Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 44)

CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Trong tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm tự sự, nhân vật chính là phương diện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhân vật là hình thức thể hiện những quan niệm của tác giả về cuộc đời và con người. Theo giáo sư Hà Minh Đức thì “nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực” [11, tr.126]. Với mong muốn phản ánh hiện thực cuộc sống như nó vốn có, Hồ Anh Thái đã xây dựng nên một thế giới nhân vật rất phong phú và đa dạng. Không chấp nhận những lối mịn trong sáng tác, ơng đã luôn dấn thân để thử sức sáng tạo, để tìm ra cho mình sự mới mẻ độc đáo.

Nghiên cứu Cõi người rung chuông tận thế, chúng tôi nhận thấy nhân vật trong tác phẩm này luôn bị đặt trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Trong cuộc đấu tranh đó, mỡi nhân vật hiện lên với những đặc điểm khác nhau nhằm phục vụ cho chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Nhìn chung, hệ thống nhân vật trong tác phẩm được xây dựng bằng hai phương thức chủ yếu, đó là xây dựng nhân vật qua chi tiết gợi bản chất và xây dựng nhân vật mang yếu tố kì ảo.

3.2.1. “Cá tính hoá” nhân vật qua chi tiết gợi bản chất

Khi xây dựng nhân vật theo quan niệm của mình, Hồ Anh Thái rất chú trọng chi tiết. Trong tác phẩm của ơng có khi là chi tiết về ngoại hình, về hành động hay về ngơn ngữ của nhân vật, có khi là chi tiết thực và ảo, chi tiết giả định, hài hước gây cười... Nhưng có một nét chung người đọc dễ nhận thấy là: chi tiết có ý nghĩa gợi bản chất rất rõ trong tác phẩm của Hồ Anh Thái.

Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế là chân dung của những cái ác

trong xã hội hiện đại dưới cái nhìn hài hước. Chỉ cần một vài chi tiết về ngoại hình cũng đủ để người đọc hình dung về nhân vật. Đọc tác phẩm, người đọc không thể quên hình dáng cao lớn “bụi trần” của thằng Bóp: “(…) kính đeo gọng to. Áo may ơ đen. Quần sc đỏ. Một gã người rừng Tarzan thực sự, cao mét tám lăm, nặng tám

42

mươi tám cân” [29, tr.40]; còn đây là những chi tiết miêu tả ngoại hình của thằng Phũ: “Thằng Phũ không sơ mi cà vạt như một ông quản trị mọi ngày. Cũng may ô ba lỗ màu đen (…) cao mét bảy tám. Lồng ngực vồng căng” [29, tr.41].

Với thằng Cốc, kẻ được xem là thanh lịch và cao quý được thể hiện qua chi tiết lời nói: “Đêm nay em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ. Khiếp, nói năng trắng trợn thế? Vậy phải nói thế đéo nào? (...) Có hay khơng, nói ngay? (...) Có muốn thành hoa hậu á hậu hay thành thương binh? Cốc giẫm một cái phủ đầu lên số 12... Nói ngay, có muốn thành con què lê bước qua sân khấu hay khơng, nói? Vâng, thơi thì em đi với anh” [29, tr.12]. Còn với thằng Phũ: “Sau khi thằng Phũ chết, tôi thấy trong tủ quần áo của nó có một chiếc ca táp Nhật (...) Trong chiếc cặp có 101 chiếc quần lót phụ nữ. Vậy là trong một quãng đời ngắn ngủi chín năm làm đàn ông (tính từ năm 14 tuổi) ông mãnh này đã sống bằng cuộc đời của 101 người đàn ơng đạo đức suốt đời chỉ biết có một người đàn bà” [29, tr.81]. Với Yên Thanh, đứa con gái mang gương mặt hoa khôi cũng thác loạn và bệnh hoạn không kém qua chi tiết thực sự gây “sốc” khi tuyên bố: “Các anh đã chiêu đãi hoa khơi thì bây giờ đến lượt hoa khơi chiêu đãi các anh”, và sau đó “một mình hoa khơi chiến đấu cùng lúc với ba gã con trai trần trụi mà vẫn thừa ra hai gã” [29, tr.109]. Những chi tiết nêu trên về nhân vật đủ cho thấy sức mạnh của chi tiết trong việc biểu hiện nhân vật.

Tiểu thuyết Cõi người rung chuông tận thế làm cho người đọc chấn động bởi nhiều chi tiết biến cố bất ngờ xẩy ra liên tiếp. Mọi tình tiết trong truyện đang diễn ra thuận chiều nhưng hết sức bất ngờ khi nhà văn tạo ra những đứt gãy trái với lôgíc, quy luật thông thường. Tác giả cố ý xen vào những biến cố, sự việc ngược với tình huống dự đốn của người đọc. Tác phẩm đưa ra nhiều tình huống vơ lý, đó là dục vọng của những kẻ gây ác thích làm điều ác. Người đọc có lúc có cảm giác uất nghẹn, tuyệt vọng trước cái ác lộng hành. Những cái chết được báo trước là một cách giải quyết hợp lý, là một sự báo ứng của luật nhân quả. Miêu tả cái chết của thằng Cốc, tác giả viết “Thằng Cốc bỗng giật nảy theo phương thẳng đứng. Nảy mạnh. Nảy cao (…) Nó rơi trở xuống khơng một tiếng kêu. Quằn quái. Vặn xoắn. Quẫy ùm ùm như một con cá mập mắc câu” [29, tr.23]. Lý do cái chết khơng ai có

43

thể đốn được? Cịn cái chết của thằng Bóp treo cổ trong phòng tắm và cái chết của thằng Phũ khi đuổi theo người phụ nữ để trả thù cho hai thằng bạn: “Thằng Phũ bật ra khỏi xe và quay tít, đầu quật vào một gốc cây vỡ toang, sọ lăn lơng lốc mấy vịng rồi nằm vắt mình trên miệng cống để ngỏ (…) Cả phần hộp sọ phía sau, ở trên gáy một chút, biến đi đâu mất, giống như một cái gáo dừa trống không” [29, tr.91-92]. Những chi tiết trên đặt ra vấn đề sự sống phải hợp với quy luật nhân quả. Hồ Anh Thái đã rung một tiếng chuông cảnh báo cõi người.

Nhìn chung, những chi tiết mà Hồ Anh Thái sử dụng trong tác phẩm đều có sức lột tả bản chất của nhân vật rất lớn. Qua chi tiết nghệ thuật, người đọc hiểu về nhân vật, từ đó hiểu được quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn ẩn trong nhân vật và những chi tiết đó. Tác phẩm của Hồ Anh Thái “ăm ắp chi tiết, đọc vừa sướng vừa lo (...) thành công mới của một Hồ Anh Thái tài năng đích thực và tâm huyết với nghề” [29, tr.327].

Tên nhân vật là một trong những yếu tố làm nên nhân vật, trong đó thể hiện những đặc điểm, tính cách của nhân vật. Khi nhà văn đặt tên cho nhân vật tức là đã có ý thức, có quan niệm về con người, nhất là đối với nhân vật “có vấn đề”. Có thể xem tên nhân vật là một hốn dụ, một ước lệ về chính nhân vật ấy. Ngoài những tên bình thường, những tên Ấn Độ và có những tên chỉ là những ký hiệu dành cho đối tượng của tác giả, còn có thể tìm thấy nhiều điều độc đáo, thú vị qua tên nhân vật của Hồ Anh Thái. Với tác phẩm này ta thấy với những nhân vật đại diện cho cái ác đều được tác giả đặt cho những cái tên nghe “rất” trắc: Cốc, Bóp, Phũ, Thế… Ngay cả những nhân vật không tên cũng được gọi bằng những đại từ nhân xưng vần trắc: gã, hắn, nó, thị. Trong khi đó, những nhân vật đại diện cho cái đẹp, cái cao thượng, cái thiện được tác giả trìu mến đặt cho những cái tên vần bằng: Miên, Giềng, Hoa, Hùng, Duy, Mai Trừng, Đông. Nhân vật Đông – nhân vật xưng “tôi” (lại là một đại từ thanh bằng) là một người bị sa ngã và đồng phạm với cái ác. Nhưng phần chủ yếu của tiểu thuyết là hành trình sám hối, hành trình hướng thiện của nhân vật xưng tơi, góp phần làm nên “tiếng chng cảnh báo” của tác giả.

44

buồn cười. Công rồi thành Cốc và chỉ cần “đọc chệch đi thì được một cái tên Mỹ - Cock. Cock là con gà trống, vừa có nghĩa là cái vật ngọ nguậy giữa đơi chân một gã trai. Cả hai nghĩa đều đúng với thằng Cốc” [29, tr.8]. Còn Bóp: “Chẳng phải ngẫu nhiên nó tên Bắc mà được lũ bạn đặt cho cái tên Tây là Bob. Dạo học ở trường trung cấp xây dựng, nó u một cơ bạn cùng lớp. Yêu thắm thiết (…) Cuồng nộ thì cũng ở mức tột cùng. Hễ khi nào lên cơn giận, hay là ghen, hay là tức, nó lại đuổi con bé người yêu chạy khắp trường (…) Đuổi cho kì được, bắt cho kì được, chẳng nói chẳng rằng, xơng vào bóp cổ (…) Nó bóp cổ người yêu đến lần thứ ba thì bị trường đuổi học” [29, tr.41-42].

Như vậy, tên gọi có vẻ trừu tượng nhưng đạt hiệu quả không hề thua kém việc khắc họa nhân vật qua ngoại hình hay qua ngôn ngữ. Và khả năng tự biểu hiện của những cái tên này rất cao, người đọc đã có thể hình dung được bản chất, đặc điểm nổi bật về tính cách, lối sống mà chưa cần đi sâu vào chi tiết hay hành động của nhân vật. Hồ Anh Thái đã có dụng ý xây dựng nhân vật có tính chất đại diện cho một loại người nào đấy trong xã hội, có sức khái qt rất lớn. Dường như ơng muốn xóa nhồ cá tính của từng nhân vật để chỉ ra đặc tính chung của một loại người. Từ đó nhà văn dẫn người đọc đi tới nhận thức về cuộc sống. Đây là một thủ pháp đắc địa được ơng sử dụng thành cơng. Đó là những con người sống hưởng thụ, sa đoạ, thể hiện sự nhố nhăng, lai tạp, nhiều thói xấu của đời sống hiện đại.

Một phần của tài liệu (Trang 41 - 44)