Tự trào – một hình thức trào phúng đặc biệt

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 40)

5. Bố cục đề tài

1.3.2.Tự trào – một hình thức trào phúng đặc biệt

Tự trào là một hình thức trào phúng đặc biệt, người nói tự chế giễu, mỉa mai mình, đưa mình ra làm đối tượng trào phúng. Một “ông tổ của làng thơ trào phúng Việt Nam” và một “kiện tướng của nền văn học quần chúng” đã tự cười “đểu” mình, cười một cách sâu cay, tự đưa bản thân ra mà châm chọc, giễu nhại. Cười người là một việc dễ, nhìn thấy thói hư tật xấu của họ mà cười, còn cười mình mới khó. Có ai moi móc hết tất cả mọi thói hư tật xấu của mình “vạch áo cho người xem lưng”? Xưa nay người ta vẫn thường quan niệm “tốt khoe, xấu che”. Nhưng hình như trong ý thức của hai nhà thơ trào phúng này dường như không hề có điều này. Hai ông Tú vẫn luôn đưa mình ra làm đối tượng để cười cợt, vốn chính hai ông cũng là con đẻ của thời đại.

Thói hư, tật xấu, mọi lố lăng của xã hội đang từng ngày xâm nhập cuộc sống của nhân dân, nó như một thứ vi rút đang hủy hoại dần nhân cách con người, sống trong xã hội ấy không ai có thể cách ly khỏi nó. Điều đặc biệt là khác với những người khác chạy ùa theo xu thế, các nhà thơ đương thời đã biết nhìn thẳng vào hiện thực, lên án, tố cáo, mỉa mai nó. Họ không chịu sống trong cảnh xã hội thực dân mục rữa, họ sẵn sàng phơi bày mọi xấu xa, ngang trái của xã hội, nhìn vào hiện thực mà ngao ngán, xót xa. Nhưng “một cây làm chẳng nên non”, những vần thơ chỉ thể hiện được ý thức phản kháng chứ chưa làm cho lũ tay sai, cường hào, bọn vô danh tiểu tốt thức tỉnh, nhìn nhận lại hiện thực đương thời. Và rồi, nhà thơ cay đắng nhận ra bên trong bản chất con người mình, cái xấu cũng bắt đầu xâm nhập, mình cũng không nằm ngoài guồng quay ấy. Chất tự trào trong thơ Tú Xương là một tiếng cười mỉa mai đến cao độ. Lúc tự ái, khi tự đắc, thơ Tú Xương vẫn nhắm thẳng mục tiêu mà “bắn”. Ông bắn thẳng vào tất tần tật mọi thứ xấu xa nhất của bản thân, không ai thấy thì ông moi ra để cho mọi người thấy. Chính vì vậy, tiếng cười tự trào đã mang một sắc thái riêng, không thể trộn lẫn với các đối tượng khác:

Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ,

Rượu, chè, trai, gái đủ tam khoanh; Thế mà vẫn tưởng rằng ta giỏi, Cứ việc ăn chơi chẳng học hành!

(Tự cười mình) Đã vậy thi cử cũng không thành: Đau đớn đòn hằn

Rát hơn lửa bỏng Hổ bút, hổ nghiên Tủi lều, tủi chõng

Các bài thơ tự trào của Tú Xương chiếm số lượng lớn trong hệ thống tác phẩm: Tự cười mình, Buồn thi hỏng, Hễ mai tớ hỏng, Hỏi ông trời, Thương

vợ,… Còn ở Tú Quỳ chất tự trào cũng có nhưng ít hơn, chủ yếu ông cười vào

hiện thực xã hội, thể hiện sự bất bình trước thời cuộc lúc bấy giờ. Bài vịnh dế

dũi được xem là một bài thơ tự trào, bởi thông qua hình ảnh dế dũi Tú Quỳ

muốn nói đến bản thân mình. Ông vẫn cao ngạo trước cái chết, “kiến chẳng kiến voi chẳng voi”, con người ông chẳng làm việc lớn nhưng cũng không phải là bậc tầm thường, cũng phải hạng “choi choi”. Bản chất ngang tàng, ông muốn bay nhảy “lên trời”, “vạch đất”, nhảy vào “lửa đỏ dầu sôi”,… Nhưng Nghĩa hội đã giam cầm, không được thỏa nguyện, ông mong một sự cảm thông “quân tử có thương đừng búng rảy”. Ngay khi cái chết kề cổ ông vẫn thể hiện mình là con người có khí phách, bất chấp mọi thế lực, nếu còn sai trái thì ông còn “lăng xăng bay nhảy” để đi tìm lại chính nghĩa cho nhân dân.

Sở dĩ số lượng các bài thơ tự trào của hai nhà thơ có sự khác biệt bởi hoàn cảnh của mỗi người khác nhau. Tú Xương là một nhà nho sớm đòi nghiệp học, cả đời ông vẫn luôn coi nó là món nợ công danh và luôn theo đuổi. Nhưng oái oăm thay, càng cố gắng bao nhiêu thì nó lại càng xa vời bấy nhiêu. Cuộc đời Tú Xương chỉ “hao cơm, tốn vải”, đi thi đến 8 lần nhưng cũng chỉ đậu mỗi tú tài, mà lại là tú tài lấy thêm. Cay đắng cho bản thân, từ khi biết đi thi đến cuối đời ông vẫn chỉ có thi, ông không có lấy một nghề chính mà chỉ ăn bám vợ. Vừa bất tài vừa vô dụng chính cái đó đã khơi nguồn cho cảm xúc tự trào của nhà thơ. Cuộc đời Tú Quỳ bằng phẳng hơn, Tú Quỳ đi thi hai lần, vẫn chỉ đậu mỗi tú tài nhưng là tú tài đầu bảng. Sau đó ông yên vị về quê dạy học, sống một cuộc sống an nhàn. Chính vì lẽ đó, tự trào của Tú Quỳ rất ít, chất tự trào cũng không nhạo báng sâu cay như Tú Xương.

CHƢƠNG 2

NÉT ĐẶC SẮC CỦA THƠ CA TRÀO PHÚNG TÚ XƢƠNG VÀ TÚ QUỲ

2.1. Trào phúng sâu cay – gam màu đậm đặc trong thơ Tú Xƣơng

2.1.1. Chủ đề trào phúng trong thơ Tú Xương

Cả cuộc đời hầu như Tú Xương dành trọn cho việc thi cử. “Nhà nước ba năm mở một khoa”, vậy mà Tú Xương đi thi những tám khoa. Năm 1885, khi mới 15 tuổi ông bắt đầu dự khoa thi đầu tiên và khoa thi cuối cùng là năm 1906, một năm sau ông qua đời. Tú Xương là người thơ hay chữ giỏi nhưng đời thi gập ghềnh “tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”. Quyết tâm học hành đỗ đạt, Tú Xương đã không nhụt chí:

Tấp tểnh người đi tớ cũng đi, Cũng lều cũng chõng cũng đi thi.

(Đi thi)

Qua nhiều lần thi cử không đậu, ông lại khăn gói về quê dùi mài kinh sử. Trong thời gian đó ông vừa ôn luyện vừa sáng tác thơ. Chủ đề thi cử đã trở đi trở lại, ám ảnh trang thơ ông. Ra đi với một trí tuệ, trở về với một lều thơ, thơ Tú Xương vừa thể hiện hình ảnh của bản thân vừa mở ra một bức tranh trường quy trong thời kỳ bị thực dân Pháp chiếm đóng. Bắt đầu đi thi ông đã sáng tác một loạt bài thơ: Đi thi, Thi cơm rượu, Thi phúc, Đổi thi,… Lúc thi

hỏng, tâm trạng thất vọng cộng với những mặt trái của xã hội được ông nhìn thấu trong trường quy lúc bấy giờ là cơ sở ra đời của các bài thơ: Lễ xướng

danh khoa Đinh Dậu, Giễu người thi đỗ, Khoa Canh Tý (1900), Hỏng khoa Quý Mão (1903), Than thân chưa đạt, Than sự thi, Buồn thi hỏng, Ông tiến sĩ mới,… Đi thi nhiều lần vẫn không đạt, nghiệp học không trọn vẹn, sĩ tử lại lọ

mọ đèn sách và chờ ngày ra trận, trước khi đi ông đã để lại bài Hễ mai tớ hỏng như một lời trăng trối:

Hễ mai tớ hỏng, tớ đi ngay! Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày! Học đã sôi cơm nhưng chửa chín Thi không ăn ớt thế mà cay! Sách đèn phó mặc đàn con trẻ Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày. “Cống hỉ”, “mét xì” thông mọi tiếng, Chẳng sang Tầu cũng tếch sang Tây…

Trong hệ thống tác phẩm Tú Xương nổi bật lên là các hình ảnh nho sĩ đi thi, những ông cử, ông tú, cảnh trường thi và hình ảnh của một nền nho học. Đó là những gam màu chính trong bức tranh xã hội lúc bấy giờ. Ngày xưa người tài là người thông thạo thi, thư, lễ, nhạc, người ta dùng cái tài đó để thi cử đỗ đạt, giúp nước giúp dân. Còn bấy giờ tài ấy là tài xu nịnh, luồn lọt để chen chân vào hệ thống vua quan triều đình, nho học trở nên suy đồi:

Đạo học ngày nay đã chán rồi,

Mười người theo học chín người thôi, Cô hàng bán sách lim dim ngủ,

Thầy khóa tư lương nhấp nhổm ngồi. Sĩ khí rụt rè gà phải cáo,

Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi… (Đạo học)

Sống trong khoảng thời gian nền nho học suy tàn, sự xâm nhập của kẻ “bảo hộ” đã làm thay đổi tất cả các quy tắc trường quy. Ở đó không còn không khí nghiêm trang xưa mà đầy rẫy những chuyện lố lăng, kỳ quặc:

Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến, Váy lê quét đất mụ đầm ra… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Vịnh khoa thi Hương)

“Học tài thi phận”, những người nghèo văn hay chữ giỏi thường mang chữ về quê sáng tác thơ ca; còn những kẻ dốt kém có quan hệ với vua quan thì được leo lên hàng danh vị. Xã hội bất công, trường thi thối nát, Tú Xương đã dấy lên trong lòng một câu hỏi:

Ông có đi thi kí lục không?

Nghe ông quốc ngữ đọc chưa thông! Ví dù “nhà nước” cho ông đỗ,

Thì hạng lương ông được mấy đồng?

(Hỏi đùa mình)

Cái nghiệp thi cử bấy giờ chỉ là “nhà nước” cho đỗ hay không, cho dù “quốc ngữ đọc chưa thông”. Tú Xương u uất, ngậm ngùi trước cuộc đời đen bạc. Bao lần đi thi bấy nhiêu lần uất nghẹn, ông sỉ vả thói đời và cũng tự sỉ vả mình:

Một việc văn chương thôi cũng nhảm, Trăm năm thân thế có ra gì?

Được gần trường ốc vùng Nam Định, Thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ. Rõ thực văn hay mà chữ dốt,

Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy.

(Buồn thi hỏng)

Tài năng sớm bộc lộ, nhưng khốn nỗi cái bản tính ngông nghênh, ngay thẳng nên lần nào đi thi tên ông cũng chỉ được ghi trên bảng nhỏ: “Văn chương ngoại hạn quan không chấm”. Ông làm đủ cách: Nào đổi chữ tên đệm

“Tế” thành “Cao”, nào “lễ thánh xem giờ”, bà Tú thì “sáng đi lễ Phật”, “đêm dậy cầu trời” vậy mà cũng chẳng ích gì. Chán nản, cay đắng, tức giận,… cứ đi thi, cứ trượt và cứ hy vọng:

Năm nay ta học sang năm đỗ,

Chẳng những Lương Đường có thủ khoa.

(Than thân chưa đạt)

Trong thời phong kiến, công danh được coi là cái nợ mà nam nhi phải trả. Như Phạm Ngũ Lão đã từng nói:

Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Thì ở đây, Tú Xương cũng là một người đồng tư tưởng: Ta phải trang xong cái nợ ta,

Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà?

(Than thân chưa đạt)

Long đong lận đận bao phen, đến khoa thi cuối cùng, tình hình giáo dục ngày càng phức tạp. Toàn quyền Đu-me đặt ra những cải cách nhằm đẩy lùi và giết dần nho học: Bớt chữ Hán thêm phần quốc ngữ, sử ký, địa dư,… những món mà nhà nho “khuôn khổ”, thuần túy bấy giờ không thông thạo. Sinh ra nhầm thời, tài năng của Tú Xương mãi đến cuối đời vẫn không được công nhận, vẫn không lọt tên trên bia đá bảng vàng. Chính vì thế, chủ đề thi cử mới trở đi trở lại trong trang thơ Tú Xương, thi hỏng là cái gốc rễ sinh ra một nhà thơ trào phúng nổi tiếng và đặc biệt cho chúng ta thấy được bức tranh trường quy của xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc.

* * *

Tú Xương được đánh giá là nhà thư ký trung thành của thời đại. Bức tranh xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu vào những năm nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX mới chỉ bó hẹp ở Thành Nam – quê hương của tác

giả nhưng nó có ý nghĩa điển hình của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.

Thời điểm này Pháp đã thắng Việt Nam nhưng chưa đủ mạnh, Việt Nam thua nhưng vẫn kiên cường. Pháp đã làm đủ mọi cách để củng cố vị trí, bọn chúng đề ra chế độ “Thiết quân luật” quy định 8 giờ tối tất cả mọi người không được ra đường, mọi động thái của người dân đều bị giám sát, quản lí rất chặt chẽ. Những hình ảnh đó được Tú Xương ghi lại trong bài thơ Ông cò, phê phán tên cảnh sát Pháp thật rõ nét:

Hà Nam danh giá nhất ông cò Trông thấy ai ai chẳng dám ho. Hai mái trống toang đều chịu dột Tám giờ chuông đánh phải nằm co Người quên mất thẻ âu trời cãi Chó chạy ra đường có chủ lo Ngớ ngẩn đi xia may vớ được Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to

Những luật lệ vô lí được đặt ra khiến nhân dân phải điêu đứng. Tên quan này hống hách, tung hoành ngang dọc, cưỡi đầu cưỡi cổ nhân dân. Bức tranh xã hội đương thời được Tú Xương mổ xẻ với thói gian ác, bần tiện, lối kiếm ăn dơ bẩn của bọn thực dân.

Bị áp bức, bóc lột nhưng trong triều đình phong kiến vẫn có những đám quan lại, tay sai nhượng bộ giương mắt nhìn bọn chúng cướp nước, hà hiếp nhân dân, quay lại làm tay sai cho bọn chúng:

Chỉ trách người sao chẳng trách mình? Mình trung đâu đấy, trách người trinh? Áo dày cơm nặng, bao nhiêu đức? Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình? Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh! Cổ cong mặt lệnh, người đâu thế? Cái cóc bôi vôi khéo dại hình!

(Cô hầu gửi quan lớn)

Đây là bức thư Tú Xương đã giả danh cô hầu để gửi cho quan vì bị cho là đĩ thõa nên quan đã đuổi đi. Không chỉ nói về chuyện bạc tình bạc nghĩa thông thường mà ngòi bút Tú Xương còn vạch trần tính chất làm tay sai của tên quan lại dơ bẩn.

Tú Xương còn vạch trần thói tham ô, ăn hối lộ của chúng, “Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”. Nguyễn Du đã từng chua xót khi nhìn thấy cảnh bất công:

Trong tay sẵn có đồng tiền Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì Nguyễn Khuyến cũng đã đả kích một cách kín đáo:

Có tiền việc ấy mà xong nhỉ, Ngày trước làm quan cũng thế a!

Còn Tú Xương thẳng thắn, quyết liệt chĩa thẳng vào thói xấu của bọn quan lại:

Tri phủ Xuân Trường được mấy niên? Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.

Chữ “y” chữ “chiểu” không phê đến, Ông chỉ quen phê một chữ “tiền”!

(Bỡn tri phủ Xuân Trường)

Ngòi bút Tú Xương không câu nệ, e dè, với khẩu khí ngang tàng ông đã nói lên được những vấn đề có tính chất thời sự trong xã hội lúc bấy giờ.

Xã hội thực dân thối nát, mọi tầng lớp trong xã hội đều bị nhiễm những thói xấu riêng. Đó là viên tri huyện dốt chữ nghĩa, ông đốc học chỉ biết ăn

chơi, cờ bạc; đó là những ông ấm “chạy lăng quăng ấm chẳng ngồi”, ông hàn “nay lành mai vỡ”, những quý phu nhân, những cậu công tử “cũng võng, cũng hèo, cũng dù, cũng quất – Ăn cậu có giờ, ngủ bà có giấc”,…

Thơ văn Tú Xương xuất hiện những gương mặt hoàn toàn mới, nó là con đẻ của xã hội thực dân. Lần đầu tiên trong thơ xuất hiện hình ảnh anh công chức thuộc địa sống không lí tưởng, vô tích sự:

Bác này mới thật thái vô tích, Sáng vác ô đi, tối vác về!

(Thái vô tích)

Đặc biệt là bọn gái điếm me Tây thật rởm đời, kệch cỡm: Ra tuồng gái góa khi còn trẻ,

Như chuyện chồng xa lúc chửa về

Bức tranh xã hội Tú Xương bị tha hóa đến trầm trọng, các thuần phong mỹ tục bị xâm phạm. Cả một hệ thống nho học, các luân lý xã hội đã được Việt Nam tôn trọng, giữ gìn hàng ngàn năm lịch sử bị bào mòn, hủy diệt. Sự thối nát từ trong bản thân mỗi gia đình, cha mẹ bị con cái coi khinh, tam tòng tứ đức bị lu mờ:

Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.

(Đất Vị Hoàng)

Không chỉ vậy còn có một điều vô luân vô đạo hơn nữa đó là mẹ vợ ăn nằm với chàng rể:

Chép miệng bà nuôi to cái dại, Phờ râu ông rể ẵm con so

Có gia đình thì vợ chán chồng đi ve vãn với sư “Thướt tha dưới trướng nguýt ông sư”, có gia đình chồng muốn thăng quan tiến chức đem hiến vợ cho Tây, có gia đình thì mẹ muốn dựa cửa quan nên gả con gái cho một thằng

nghiện,…

Xã hội phong kiến suy đồi, một nền nho học ngàn đời đang xuống dốc trầm trọng. Sự suy tàn đi kèm với sự lố bịch, hỗn độn, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu đã ghi lại một cách chân thực hình ảnh đó:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa. Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra

Tất cả những thối nát, đồi bại của xã hội Việt Nam thời bấy giờ là sản

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (Trang 28 - 40)