … Sách vở mập mờ, Văn chương lóng ngóng. (Phú hỏng thi) Hay: Rõ thực văn hay mà chữ dốt

Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy

(Buồn thi hỏng)

Ông tự giễu mình là một con người vô tích sự, cái sự thi cử gập ghềnh, bằng tú tài của ông thuộc loại dở dở dang dang: tú tài không được thi hội cử nhân mới được thi, tú tài không được bổ quan cử nhân mới được bổ. Đậu tú tài muốn thi đậu cử nhân phải đợi đến 3 năm sau mới được thi lại. Đi thi từ thuở 15 đến hết cuộc đời, chẳng làm nên nổi một trò trống gì:

Ngồi đấy chả hơn gì chú Cuội, Nói ra thì thẹn với ông Tơ.

(Ta chẳng ra chi)

Cây bút trào phúng Tú Xương không chỉ cười lên mọi mặt xấu của xã hội mà ông tự cười mình cũng rất hay, rất đặc sắc, “giọng điệu tự trào, tự vịnh đầy bản ngã” [19, tr.354]. Khác với các nhà nho đương thời như Nguyễn Khuyến, “Kiểu tự trào “ngôn chí” của Nguyễn Khuyến có sự khẳng định bản ngã, nhưng đó vẫn là sự khẳng định của một nhà nho theo những chuẩn mực đạo đức nhà nho. Vì vậy mà tựu trung, kiểu tự trào của Nguyễn Khuyến vẫn mang tính chất giáo hóa, phi ngã hóa, chưa thoát khỏi quy phạm của văn chương nhà nho” [19, tr.355]. Còn Tú Xương với bản chất ngông nghênh, không chịu vào khuôn khổ nhà nho “văn chương ngoại hạn quan không chấm”, ông đã tự hạ mình xuống và tạo được tiếng cười riêng cho mình. Đoàn Hồng Nguyên gọi đó là tiếng cười “phi ngôn chí”.

Tú Xương luôn cảm thấy mình bất lực, bất lực với bản thân, bất lực với gia đình, bất lực trước thời cuộc. Là một con người giàu lòng yêu nước, đứng trước thực trạng thối nát ông không thể giúp được gì, với tư cách là một công dân, một nhà thơ ông đã dùng ngòi bút của mình tự cười nhạo. Tiếng cười của ông không chỉ cười cợt bản thân mà còn mang tính chất xã hội, tiêu biểu cho một lớp người trong xã hôi lúc bấy giờ.“Ông chế giễu cái dốt nát, nhếch nhác thảm hại của nhà nho phong kiến, chế giễu tính chất ăn bám của đức ông chồng trong chế độ gia trưởng phong kiến, chế giễu sự hèn kém của một kẻ sĩ trong tư cách công dân của một đất nước nô lệ” [19, tr.358].

Bên cạnh tự cười mình có khi Tú Xương cũng tự khẳng định mình: Tự đắc, Ngón chầu, Phú thầy đồ, Văn tế sống vợ, Thói đời,… hiện lên là một Tú

Xương phong lưu, tài hoa:

Kìa thơ tri kỉ đàn anh nhất

Nọ khách phong lưu bậc nhất nhì Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế, Giang hồ cho biết bạn tương tri.

(Tự đắc)

Như vậy, ở kiểu tự trào có khi tiếng cười hơi coi thường, hạ thấp bản thân, tự cho mình là kém cỏi, thì có khi nhân vật cũng tự đắc, tự phô mình trên mọi góc cạnh. Ông tự cười mình nhưng cũng là cười lên cái thời cuộc lúc

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)