Xây dựng nhân vật mang yếu tố kì ảo

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 46)

CÕI NGƯỜI RUNG CHUÔNG TẬN THẾ

3.2.2. Xây dựng nhân vật mang yếu tố kì ảo

Nhân vật mang yếu tố kì ảo là những người trần mắt thịt có thực trong cuộc sống, hiện diện giữa cuộc đời phồn tạp và không ngừng trôi chảy. Nghĩa là tự thân nhân vật không thể tự tạo ra những điều kì lạ. Yếu tố kì ảo của nhân vật chủ yếu do ngoại cảnh và các lực lượng siêu nhiên bên ngoài đem lại. Nhà văn đã khắc họa chân dung, số phận, cuộc đời của những nhân vật này qua lăng kính kì ảo. Các nhân vật đã được pha trộn sự lạ lẫm, bất thường để giao lưu với yếu tố kì ảo.

Trong tác phẩm này, đó là hiện tượng của nhân vật Mai Trừng. Cũng giống như những con người trong đời thực, Mai Trừng cũng có những suy tư, trăn trở, có hạnh phúc, có khổ đau. Yếu tố kì ảo ở đây thể hiện ở số phận của nhân vật này: số

45

phận đi trừng trị cái ác. Lọt lòng mẹ giữa tiếng bom đạn ác liệt của chiến trường, Mai Trừng có “một vẻ đẹp định hình ngay từ lúc chào đời”, không như những đứa trẻ sơ sinh khác “lèo nhèo đỏ hỏn và nhăn nheo như khỉ, lông mày lông mi nhạt thếch” [29, tr.172]. Nhưng cũng chính từ lúc đó, cơ phải lãnh sứ mệnh đi trừng trị cái ác như ước nguyện của người mẹ trước lúc hi sinh: “Mai ngày cháu lớn, cháu sẽ đi trừng phạt những kẻ ác” [29, tr.174]. Càng lớn Mai Trừng càng hiểu ra ở mình có một nguồn điện chết người đối với những kẻ muốn gây điều ác. Một lần đọc sách nói về con cá đuối có nguồn điện, cơ đột ngột rùng mình tự phát hiện mình cũng giống con cá ấy. Mai Trừng trở thành thiên sứ có sức mạnh siêu nhiên trừng phạt cái ác. Lời nguyền đã bảo vệ Mai Trừng trước kẻ xấu nhưng cũng chính lời nguyền là rào cản ngăn cô đến với hạnh phúc, tình yêu. Duy là người đem đến cho Mai Trừng sự yêu thương và sưởi ấm lịng cơ. Mai Trừng đã yêu Duy bằng thứ tình yêu đầu đời trong trắng. Thế nhưng khi hai người chuẩn bị tiến tới “tan hồ trong nhau” thì: “Duy bỡng bật ngửa như bị xé ra rất mạnh. Toàn thân anh ưỡn lên, vặn vẹo như sắp bị bẻ gãy. Rồi anh co quắp lại tư thế một con tôm (…) Duy không kêu lên. Không rên rỉ. Anh cắn răng chịu đau đớn” [29, tr.210]. Đến lúc này thì Mai Trừng càng cảm thấy đau khổ hơn vì cái khả năng siêu nhiên của mình. Cuối cùng sự thức tỉnh nhân bản trong con người thúc đẩy Mai Trừng và Đơng làm cuộc hành trình xin “giải thiêng” để được làm một người bình thường. Yếu tố kì ảo này trở thành đầu mối trung tâm dẫn dắt diễn biến truyện với nhiều chi tiết, nhiều nhân vật xoay quanh, đặc biệt là sự đan xen các chi tiết kì ảo: chi tiết về ba cái chết bí hiểm của Cốc, Bóp, Phũ hay những giấc mơ của Mai Trừng được ứng nghiệm trên hành trình đi tìm mộ cha mẹ. Cuộc nói chuyện giữa Mai Trừng với hồn của cha mẹ cô là một trong những chi tiết thể hiện rõ nhất yếu tố kì ảo trong nhân vật này. “Con lạy cha, con lạy mẹ, cha mẹ hãy giải thoát cho con khỏi sứ mệnh đi trừng phạt cái ác (…) Gió thổi xao xác (…) Nhưng mẹ ơi, chừng nào còn cõi người thì cịn cái ác, cũng như cái thiện vậy thôi (…) Gió lại giận dữ thổi qua (…) Xin cha mẹ cho con trở về làm một đứa con gái bình thường. Con cũng muốn yêu và được yêu (…) Một tiếng gió âm trầm tràn qua (…) Hai luồng gió trầm ấm và thanh thanh cứ nối tiếp nhau

46

tràn qua. Con xin nghe theo lời cha mẹ (…) Con biết cha mẹ sẽ bằng lòng mà” [29, tr.222-223].

Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp kì ảo thể hiện nhu cầu nhận thức mới, một quan niệm nghệ thuật mới về con người của Hồ Anh Thái. Những nhân vật kì ảo cũng là một sự đối thoại chối từ quan niệm điển hình hố của chủ nghĩa hiện thực truyền thống. Ở đây, cái cá biệt, cái “phi nghệ thuật” mới là đặc điểm chính của nhân vật.

Trong văn xuôi thời kì đổi mới, đã có nhiều cây bút thể nghiệm và sử dụng thành cơng yếu tố kì ảo trong việc xây dựng nhân vật. Có thể kể tới Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… Cái kì ảo trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có những yếu tố từ huyền thoại, truyền kì, giả cổ tích, nhằm thực hiện ý đồ gián cách hiện thực, làm cho người đọc nửa tin nửa ngờ vào câu chuyện mà nhà văn tạo dựng cũng như những nhân vật trong đó. Với Nguyễn Bình Phương, thế giới phủ đầy huyền thoại, huyền thoại trong những lời đồn, huyền thoại như những điềm báo, phản chiếu hiện thực phi trật tự. Trong không gian mờ nhoè ấy trôi nổi nhiều kiếp người. Đó là những người điên, quái dị, đơn độc, bản năng, méo mó tự thân. Yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái liên quan tới cái nhìn nghệ thuật của nhà văn – cái nhìn riêng biệt, độc đáo, cái nhìn vừa thấm đẫm chất triết lý dân gian truyền thống, vừa có chiều sâu, bề rộng của triết học Phật giáo phương Đông. Bởi vậy, dù sử dụng bút pháp kì ảo để phản ánh một cách trần trụi cái xấu, cái ác nhưng tiểu thuyết Hồ Anh Thái khơng có những hình nhân dị biệt, điên khùng, Hồ Anh Thái luôn khao khát tìm kiếm ở con người nhiều điều tốt đẹp và ơng đã tìm thấy.

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 46)