Đối tượng trào phúng trong thơ văn Tú Quỳ

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 59)

5. Bố cục đề tài

2.2.1.Đối tượng trào phúng trong thơ văn Tú Quỳ

Sự vật, đồ vật, loài vật

Thế giới trào phúng trong thơ Tú Quỳ đa dạng về điệu cười, phong phú về đối tượng. Ngòi bút tài hoa đã hướng đến đầy đủ mọi sự vật, đồ vật, loài vật trong cuộc sống. “Có vịnh CON BÒ thì có vịnh CON TRÂU. Có vịnh CON TÔM thì có vịnh CON CÁ. Có vịnh CON CHÓ thì có vịnh CON MÈO. Có vịnh NƯỚC LỤT thì có vịnh MƯA GIÔNG. Có vịnh CÂY TRE thì có vịnh CÂY VÔNG,…” [8, tr.31]. Mỗi đối tượng mang những đặc trưng riêng, phản ánh được những thứ gần gũi, quen thuộc của cuộc sống hằng ngày. Trong lúc làng thơ Việt Nam đang râm ran với những vấn đề lớn của dân tộc, của đấng mày râu quân tử thời loạn, của người phụ nữ chinh phu,… thì Tú Quỳ đã tinh tế chọn những đối tượng khá gần gũi với cuộc sống của người nông dân. Đó là những công cụ nông nghiệp, những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng thời tiết, mùa màng của người dân. Thế giới thơ Tú Qùy giản dị nhưng đầy sức hút. Đã hơn 100 năm trôi qua, thơ Tú Quỳ vẫn còn mãi trong lòng người dân xứ Quảng nói riêng và nhân dân miền Trung nói chung.

Sinh ra và lớn lên ở xứ Đại Lộc thuần nông, cây lúa củ khoai đã gắn bó với Tú Quỳ từ nhỏ. Không tìm kiếm những thứ cao xa, với biệt tài trào phúng của mình, Tú Quỳ đã vận dụng những đối tượng khá gần gũi: Cồn con, Gành

Móm, Tháp Hời, Ruộng canh thiu, Cây đa thần, Con tôm, Con cóc, Cá khô,…

Một mặt phản ánh được bức tranh cuộc sống của nhân dân. Mặt khác, ông làm thơ không đơn thuần để cứu rỗi tâm hồn mà xen vào đó là một điệu cười khá kín đáo. Với lối thơ giàu hình ảnh cùng với các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa,... Tú Quỳ đã bộc lộ được cách nhìn thời cuộc, tâm trạng của mình trước những vấn đề nóng hổi của cuộc sống.

Có thể thấy, những bài viết về đề tài con vật chiếm số lượng lớn hơn cả. Mỗi bài mang một cách nói khá ý nhị, miêu tả sinh động hình ảnh của vật nuôi:

Mài sừng cho lắm cũng là trâu, Gẫm lại mà coi chỉ cứng đầu! Trong bụng lem nhem ba lá sách. Ngoài cằm lém đém một chòm râu

(Trâu già)

Hay viết về con mèo ông có những vần thơ rất dí dỏm: Huênh hoang chi lắm hỡi mèo ơi,

Mình lại khen mình cũng thế thôi. Ra sức lao ngao qua lỗ miệng,

Khéo khoe lượt thượt ngoảnh sau đuôi. Quào phên đảo mắt đà không xuể, Ỉa bếp quen thân chẳng hổ ngươi, Dọa chuột tưởng rằng ta giỏi lắm Một mai chó dí chạy cong đuôi.

(Con mèo)

Bên cạnh đó, sự vật, đồ vật cũng được Tú Quỳ chú ý với số lượng tác phẩm khá đông đảo: Cồn con, Gành Móm, Tháp Hời, Chuồng bồ câu, Vịnh đồng hồ con cu, Cái ấy, Hộp quẹt, Xe nước, Trái mít,… Đề tài thơ Tú Quỳ

không rộng, chỉ quanh quẩn xung quanh cuộc sống hằng ngày nhưng nói được những vấn đề nhức nhối của xã hội đương thời. Mỗi bài thơ xuất phát trong những hoàn cảnh khác nhau. Bài Cồn con được sáng tác lúc ông đi thăm bạn, tức cảnh sinh tình ông đã để lại nơi đây mấy vần thơ:

Hầm đúc âm dương chẳng lẽ không? Sinh ra cồn nọ giữa dòng sông

Cỏ phơi tóc yếu mây che đậy, Đá lố xương non sóng ẵm bồng. Thạch Bích nương cha ngàn thuở ấm, Nhũ Sơn nhờ mẹ mấy năm công. Xa gần muốn hỏi ra tông tổ, Rằng có Bãi Bà, có Thác Ôn.

Cá khô được sáng tác lúc ông đang ăn bữa cơm “tống biệt”, hay bài Dế

Dũi ra đời nhân lúc cụ Hường thử tài trong buổi diện kiến. Không ngần ngại Tú Quỳ đã ứng khẩu tại chỗ bài thơ này:

Kiến chẳng kiến voi chẳng voi, Trời sinh dế dũi cũng choi choi. Ngắn cánh lên trời e ít sức, Co tay vạch đất cũng khoe tài Mưa to nước lớn lên cao ở, Lửa đỏ dầu sôi nhảy tới chơi. Quân tử có thương xin chớ phụ, Lăng xăng bay nhảy để mà coi!

Bất cứ lúc nào, nhìn thấy sự vật gì, trong một tích tắc, Tú Quỳ cũng có thể sản sinh ra những bài thơ độc đáo. Có khi đó là do ý thức tự thân, có khi là do nhiều người nghe nói tài năng ứng khẩu thơ của ông nên có ý thử tài. Và họ đã phải thán phục trước lối thơ hóm hỉnh, tài tình của bậc danh sỹ. Với những đối tượng hết sức bình thường, không lớn lao cao cả, không đao to búa lớn, Tú Quỳ đã vận dụng thi pháp thơ ca trung đại “vịnh vật ngụ tình” nhẹ nhàng phê phán, thể hiện sự bất bình trước thời cuộc. Qua đó, thể hiện tài năng tinh anh của một nhà thơ, một nhà cách mạng.

Nhân vật, sự kiện

về nhân vật, sự kiện lại thấp hơn nhiều. Các sự kiện được nhắc đến trong thơ Tú Quỳ thường là những việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày mà ông đã được chứng kiến: Mưa giông, Nước lụt, Trả lễ thần làng, Tranh giành lí trưởng, Đi mượn bàn cờ, Bỡn cô thuốc bắc,… Nhưng đằng sau đó là cả một

tiếng nói châm chọc, bỡn ghẹo. Thơ Tú Quỳ thường chọn đối tượng gần gũi, không có nhiều sự kiện nổi bật, nhưng lại mang ý vị chua cay. Như ở bài

Nước lụt không chỉ miêu tả cảnh lụt trên quê hương tác giả, mà ông còn ám

chỉ thời cuộc. Năm 1885, trong lúc Pháp tấn công triều đình Huế, vua hàm Nghi phải chạy trốn ra Tân Sở, Tú Quỳ đã sáng tác bài này:

Mưa từng chặp gió từng hồi Bốn mặt con sông nước khỏa rồi! Lũ kiến bất tài tha trứng chạy Chòm rong vô dụng kết bè trôi. Chít chiu rừng rậm chim kêu tổ,

Lổm ngổm giường cao chó nhảy ngồi! Nỡ để dân đen rày đói lạnh

Nào ông Hạ Võ ở đâu ôi!

Chỉ tả một trận lụt nhưng ngòi bút ông đã chĩa thẳng đến thực trạng của triều đình Huế:

Lũ kiến bất tài tha trứng chạy Chòm rong vô dụng kết bè trôi

Tú Quỳ và Tú Xương là hai nhà thơ có tình yêu nước bao la, nhưng cách thể hiện của họ lại rất khác nhau. Tú Xương đau xót vận nước đen tối, dân tình khốn khổ vì cách cai trị tàn bạo, sự thay đổi của cả đất nước mà than:

Sông kia rày đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai Đêm nghe tiếng ếch bên tai

(Sông lấp)

Giãi bày tâm sự xót xa vì cảnh “thương hải biến vi tang điền”, Tú Xương đã có những tiếng nấc nghẹn ngào.

Trái lại, Tú Quỳ thẳng thừng đi ngay vào phê phán nguồn gốc làm cho nước mất nhà tan và quy trách nhiệm cho đấng quân vương hèn nhát, qua mấy lần ký hòa ước với pháp, khiến cho Tú Quỳ đánh giá vua chẳng khác thằng hát bội, mà lại là hát bội loại dở nhất:

Rồng cọp ra tuồng chẳng thấy voi, Hát thì hay thướng lại coi mòi, Hãy còn sắm trẫm chưa ra rạp Hiệu ó truyền quân trước giục còi. Kép nhất e khi khuyên lộn thẻ, Chầu ba mặc sức điểm luôn roi! Bá quan văn võ đều người cũ Chủ định đô rồi hiếm bạc thoi!

(Hát bội)

Tuy nhiên, nhiều lúc Tú Xương cũng nói đến những sự kiện lặt vặt trong cuộc sống như đi mượn bàn cờ, theo yêu cầu thách đố ông đã sáng tác bài thơ với ý chòng ghẹo hai cô con gái của cụ Tú Cả:

Đi mượn bàn cờ, mượn cả con Cuộc vui mà có cuộc vuông tròn Đôi bên hai tám đều nguyên vẹn Của để mà chơi chớ sợ mòn

Với tài thông minh đối đáp thi phú, trong bất kì sự kiện, hoàn cảnh nào Tú Qùy cũng có thể ứng khẩu thành thơ. Vào những năm cuối thế kỷ XIX, đất nước bị xâm lược, ngòi bút văn sỹ thường hướng đến những vấn đề lịch sử nóng bỏng của dân tộc thì Tú Quỳ vẫn điềm tĩnh đứng ngoài vòng danh lợi để

nhìn thấu tình cảnh, rồi bật ra một tiếng cười đầy mỉa mai, châm biếm.

Nhân vật, ở mảng thơ Tú Quỳ sáng tác không nhiều: Ông Táo, Sư Nữ (I),

Sư Nữ (II), Người kéo xe, Bà khách xáng; và tập trung chủ yếu ở mảng văn tế: Văn tế phù thủy, Văn tế Lý trưởng, Văn tế Bá Bảy, Văn tế Lão Cướng, Văn tế Cửu Kiến, Văn tế chó săn, văn tế tằm thua,… Nguyên nhân chủ yếu của vấn

đề này là do trong vùng ông nổi tiếng là người thơ hay chữ giỏi, nhiều người đến xin ông câu đối về thờ; người lại xin ông làm văn tế để về tế chồng,… Vì thế, văn tế của Tú Quỳ hướng đến tất cả mọi loại người trong xã hội. Điều đáng chú ý là văn tế Tú Quỳ rất đặc biệt. Ông đã sử dụng một loạt từ ngữ nghề nghiệp của đối tượng đã khuất để khóc thương cho số phận của họ:

Não nùng thay chút phận rủi ro, như tan mất lưỡi cày cực trăm ngàn nỗi! Gang chẳng đập nhồi mà nát, thương là thương tác xuân xanh đang bén tợ gươm trường,

Sắt nào trau giữa cho trơn, xót là xót cảnh phận bạc đành vùi theo thép nguội!

Đây là 3 câu được trích trong bài Văn tế thợ rèn, ta thấy chỉ một phần

nhỏ của bài văn tế anh thợ rèn nhưng ở đây đã hội tụ biết bao nhiêu dụng cụ gắn với nghề nghiệp rèn sắt: lưỡi cày, gang, đập nhồi, sắt, thép nguội,…Quả là một cây bút tài tình mới có thể am hiểu sâu sắc nghề nghiệp của từng đối tượng để viết được bài văn tế như vậy. Có thể nói văn tế là sở trường của Tú Quỳ, bài Văn tế Lão Cướng không chỉ là tiếng khóc người chết mà qua đó còn thể hiện hoàn cảnh của những người bình dân nghèo kiết xác: “…Thương là thương vừa khâm vừa nện, vừa ràng vừa gói, vừa néo vừa day, khắn khắn bỏ vô hòm mà nhốt…”

Khi viết văn tế cho từng tầng lớp, Tú Quỳ đã có chủ ý dùng ngôn ngữ của chính họ. Ở đây, tác giả đã sử dụng một loạt những từ ngữ thông dụng của người bình dân để khâm liệm người chết: Khâm, nện, ràng, gói, néo, day.

Tú Quỳ thực sự đã hòa mình vào nhân dân, tiếng nói thơ văn ông dù hướng đến đối tượng nào chung quy lại đó vẫn là tấm lòng của ông đối với dân với nước – một tấm lòng luôn hướng về nhân dân.

Một phần của tài liệu (Trang 53 - 59)