0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Các sắc thái trào phúng trong thơ văn Tú Qùy

Một phần của tài liệu (Trang 59 -68 )

5. Bố cục đề tài

2.2.2. Các sắc thái trào phúng trong thơ văn Tú Qùy

Trào lộng đậm chất Quảng Nam

Sinh ra và lớn lên trên miền đất xứ Quảng, cách nói cách cảm của người dân nơi đây đã thấm nhuần vào máu thịt của nhà thơ. Tú Quỳ đã vận dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân một cách tài tình, ngôn ngữ xứ Quảng đã đi vào văn thơ một cách rất tự nhiên. Vì vậy muốn hiểu thơ văn Tú Quỳ trước hết phải hiểu ngôn ngữ Quảng Nam. Với cách phát âm và từ địa phương đặc trưng, khu biệt với nhiều vùng miền trên đất nước ta, không hiểu tiếng Quảng sẽ rất khó khăn trong việc tìm hiểu thơ văn Tú Quỳ.

Như chúng ta đã biết, Tú Quỳ là một cây bút trào phúng đặc sắc và có phong cách riêng không thể trộn lẫn. Lâu nay ta chỉ biết đến các nhà trào phúng miền Bắc và miền Nam như Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nhiêu Tâm, Học Lạc,… mà ít biết đến các nhà thơ trào phúng miền Trung. Đi sâu vào tìm hiểu chất trào phúng thơ Tú Quỳ ta nhận thấy ở đó một điệu trào phúng đặc Quảng, không chỉ là vận dụng ngôn ngữ xứ Quảng mà Tú Quỳ còn đưa được cách nói châm chọc của Quảng Nam vào thơ.

Ngay từ đầu bài vịnh Con tôm, Tú Quỳ đã thể hiện một thái độ mỉa mai, châm biếm rất sắc sảo:

Loài ở dưới bùn cũng có râu, Ngo ngoe nỏ biết mốc chi đâu

Trong thi pháp thơ Trung đại, bộ râu thường ẩn dụ sự dũng mãnh của các vị tướng, các bậc anh hùng dẹp loạn “râu hùm hàm én mày ngài” (Nguyễn Du), thì ở đây, cũng vận dụng thi pháp đó, Tú Quỳ đã dùng hình ảnh râu để gán cho những con vật nhỏ bé dưới bùn. Trong cái thời buổi Pháp đang củng

cố chế độ cai trị trên đất nước ta, nhiều kẻ “anh hùng hão” đã luồn cúi, nịnh bợ để được chức tước bổng lộc mà quên đi tính mạng của đất nước, nhân dân. Vì thế, Tú Quỳ đã buông ra một giọng đầy tức tối “Có biết mốc chi đâu”. Cách chửi “rặt” Quảng, chỉ nghe hơi thơ ta đã biết giọng Quảng không thể trộn lẫn vào đâu được. Đã thế, không dừng lại ở việc thể hiện thái độ của mình, ông còn đi sâu miêu tả tính cách của bọn nịnh thần bán nước:

Cong lưng ỷ có tài đâm búng, Lố mắt khôn dò lạch cạn sâu.

Nghĩ mình cũng “có râu” oai hùm như ai, cũng có tài vần binh chuyển thế, nắm bắt thời cuộc nhưng thực chất chỉ là:

Bến cạn giỡn rồng râu chổng ngược Chài sâu cất tiếng cứt lộn đầu

Qua việc sử dụng phương ngữ: Nỏ biết mốc chi, đâm búng, lố mắt, nhủi, tát câu,… hình ảnh bọn tham quan ngu dốt, ăn dơ, ỷ thế,… được miêu tả một cách chân thực. Với lối thơ ngang tàng, Tú Quỳ đã mượn hình ảnh con tôm phơi bày rõ bộ mặt hám lợi hám danh của một bộ phận quan thần lúc bấy giờ. Có lẽ ta không thể tìm đâu ra một cách chửi thâm thúy như thế, chỉ là một bài thơ vịnh con tôm nhưng đã phơi bày được thực trạng đất nước và thể hiện thái độ của mình đối với thời cuộc. Lòng yêu quê hương, đất nước thấm vào tim gan, giọng cười điệu nói nơi chôn rau cắt rốn đã thấm vào huyết quản, tiếng cười trào phúng Tú Quỳ mang đậm sắc thái địa phương, mỉa mai nhưng cũng đầy chua chát.

Hệ thống tác phẩm Tú Quỳ mang tính chất hiện thực trào phúng, người đọc cảm nhận được chất độc đáo trong văn phong, văn khí của ông. Nó có khả năng thẩm thấu, thuyết phục người đọc không chỉ bởi tài năng nghệ thuật độc đáo mà còn bởi tấm lòng nặng tình với nước non. Sở dĩ, chỉ là những bài văn truyền khẩu nhưng hơn 100 năm sau người ta vẫn nhớ, vẫn thuộc thơ ông

là bởi tính chất gần gũi. Người dân xứ Quảng thấy ở đó một điệu cười khá độc đáo, mới mẻ và với sử dụng cách nói hằng ngày của nhân dân nên rất dễ nhớ dễ thuộc, mới được gìn giữ và lưu truyền cho đến ngày nay.

Ta thử đọc bài thơ Trả lễ thần làng, có lẽ không thể tìm đâu ra một bài thơ độc đáo đến vậy, tiếng Quảng đi vào thơ tạo ra một tiếng cười trào phúng đặc sắc:

“Ông Thần, Thần Làng Tú tài, Tú tài nhà nước Quyền tước ngang nhau

Vợ Quỳ đau nên Quỳ phải dái

Quỳ có con gà mái, Quỳ thấy Quỳ thương Quỳ đứng Quỳ nhương…”

Quỳ dâng hai trứng!...dái!dái!dái!

Bài thơ được sáng tác trong lúc Tú Quỳ đi trả lễ thần làng vì đã phù hộ cho vợ ông khỏi bệnh. Ông không tin vào thần thánh nhưng do vợ bệnh nặng, con cháu năn nỉ nên ông đã đi xin lễ thần làng. Ít hôm sau vợ ông khỏi ông đành miễn cưỡng trả lễ, nhưng vẫn nghĩ do bà uống đúng thuốc nên mới khỏi bệnh. Lễ của ông chỉ vọn vẹn một cặp đèn sáp nhỏ, bó nhang và nắm tiền giấy bạc, kèm theo hai quả trứng gà luộc lận ở thắt lưng. Vì nhà chỉ có một con gà mái đang đẻ trứng nên ông không nỡ giết nó để dâng thần nên ông chỉ sắm lễ đơn giản rồi vái như trên. Nhưng ở đây có một điều đặc biệt ở cái chất giọng Quảng, thường thì phát âm phụ âm “V” thành “D”, vì thế từ “vái” trong vái lạy được ông phát âm thành từ “dái”. Điệp từ “dái!dái!dái” làm người nghe bật cười.

Tú Quỳ luôn nhất quán trong bút pháp của mình, ông đã sử dụng vốn thổ ngữ, phương ngữ như một nhà ngôn ngữ học: mi, trốt, cóc mốc xì (Hớt tóc), cột xoi kèo trổ, bớn tớn (Cây vông), bộn, răng rứa hử (Đồng hồ con cu), đớp,

khảy (Trâu già), láng như nghè (Người kéo xe ngồi xe kéo),…

Tú Quỳ sử dụng những tứ thơ rất gần gũi, không có gì mới mẻ, đặc biệt. “Nghĩa là trên phương diện thể tài thì thơ Tú Quỳ cũng không có gì vượt bậc. Nhưng cái đáng nói ở đây là ông biết khai thác một cách tài tình tính chất địa phương, vùng miền để tạo ra cái dư vị thổ ngơi không lẫn của mình. Ông biết tận dụng đặc sản và thổ ngữ để tạo nét riêng” [14].

Không phải dĩ nhiên mà Tú Quỳ được người ta gọi là bậc danh sỹ Quảng Nam. Bởi một phần lí do là chính ông đã đưa ngôn ngữ địa phương vào thơ mà không làm mất đi tính nghệ thuật của tác phẩm. Mặt khác, lại lột tả được đặc thù riêng tạo nên một phong cách khác biệt trên văn đàn, làm cho ngôn ngữ thơ văn thêm phần phong phú.

Sự châm biếm sắc sảo, tinh quái

Tú Quỳ là một người chính trực, ngoan cường. Đứng trước thực trạng vua quan bù nhìn, cường hào ác bá bán nước cầu vinh, lòng uất hận nhưng chẳng làm được gì ông đành dùng cây bút của mình để chiến đấu. Tú Quỳ kính phục những người xả thân vì nghĩa lớn, cụ thể là những người trong Nghĩa hội Quảng Nam. Tuy nhiên trong số đó có những kẻ lợi dụng danh tiếng của Nghĩa hội để đàn áp, sách nhiễu nhân dân, một số khác lại cực đoan trong hành động. Đồng cảm với nỗi khổ của nhân dân, Tú Quỳ đã cương quyết phản đối. “Tú Quỳ viết bài vè “Đánh đạo”, sau những trận đánh đạo bị thất bại... Tú Quỳ phản đối những thành viên tiêu cực, cơ hội, thiếu đạo đức cá nhân, không thực sự trung thành với Nghĩa Hội một cách thẳng thừng chứ ông không chống phong trào Nghĩa Hội” [8, tr.109]. Ông bị những phần tử trong Nghĩa Hội vu khống là phản tặc và bắt lên Trung Lộc để xử tử. Nhưng với trí thông minh sắc sảo cùng con mắt tinh đời cụ Hường đã nhìn thấy ở Tú Quỳ một thiên tài. Tú Quỳ tuy có hơi ”nghịch nhĩ” nhưng “trung ngôn”. Ông được cụ Hường tha bổng và mời về tham gia phong trào nhưng ông đã từ

chối.

Quay lại bài vè Đánh đạo với lối thơ châm biếm sắc sảo, Tú Quỳ đã

miêu tả bức tranh đánh đạo thật sinh động. Ông không đả kích riêng một cá nhân, tổ chức nào mà hướng tới đối tượng rất rộng: bọn sâu mọt, cường hào ác bá lợi dụng cơ hội cướp bóc tràn lan, trả thù riêng, thực hiện chủ trương “Bình Tây Sát Tả”, phá làng đạo giết giáo dân, gây xung đột lương giáo,…

Ta thay chiến lược,/ Cố chạy cho mau/ Tướng nhỏ chạy sau,/ Tướng to chạy trước,/ Tưởng là đánh được,/ Bắt chúa Du – Di,/ Nhà phước đá đi,/ Nhà chung quét sạch,/ Nào hay lạch bạch,/ Non một tháng trời,/ Đạo ví chạy cời/ Thất kinh trốn mất./ Tướng chi lấc xấc,/ Tướng nghé tướng trâu,/ Phú Nhuận tướng râu,/ Phước Yên tướng lé./ Nói càng thêm tệ/ Xấu cũng xấu chung,/ Nam Phước tướng khùng,/ Chết mà phỏng lửa./ Còn hai tướng nữa,/ Bàn lãnh Phú Bông./ Tướng bị dập tròng,/ Tướng mang lỗ óc/ Ngồi voi phách đóc,/ Tướng khỏng Mã Châu,…

Tính sao cho hết những nhược điểm yếu kém của Nghĩa hội. Bên cạnh những thành viên nghiêm túc thì cũng không ít thành viên thiếu nhân cách. Nhìn thấy rõ những nhược điểm đó, có nhiều người không tiện nói ra để tránh mang họa vào thân. Nhưng với tính cách thẳng thắn, trung trực Tú Quỳ đã nói lên sự thật, châm biếm tất cả những mặt trái trong nghĩa quân. Và cuối cùng Nguyễn Duy Hiệu cũng thấy được thực chất tình hình Nghĩa hội lúc bấy giờ và tha bổng cho Tú Quỳ.

Trong buổi diện kiến cụ Hường có một điềm lạ là lúc cụ đặt bút lên phê bảng cáo trạng Tú Quỳ thì có ba con dế dũi từ đâu bay đến ba lần bấu chặt ngòi bút của cụ. Nhân đấy cụ bảo Tú Quỳ thử vịnh dế dũi. Tú Quỳ ứng khẩu ngay:

Kiến chẳng phải kiến voi chẳng voi, Trời sinh dế dũi cũng choi choi.

Cánh ngắn lên trời e ít sức, Co tay vạch đất cũng khoe tài Mưa to nước lớn lên cao ở, Lửa đỏ dầu sôi nhảy tới chơi. Quân tử có thương xin chớ phụ, Lăng xăng bay nhảy để mà coi!

Khi cái chết kề cổ, khẩu khí trào phúng của Tú Quỳ vẫn ngang tàng, vẫn châm chọc.

Thơ văn Tú Quỳ mang tính chiến đấu sâu sắc. Bài Vịnh hát bội Quảng Nam nhằm đả kích Nguyễn Thân – một viên quan đã chạy theo tiếng gọi của

đồng tiền danh lợi trở thành cộng tác đắc lực của thực dân. Các bài vịnh Con

tôm, Con muỗi, Con mèo, Ông táo,Cây tre… đã vạch ra tính chất bù nhìn,

phản dân hại nước của các vua quan. Không chỉ ở triều đình mà các cường hào ở làng xã cũng bị Tú Quỳ nhìn thấu bản chất : Văn tế lý trưởng, Văn tế chánh Năm, Tranh giành lí trưởng,… Tú Quỳ còn châm biếm các hủ tục, mê

tín dị đoan: Phú ông mốc, Cây đa thần,Văn tế phù thủy… Tú Quỳ đã sáng tác khá nhiều thơ, văn tế, câu đối châm biếm những thói hư tật xấu của mọi lớp người trong xã hội. Ngòi bút Tú Quỳ như lưỡi dao sắc nhọn chọc đúng phần đen tối mà mọi thế lực ác bá đang cố giấu giếm. “Đứng trên lập trường của người dân yêu nước, ngọn roi trào phúng của ông quất đích đáng vào bọn người cam tâm bán rẻ danh tiết, ra đầu hàng và cộng tác với giặc, trở thành những tay sai đắc lực cho chúng [8, tr.278].

Với biệt tài ứng tác trào phúng tinh nhạy, Tú quỳ đã thể hiện được phẩm chất của một con người trung trực, không thể làm ngơ trước những quái gở, sai trái của xã hội đương thời.

Tiếng cười đau xót, chua cay

Ông hiểu và đồng cảm với những khó khăn, đau khổ, mất mát của người dân nghèo chốn làng xã dưới sự bóc lột của bọn cường hào, lý dịch. Tú Quỳ có con mắt tinh đời, nhìn rõ được những sai trái, xấu xa trong cuộc sống, đặc biệt là nhược điểm của phong trào Nghĩa hội. Việc làm tắc trách của quan lại đã khiến nhân dân cực khổ, lầm than, tấm lòng nhân đạo đã bật ra một tiếng cười đau xót, thương cảm “cười ra nước mắt”. Ở bài vịnh Nước lụt, không chỉ đơn thuần nói đến cảnh lụt lội của mùa mưa dầm tháng 10 mà nhà thơ họ Huỳnh còn muốn ám chỉ thời cuộc nhố nhăng, giữa lúc nước sôi lửa bỏng, vua quan tìm đường chạy trốn bỏ lại nhân dân chịu nạn. Ông đã ghi lại một bức tranh chạy “lụt” thật sinh động, mỉa mai “lũ kiến bất tài”. Qua đó, thể hiện nỗi niềm lo lắng của nhà thơ khi thấy cảnh “Chíu chít rừng rậm chim kêu tổ” và bộc lộ lòng xót thương, trách cứ sao nỡ bỏ nhân dân bơ vơ trong đói lạnh? Để rồi nhà thơ phải kêu lên một tiếng “Nào ông Hạ Võ ở đâu ôi!”. Một lời kêu đầy thảm thiết kêu gọi người tài đứng lên giúp nước. Mạch thơ trào phúng chuyển dần từ sự mỉa mai sang đau xót, một điệu cười méo xệch trước thời cuộc lúc bấy giờ.

Nghệ thuật trào phúng Tú Quỳ mở ra một thế giới bao la, ông không chỉ cho chúng ta thấy rõ bức tranh xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX mà qua đó còn thấy được tấm lòng yêu nước thương dân của một nghĩa sỹ. Bên trong cái nhếch mép đầy khinh bỉ dành cho kẻ bù nhìn, bọn bán nước là một tấm lòng đau đáu, hướng về nhân dân. Ở bài vè Đánh đạo, ngòi bút Tú Quỳ đã

vạch trần những việc làm sai trái của những phần tử trong Nghĩa Hội. Được thành lập một cách gấp rút, không được lựa chọn kỹ càng nên không thể tránh khỏi những nhược điểm, yếu kém. Hành động của những cán sự dưới trướng cụ Hường ngày càng gây ra những ác cảm cho nhân dân. Đặc biệt là vụ tàn sát đạo không “chọn lọc”, “giết nhầm còn hơn bỏ sót” khiến nhiều người chết oan uổng:

Những tướng xù xì/ Làm sao kể xiết!/ Trời sao ở nghiệt/ Bẻ lá không ngằn/ Mấy ông có vằn/ Chết không cụ cựa/ Những người đồng sự,/ Chết đã cam đời/ Lo kẻ theo chơi/ Ngủ quên mà chết.

Có những cái chết oan ức, tức tưởi, chết không kịp nói một lời trăng trối với người thân, có những người bà con ngoại đạo đến thăm những gia chủ theo đạo, nhằm lúc nghĩa quân ập đến cũng “nhân thể” bị sát hại luôn. Đau đớn biết nhường nào! Đầu bài vè là tiếng cười mỉa mai những người chỉ huy đánh giặc thiếu năng lực nhưng xen lẫn trong tiếng cười đó là sự chua xót, bất bình khi hàng chục tính mạng của nhân dân được đem ra đùa bỡn, nghĩa quân đã tự kề gươm vào cổ mình mà không cần sự ra tay của giặc.

Trước họa xâm lăng, Tú Quỳ đã không giấu nổi sự đau xót, căm giận của mình trước quảng đại quần chúng nhân dân:

Nhỏ mà không học lớn làm ngang Trống đánh ba hồi đã thấy quan. Ra rạp, ngồi trên ba đứa hiệu

Vô buồng, đứng dưới mấy ông làng Mượn màu son phấn: ông kia nọ, Cởi lốt cân lai chú điếm đàng.

Tuy chẳng vinh chi nhưng cũng sướng, Đã từng trợn mắt lại phùng mang.

(Hát bội Quảng Nam)

Đây là bài thơ được nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng đánh giá là một danh tác tuyệt vời của nghệ thuật phúng thích mà chưa có tác phẩm nào (cùng thể loại) sánh kịp.

Tiếng cười dí dỏm, mua vui

Tiếng cười bật ra từ ngòi bút Tú Quỳ đã chạm đến nhiều sắc thái khác nhau, nghệ thuật phúng thích không dừng lại ở sự mỉa mai, châm biếm hay

phê phán, xót xa mà có khi nó cũng rất dí dỏm, mua vui, đem lại cho người đọc tiếng cười sảng khoái. Sáng tác của Tú Quỳ gắn liền với một cái “tích”, có sự vật, sự việc diễn ra cụ thể. Ví dụ như ông Khai qua đời, người nhà có ý đến xin cụ Tú chữ về thờ, ông bèn viết lên giấy hai chữ “Thùy vô”. Đối với giới chữ nghĩa, họ sẽ hiểu câu này một cách sâu sắc, có căn cứ. Chữ “Thùy vô” được lấy trong cụm từ:

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử

Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh (Văn Thiên Tường)

(Người ở trên đời ai cũng chết

Một phần của tài liệu (Trang 59 -68 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×