Trong các sáng tác của Hồ Anh Thái, con người được thể hiện với tư cách là con người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó. Bản thân con người ln bao gồm các yếu tố, những mặt vừa đối lập, vừa hoà đồng lẫn nhau như tốt đẹp và xấu xa, lương thiện và độc ác, cao cả và thấp hèn, ý thức và vô thức; cái trong sáng đi liền cái mờ đục, tối tăm; sự chuẩn mực xen lẫn nhếch nhác, phàm tục... Nhưng vượt lên trên hết, con người vẫn ln hướng đến cái thiện trên hành trình dài của sự sám hối và tri ngộ.
Với những phát hiện, tìm tịi đổi mới khơng ngừng nghỉ, Hồ Anh Thái đã góp thêm một tiếng nói, một cái nhìn về con người vào mẫu số chung của văn xuôi sau 1975: nhấn mạnh sự khơng hồn thiện, sự “đa đoan” của con người trong “cuộc đời đa sự”.
30
và cái tâm ác, cái ác như mầm bệnh ủ sẵn trong người chỉ chờ khi phát tác, nếu như cái thiện không đủ sức chế ngự nó.
Cái ác nằm sâu trong gương mặt và nụ cười “khinh khỉnh, ánh mắt lạnh lẽo đanh ác đã có sẵn, mái tóc tung bay phong trần” [29, tr.9] của thằng Cốc, trong “giọng nói của một kẻ dám giết người chứ không phải chỉ rạch áo tắm” [29, tr.13]; hiện thành một sở thích bệnh hoạn của thằng Bóp là được giết chóc, lấy việc được bóp chết một con vật nào đó làm khối cảm và thú ăn chơi sa đọa, quái gở của thằng Phũ.
Trong Cõi người rung chuông tận thế, cái ác có mặt ở khắp nơi. Cùng với
việc không ngần ngại phơi bày những cái ác của con người, Hồ Anh Thái cịn róng riết bày tỏ nỡi bất an của mình trước cái ác, sự băng hoại của nhân tính con người ở thời điểm hiện tại. Những ham muốn bản năng, lối sống thực dụng đã làm hoen ố bản chất lương thiện của con người. Con người bị tha hoá, bị đẩy xuống “vũng bùn” của cái ác và có nguy cơ biến thành “con thú lớn nhất”.
Bằng giọng văn lạnh lùng như đã lọc hết mọi cảm xúc, Hồ Anh Thái đã lột tả được tất cả động cơ, thái độ, xúc cảm trong cái hành động độc ác của các nhân vật Cốc, Bóp, Phũ.
Thật chua chát khi những cái ác, thói sống gấp, hưởng lạc, đàng điếm đã lấn át hồn tồn đạo đức trùn thống, lấn át ln tính Thiện trong mỡi con người. Nhìn cách sống của những con người này người ta không khỏi lo sợ cho một thế hệ thanh niên hiện đại ngày nay khi buông thả, bất cần, gấp gáp, sa đọa đang có nguy cơ trở thành chủ âm làm nên sắc điệu sống của họ.
Có thể nói, gần như tất cả mọi nhân vật chính trong Cõi người rung chuông
tận thế đều liên quan đến cái ác, đều rơi vào vịng xốy của cái ác. Bắt đầu từ Cốc,
Bóp, Phũ với âm mưu, thủ đoạn chiếm đoạt Mai Trừng để thoả mãn dục tính rồi đến Thế – người cha, kẻ đã tiếp tay cho chúng. Tiếp đến là Đông với cuộc săn đuổi, trả thù Mai Trừng, rồi là Yên Thanh với cuộc trả thù dã man, mất hết nhân tính đối với Đông. Cái ác bao vây con người, điều khiển, huỷ hoại họ. Nếu Cốc, Bóp, Phũ là hiện thân của cái ác, Thế là nhân vật bị cái ác điều khiển, sai khiến thì đứa con gái
31
hai tuổi của Đông lại là một nạn nhân của cái ác. Ác vì dục tính, thú tính, vì tiền tài, quyền lực, tham vọng và hận thù... Cái ác lên đến cực độ để rồi là sự huỷ diệt. Cốc chết vì ham dục; Bóp và Phũ chết vì nóng giận đến mê muội muốn trả thù. Mỗi người chết bằng chính cái cách mà mình đã sống.
Vịng xốy của cái ác vẫn chưa dừng lại dù Mai Trừng đã được hoá giải lời nguyền gắn với sứ mệnh trừng trị cái ác. Cuối tác phẩm này, người đọc vẫn còn được thấy cảnh chiếc xe ô tô của Đông nổ tung và bùng cháy. Sao cái ác cứ tồn tại, vẫn còn tồn tại? Câu trả lời nằm trên đôi mắt “mở to nhìn đi xa hút”, trên “cái cười nhếch mép. Ở khoé mép là một nếp nhăn hằn sâu của người già. Cái cười và nếp nhăn của người đã ngộ, đã thành chính quả, đã hiểu hết và đã thấu suốt tất cả” [29, tr.132-133] của đứa bé hai tuổi vô tội, nằm trong tiếng chuông chùa bất đồ “rung thảng thốt”, “rung hoảng loạn”, “giận dữ đổ ập vào không gian”. Dường như “cõi nhân gian như đang kề bên bờ vực huỷ diệt”.
Vấn đề Thiện - Ác là vấn đề của con người, của nhân loại ở mọi thời đại mà văn học luôn quan tâm thể hiện. Con người luôn bị đặt ở cái thế chênh vênh của hai bờ Thiện - Ác. Những ai có dũng khí dám vượt lên chính mình, vượt lên hồn cảnh, đối diện với những cám dỡ của cuộc sống thì sẽ giữ được mình ở bờ Thiện của cuộc đời. Cịn những ai bng xi, sa đoạ sẽ bị rơi vào vực thẳm của cái Ác. Là người thân thích với Cốc, Bóp, Phũ, là kẻ trong cuộc, là người chứng kiến lần lượt ba cái chết diễn ra trước mắt mình, Đơng khơng thể không bừng lên khát vọng trả thù. Thế nhưng Đông hơn những đứa cháu của mình là ở chỡ biết bình tâm để nhìn nhận sự việc trước khi hành động. Trên lằn ranh giữa Thiện và Ác, Đông thấy: “Tim tơi đột ngột nhói lên. Tơi cũng muốn trả thù. Tôi cũng muốn dẹp yên hận thù cùng một lúc” [29, tr.66]. Và Đông “cùng lúc linh cảm được kết cục thảm khốc của thằng cháu nếu nó cứ như con thiêu thân lao vào cái ngọn lửa là cô gái kia” [29, tr.66]. Rõ ràng, ở cuộc đời này, hạnh phúc luôn đi liền với đau khổ, cái thiện luôn luôn song hành với cái ác, điều cốt lõi là con người phải có “sức mạnh để bước qua những ranh giới đó”. Nhưng, quả thật, đó khơng phải là điều dễ dàng. Có thể thấy điều đó qua nhân vật Mai Trừng. Mai Trừng cũng là một đại diện của cái thiện nhưng là cái
32
thiện bị cái ác điều khiển. Vốn là một người thánh thiện, trong trắng từ trong bản chất nhưng cơ mang trong mình một sức mạnh siêu nhiên nên đã trở thành phương tiện báo thù cho lời nguyền của cha mẹ mình. Kẻ nào chạm đến Mai Trừng đều lần lượt bị luồng nhân điện giết chết tươi, rồi đến người yêu của Mai Trừng khi chạm vào người cô cũng khơng thốt khỏi trừng phạt. Mai Trừng trở thành người đi diệt trừ cái ác trong cuộc sống đầy những bất trắc nhưng chính cô cũng bị lời nguyền của cái ác điều khiển nên chính Mai Trừng đã trở thành nô lệ cho sự thù hằn.
Trong vịng xốy của cái Ác, không phải khơng cịn lại những cái Thiện nguyên phiến. Đó là Miên và Giềng - những người phụ nữ đi ra từ cuộc chiến trở về với đời thường, với những lam lũ vất vả nhưng vẫn không ngừng vươn lên sống một cuộc sống hữu ích cho cộng đồng, xã hội. Giống như bi kịch của những người đàn bà trong Người đàn bà trên đảo, Miên và Giềng trong Cõi người rung chuông tận thế cũng mang những bi kịch của người phụ nữ đi ra từ cuộc chiến. Trong chiến
tranh, họ sẵn sàng hy sinh cả tuổi xuân và tính mạng của mình để mong muốn được sống hạnh phúc trong hồ bình. Vậy nhưng, khi đất nước hồ bình trở lại, trở về sau cuộc chiến, họ hoàn toàn lạc lõng, phải đối đầu với cái ác, cái xấu có mức độ ghê gớm không kém kẻ thù năm xưa. Trở về sau chiến tranh, người đàn bà cụt chân tên Miên mang theo đứa bé mười lăm tháng tuổi về Hà Nội rồi trở thành cô giáo dạy những điều lý tưởng. Khao khát cuộc sống an phận nhưng Miên cũng không sống yên được với những kẻ xấu xung quanh mình. Cịn Giềng trở về quê sau chiến tranh, ở với người đàn ơng đã có vợ nhưng rồi lại bị bỏ rơi, chị phải làm lụng vất vả để ni năm đứa con trong hồn cảnh khơng chồng ở mảnh đất nghèo khổ. Bi kịch cơ đơn và nghèo khó đã đẩy chị đến với cái chết đau đớn của căn bệnh ruột thừa vì khơng có tiền cứu chữa. Mặc dù vậy, trong họ bản chất hy sinh vì người khác vẫn còn thắm đượm. Họ vẫn neo giữ được mình đứng bên bờ thiện của cuộc đời.
Hồ Anh Thái đã dựng lên một thế giới nhân vật, một xã hội, một cuộc sống với nhiều xấu xa, tàn ác. Trong đó, người tốt, người có bản tính thiện chỉ là tối thiểu. Đây là dụng ý nghệ thuật của tác giả bởi chính từ số ít này, hiện thực nghiệt ngã về sự lấn át của cái xấu được lột tả và thơng qua đó, Hồ Anh Thái muốn khẳng
33
định sự tồn tại của cái tốt, cái thiện và sức sống mãnh liệt của nó trong con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng khái quát: “Cuộc sống trên trái đất này thời nào và ở đâu cũng đầy rẫy oan khiên, oan khuất. Cái ác bao giờ cũng mạnh mẽ và lẫm liệt, đầy mưu ma chước quỷ còn cái thiện thì ngu ngơ và ngây thơ, lại thường cả tin” [17, tr.29]. Tạ Duy Anh cũng từng quan niệm: “Chúng ta không thể trốn chạy cuộc đời và ngay chính cái chết cũng không giúp người ta trốn chạy được nó một cách tuyệt đối. Vì vậy, cần phải đối mặt và giải phẫu nó” [17, tr.29]. Cịn Hồ Anh Thái lại dùng “tiếng chuông gõ vào cõi ác để lay thức cõi thiện” [17, tr.29]. Bởi vì sau những khám phá, phát hiện về cái ác, ông vẫn đầy hy vọng vào tương lai và niềm tin vào con người. Với chủ ý tái hiện cái ác trong văn học để qua đó, kêu gọi con người chống lại cái ác trong cuộc sống, nên sự hiện diện của cái ác trong
Cõi người rung chuông tận thế vừa là sự phản ánh của hiện thực, vừa là phản ứng
của Hồ Anh Thái đối với hiện thực. Đó là một cách nhìn mang ý nghĩa cảnh tỉnh. Bằng thái độ tỉnh táo, lạnh lùng và quyết liệt, Hồ Anh Thái đã phơi bày cái ác đồng thời cảnh tỉnh con người về nguy cơ cạn kiệt niềm yêu thương và bị tha hoá. Qua
Cõi người rung chuông tận thế, ông không chỉ giúp người đọc nhận thức được
những hạn chế, mặt trái trong bản thân con người mà cịn thể hiện q trình tự nhận thức của chính mình với cuộc sống và con người.
2.2.2. Con người – hành trình tri ngộ và sám hối
Một trong những nguyên nhân làm ra nỗi đau của con người đó là sự hiện diện và tồn tại của cái ác, bởi cái ác luôn là mầm mống gây nên những bi kịch trong cuộc sống. Con người sống trong những bi kịch do chính mình tạo dựng nên với đầy đủ sự đau khổ, day dứt khôn nguôi nhưng may mắn thay, ngay trong những bi kịch ấy, từ sâu thẳm tâm hồn mình con người vẫn đang tin tưởng rằng, cái ác có thể giảm đi phần nào khi con người biết sám hối, đấu tranh để cái thiện giành phần chiến thắng. Trong Cõi người rung chuông tận thế, nhân vật của Hồ Anh Thái luôn
luôn bị đặt trong trạng thái lựa chọn - đấu tranh giữa cái xấu và cái tốt, đấu tranh với môi trường, với kẻ thù và với chính bản thân mình để hướng về cái thiện trong nhân cách của mình.
34
Trong tác phẩm này, Hồ Anh Thái đã để cho Đông đứng trong cái ác, cùng phe với cái ác để từ đó nhận ra được bản chất, căn nguyên của cái ác, đó là lịng hận thù. Sau cái chết của ba đứa cháu, Đông muốn trả thù, nhưng anh cũng đủ tỉnh táo để nhận ra vấn đề, và từ đây Đơng bắt đầu hành trình phục thiện, hành trình diệt trừ cái ác trong tâm hồn mình.
Quá trình sám hối, phục thiện của Đông trải dài theo tác phẩm, nó cũng trải qua nhiều day dứt, trăn trở, dằn vặt. Đầu tiên, Đông thấy rằng “con người quả thực hền yếu khi khoanh tay ngồi nhìn người thân lần lượt bị tiêu diệt” và anh đi đến quyết định: “Tôi phải hành động theo cái lý thực tế đang bừng bừng trong huyết quản của tơi… Bây giờ thì tơi bất cần. Tôi không nghĩ đến hậu họa cho chính mình” [29, tr.100-101]. Giết Mai Trừng bằng thuốc độc là lựa chọn lúc này của Đông. Nhưng anh cũng nhận ra rằng, mình có thể sẽ chết vì viên thuốc độc đó: “Tơi đã lựa chọn cái chết cho mình mà khơng hề hay biết” [29, tr.149]. Anh suy nghĩ: “Tôi không tin những người chưa từng chứng kiến một cái chết nào. Phải chứng kiến tận mắt, phải ôm người chết trong tay, phải khâm liệm cho một tử thi (…) người ấy mới xem như thực hiểu đời, hiểu người, hiểu sự sống. Khi đã hiểu cái chết, anh muốn bình thản và tự tin để quan sát tất cả những người không hiểu cái chết. Khi ấy anh thấy mình cần phải sống. Tôi cần phải sống” [29, tr.153]. Nỗi khát khao được sống dâng lên mạnh mẽ trong người anh “Bây giờ thì tơi muốn sống. Dù phải sống theo kiểu hàng ngày ủ rũ phủ phục như con Ki này trước vong hồn những người đã chết. Dẫu đau khổ thì vẫn lấy làm may mắn vì đã được sinh ra làm người. Tôi bỗng thèm sống hơn bao giờ hết” [29, tr.153], “Tơi thực lịng tha thiết sống. Tơi cịn q cái mạng sống của mình lắm lắm” [29, tr.181]. Mạng sống đã khiến cho Đông ý thức hơn về điều mình nghĩ và định làm, nhưng chỉ ham sống thơi thì chưa đủ, anh khẳng định: “Việc cùng lúc tôi phải làm là thanh lọc cái tâm hồn tội lỗi của mình. Từ giờ trở đi tôi không được phép nghĩ ác về Mai Trừng (…) Tôi thắp hương sám hối. Tôi cầu mong cho cô luôn gặp may mắn” [29, tr.158]. Như vậy, sau những trăn trở trong nội tâm, Đông đã dẹp trừ được cái Ác trong tâm trí mình, cái tâm thiện đã chế ngự được cái tâm ác, anh đã thốt khỏi vịng tội lỗi mà ba đứa cháu của mình
35
mắc phải. Nhưng Đông vẫn lo sợ phải hứng chịu hậu quả do mình tạo nên bởi đã trót có ý ác với Mai Trừng. Đó là cái lo sợ của một tâm lý bình thường nhưng cũng mang nhiều ẩn ý của tác giả. Để cho Đơng đi tìm Mai Trừng và gặp cô một cách n bình khơng có tai họa, Hồ Anh Thái muốn nói rằng: “Kẻ làm ác vẫn còn cơ hội được giác ngộ, được đón nhận trở lại cõi đời, chứ khơng phải bao giờ cũng bị trừng phạt” [29, tr.333]. Tư tưởng này, lối nghĩ này, tác giả ảnh hưởng khá đậm nét từ nhân sinh quan Phật giáo. Có lần Phật tổ dạy đồ đệ rằng: “Phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật”. Có nghĩa là: Vứt bỏ con dao đồ tể xuống đất, (mọi người đều có thể) trở thành Phật. Chúng ta nên hiểu câu nói này có ý rằng ai cũng có thể giác ngộ, chỉ còn một chút thiên lương vẫn có thể làm lại từ đầu, chỉ cần từ bỏ hành động xấu là được, như người đồ tể vứt bỏ con dao giết hại lồi vật đi vậy, đó là hành động đầu tiên của quá trình giác ngộ.
Hành trình tri ngộ, sám hối của con người còn được Hồ Anh Thái thể hiện cụ thể qua nhân vật Mai Trừng. Theo lời nguyền của mẹ trước lúc chết: “Mai ngày cháu lớn, cháu sẽ đi trừng phạt những kẻ ác” [29, tr.174], Mai Trừng đã trở thành một “thiên sứ” được giáng trần để tận diệt cái Ác. Nhưng hai mươi sáu năm lãnh sứ mệnh trừng phạt cái ác, Mai Trừng đã quá mệt mỏi. Mọi điều ác, dù chỉ trong suy nghĩ mà người ta định làm với cô, đều sẽ bị trả giá, nhưng Mai Trừng vẫn cảm thấy mình đang phải sống trong bi kịch. Cô không được sống thân phận bình thường như bao người con gái khác. Cơ muốn thốt khỏi lời nguyền để được làm người bình thường, bởi “Chỉ có tình thương mới diệt trừ được hờn ốn. Lấy ốn trả ốn thì ốn